Công ty cà phê bị tố 'vắt chanh bỏ vỏ' nông dân

Người dân dựng bạt trước cổng công ty cà phê Phước An.
Người dân dựng bạt trước cổng công ty cà phê Phước An.
(PLO) -Cho rằng phía Công ty TNHHMTV cà phê Phước An (xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) tự chấm dứt hợp đồng cũ, tự soạn thảo ra hợp đồng mới để “ép” mình, nhiều hộ dân đã kéo đến cổng công ty này, căng bạt ngủ qua đêm để phản đối việc mình bị mất quyền lợi.

“Bắt đền” công ty

Vừa qua, nhiều hộ dân tại xã Cư Né, huyện Krông Búk đã đem theo chăn chiếu, nồi niêu rồi kéo đến trước trụ sở công ty cà phê Phước An, căng bạt ở lại nhiều ngày đêm liền để phản đối việc công ty này vi phạm hợp đồng, làm mất quyền lợi của các hộ liên doanh sản xuất cà phê. 

Theo trình bày của bà con, vào năm 1995, Phước An đã ký Hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh cà phê với 113 hộ dân tại thôn Ea Nguôi, xã Cư Né, Krông Búk. Thời hạn thể hiện trong hợp đồng liên kết là 25 năm (từ năm 1995 - 2020).

Phần đầu tư được chia với tỉ lệ công ty 60%, hộ liên kết 40%. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, tài sản còn lại trên đất mỗi bên được hưởng chia đều (50%-50%). Sản phẩm ăn chia được tính tương đương như phần đầu tư trong hợp đồng đã ký kết.

Tuy nhiên, đến năm 2004 công ty này bị cho là đã “tùy tiện” thay đổi hợp đồng mà không có sự thỏa thuận hay bàn bạc với người dân.

Hơn thế, những nội dung trong hợp đồng lần này hoàn toàn có lợi cho phía công ty vì sau khi kết thúc hợp đồng, người dân không được hưởng 50% giá trị tài sản trên đất như lúc đầu. Điều vô lý là khi tiến hành lập hợp đồng mới, phía công ty cũng không hủy hợp đồng cũ đã lập trước đó.  

Chị Nguyễn Thị Thu (SN 1970, xã Cư Né) trình bày: “Hợp đồng cũ là “Liên kết sản xuất sản phẩm cà phê”, hợp đồng mới có tên là “Giao-nhận khoán vườn cây cà phê”. Việc công ty lập ra hợp đồng mới không thông qua ý kiến người dân, khiến bà con phải chịu rất nhiều thiệt thòi”. 

Cũng theo lời chị Thu, nội dung về sản lượng cà phê phải nộp trong hợp đồng 2004 còn cao hơn năm 1995. Thế nhưng lượng đầu tư phân bón lại giảm và phần thuốc sâu thì cắt hẳn.

Về sau, công ty cà phê Phước An còn tiếp tục thay đổi nội dung trong bản hợp đồng vào năm 2011 và 2014 mà người dân không được tham gia bàn bạc hay thỏa thuận. Bên cạnh đó, một số hộ dân liên kết phản ánh rằng, Công ty này còn tự ý giả mạo chữ ký của họ để hợp thức hóa các bản hợp đồng này.

Ông Y Ku Niê (SN 1959, xã Cư Né) trình bày: “Năm 2004, người dân chúng tôi không được thảo luận, bàn bạc về hợp đồng. Mọi thứ đều do phía công ty soạn ra, khi gặp người dân đâu thì đưa đó. Người phía công ty còn dọa rằng, nếu không ký vào thì sẽ thu lại lô, không cấp phân bón… để gây áp lực. Họ làm như vậy là không đúng, ép dân đủ điều”. 

Người dân còn phản ánh thêm, vào vụ cà phê năm 2015, hạn hán gay gắt, nhiều hộ dân thiếu nước tưới nhưng phía công ty chậm hỗ trợ, khiến hoa cà phê bị cháy, mùa màng thất bát. Dù vậy, phía công ty vẫn tính tiền vượt sản lượng 3%, gây rất nhiều bức xúc trong lòng dân.

Nhận thấy quyền lợi của mình bị thiệt thòi, bà con đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương, mong mỏi được xem xét một cách thỏa đáng. 

“Vắt chanh bỏ vỏ”

Trong cuộc đối thoại vào ngày 24/2/2016 giữa người dân và lãnh đạo công ty cà phê Phước An, các hộ dân bày tỏ nguyện vọng phía công ty phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo hợp đồng năm 1995.

Đồng thời, bà con đưa ra yêu cầu phải làm rõ việc phía công ty cắt đất, nói để làm sân bóng, làm vườn thực nghiệm, nhưng sau đó lại phân lô bán cho các cá nhân. 

Trả lời người dân trong buổi đối thoại này, ông Hồ Sỹ Trung - Giám đốc công ty cho rằng, vào năm 2004, sau khi công ty tổ chức hội nghị công nhân viên chức đã thống nhất thu hồi hợp đồng năm 1995.

Trên cơ sở đó, công ty lập lại hợp đồng năm 2004 theo luật doanh nghiệp, theo nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. Các hộ dân đã nhận hợp đồng, đã thống nhất các nội dung trong đó. 

Nói về việc thu tiền vượt sản lượng 3%, công ty cho rằng thực hiện để nộp vào quỹ bảo hiểm vườn cây theo quy định của pháp luật. Về nội dung tưới nