CPTPP hấp dẫn như thế nào khiến Mỹ muốn quay lại?

Chuyện tương tự như “thẻ vàng EC” sẽ được giải quyết nhanh hơn ở CPTPP.
Chuyện tương tự như “thẻ vàng EC” sẽ được giải quyết nhanh hơn ở CPTPP.
(PLO) - Trước thông tin Mỹ đã chính thức đưa ra thông điệp sẽ quay lại với CPTPP, thì có thể thấy, đây thực sự là một hiệp định hấp dẫn. Phóng viên PLVN đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) để biết thêm về “sức hút” khiến Mỹ phải dự kiến thay đổi quyết định.

CPTPP là hiệp định có chất lượng cao với mọi thành viên

CPTPP được xem như một hiệp định có chất lượng nhất từ trước đến nay mà Việt Nam tham gia. Bà có thể cho biết khái quát, “chất lượng” này đến từ những điều khoản nào?

- Có lẽ sẽ rất khó để chỉ ra những điều khoản cụ thể nào của CPTPP làm nên tính “chất lượng cao” của Hiệp định này. Lý do là tất cả các điều khoản, các cam kết trong CPTPP đều có “chất lượng cao”, tất cả cùng tạo thành tính “chất lượng cao” của Hiệp định.

Trong các cam kết mở cửa thị trường, “chất lượng cao” thể hiện ở mức độ mở cửa mạnh hơn phần lớn các hiệp định mà ta đã ký. Về hàng hóa, CPTPP cam kết loại bỏ tới 87-100% số dòng thuế ở cuối lộ trình, mức cam kết mà chúng ta mới chỉ đạt được trong ASEAN. Về thị trường mua sắm công, CPTPP là FTA đầu tiên mà chúng ta có cam kết mở cửa khía cạnh quan trọng này cho nhà thầu nước ngoài.

Về dịch vụ, CPTPP mở cửa thị trường dịch vụ mạnh ở tất cả các nước thành viên, với Việt Nam thì các mức này cao hơn hẳn so với cam kết WTO và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây.

Trong các cam kết về thể chế hay quy tắc đằng sau đường biên giới, tính “chất lượng cao” thể hiện ở bản thân việc CPTPP đề cập tới các vấn đề mà xưa nay các FTA truyền thống không đề cập hoặc chỉ nêu rất mơ hồ, chung chung. Quan trọng hơn, về nội dung, các quy tắc này không chỉ là nhấn mạnh yêu cầu thực hiện đầy đủ các quy tắc WTO mà nhiều khía cạnh còn đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn WTO.

Với các đặc điểm này, CPTPP không chỉ là một Hiệp định có cam kết “chất lượng cao” với Việt Nam mà là với tất cả các thành viên CPTPP.

Để tận dụng được những điều khoản nêu trên, theo bà doanh nghiệp Việt sẽ phải có những bước đi như thế nào để có thể mang lại lợi ích lớn nhất từ những điều khoản đã cam kết?

- Tôi nghĩ với các FTA truyền thống trước đây, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp đã là rất lớn thì với CPTPP, một Hiệp định chất lượng cao như đã nói, thách thức sẽ còn lớn hơn.

Với CPTPP, cũng như với các FTA khác, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các cơ hội về thuế quan, các điều kiện về quy tắc xuất xứ, từ đó chuẩn bị điều chỉnh nguồn nguyên liệu, cách thức sản xuất, tìm kiếm khách hàng ở các thị trường này để được hưởng những lợi ích tốt nhất. 

Khác với nhiều FTA khác, CPTPP còn là câu chuyện thay đổi, điều chỉnh thể chế trong nước để tuân thủ cam kết tiêu chuẩn cao của CPTPP. Có những cam kết sẽ giúp doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, ví dụ các cam kết về tạo môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, cạnh tranh…Nhưng cũng có các cam kết sẽ khiến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bị đội lên hoặc giảm vị thế cạnh tranh, ví dụ các cam kết về lao động, về môi trường, về đối xử với nhà đầu tư nước ngoài… 

Tất cả những điều này tuy không lập tức tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp như thuế quan, nhưng lại ảnh hưởng tới tương lai kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Vì thế với CPTPP, các doanh nghiệp ngoài việc tự lo cho mình, còn phải chú ý để kết nối với nhau, với các Hiệp hội doanh nghiệp, để tham gia vào quá trình rà soát, sửa đổi chính sách pháp luật theo cam kết CPTPP sao cho cam kết vẫn phải tuân thủ đầy đủ, nhưng lại vẫn bảo đảm không gian lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập.

“Thẻ vàng kiểu EC” sẽ được giải quyết nhanh hơn trong CPTPP

Thời gian vừa qua, sự việc EC phạt “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam đã khiến mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn. Xin bà cho biết, trong các cam kết CPTPP, có những điều khoản nào mà doanh nghiệp Việt cũng như người dân Việt Nam cần tránh để không rơi vào tình huống tương tự? 

- Thực ra “thẻ vàng” mà Liên minh châu Âu áp đặt với hải sản khai thác ở biển của Việt Nam là một loại biện pháp rào cản kỹ thuật, mà ta hay biết tới dưới tên biện pháp rào cản kỹ thuật đối với thương mại (gọi tắt là biện pháp TBT). 

Theo WTO, các nước có quyền chủ động áp dụng các biện pháp TBT của mình, vì các lý do khác nhau (ví dụ ở đây là vì mục tiêu bảo vệ môi trường). Không có chuẩn quốc tế chung nào cả, miễn tuân thủ một số các yêu cầu về quy trình, ví dụ phải dựa trên căn cứ khoa học, phải lấy ý kiến đối tượng liên quan, phải có khoảng thời gian để doanh nghiệp nhận biết trước khi chính thức áp dụng…

Điểm mới đáng chú ý về về TBT ở CPTPP là có một số quy định về quy trình đánh giá sự phù hợp và một số cam kết về các nguyên tắc nhất định mà các nước phải tuân thủ khi ban hành các biện pháp TBT đối với 06 nhóm mặt hàng hẹp (là rượu vang và đồ uống chưng cất, công nghệ thông tin, dược/thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói và phụ gia).

Nếu xảy ra tình trạng tương tự, việc giải quyết ở CPTPP sẽ khác gì so với EC, thưa bà?

- Nếu xảy ra tình huống tương tự vụ “thẻ vàng” với một nước CPTPP, có thể quy trình xem xét khiếu nại của Việt Nam sẽ nhanh chóng và linh hoạt hơn. Nhưng quan trọng là mỗi nước thành viên CPTPP vẫn sẽ giữ quyền tự chủ trong ban hành các biện pháp TBT của mình. Vì vậy chúng ta khó có thể hy vọng rằng sau khi Hiệp định này có hiệu lực, các nước CPTPP sẽ không đưa ra các biện pháp TBT mới gây khó khăn cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu.

Do đó, cách thức tốt nhất vẫn là doanh nghiệp chủ động theo dõi các biện pháp TBT của các nước, có ý kiến tham gia khi họ đang soạn thảo, còn khi biện pháp TBT đã có hiệu lực thì chú ý tuân thủ đầy đủ. 

Cơ hội mở toang cửa thị trường Trung, Nam Mỹ

Rất nhiều ngành hàng xuất khẩu là thế mạnh của Việt Nam dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều từ CPTPP, như dệt may, thủy sản... Tuy nhiên, những thị trường trong CPTPP đều là những thị trường có đòi hỏi khá cao về chất lượng. Liệu chỉ trong một thời gian ngắn nữa khi CPTPP chính thức có hiệu lực, hàng hóa của chúng ta có thể thay đổi để đáp ứng chất lượng cho các thị trường này, thưa bà?

- Thực tế thì yêu cầu chất lượng của các thị trường CPTPP này cũng không cao hơn các thị trường EU, Hoa Kỳ bao nhiêu. Do đó, sức ép về chất lượng trực tiếp từ CPTPP không phải là quá đáng lo ngại với các doanh nghiệp xưa nay vẫn xuất khẩu đi các thị trường lớn này.

Vấn đề chỉ đặt ra với chất lượng khi chúng ta muốn tận dụng cơ hội từ CPTPP để số lượng doanh nghiệp có thể xuất khẩu vào các thị trường này nhiều hơn nữa hoặc để cạnh tranh hơn nữa với các đối thủ mạnh khác ở các thị trường này. Vì vậy, nâng cao chất lượng để cạnh tranh tốt hơn là việc cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng để tồn tại, phát triển và thu lợi nhuận. Đây cũng là cách thức bền vững và hiệu quả nhất để tận dụng các cơ hội từ các FTA như CPTPP.

Việt Nam có thể kỳ vọng nhiều vào những thị trường chưa từng tham gia bất kỳ một FTA nào với Việt Nam như Peru, Canada và Mexico? Và trước mắt,  doanh nghiệp Việt cần phải làm gì để có thể chinh phục và tận dụng những điều khoản đã cam kết với những thị trường mới nhất này? 

- Vâng, Canada, Peru và Mexico là 3 đối tác mà chúng ta chưa từng có FTA trong số 10 đối tác CPTPP. Điều này có nghĩa rằng, trước đây, ở 3 thị trường này hàng hóa xuất khẩu của chúng ta vẫn phải chịu thuế quan thông thường. Có CPTPP, chúng ta sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu vào các thị trường này.

Đây là điều kiện để hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn, ít nhất là về giá, ở các thị trường này so với trước khi có CPTPP. Ngoài ra, 3 thị trường châu Mỹ này khá lớn, yêu cầu đa dạng, hàng hóa phần lớn lại không cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam. Do đó, đây là cơ hội đáng kể để hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Trung và Nam Mỹ.

Tôi nghĩ cách thức để doanh nghiệp tận dụng cơ hội ở các thị trường mới hay các thị trường đã có FTA với Việt Nam cũng giống nhau. Đó là tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các cơ hội từ CPTPP để chủ động kết nối khách hàng, chủ động điều chỉnh nguồn nguyên liệu và sản xuất để tận dụng được ưu đãi thuế quan.

Cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.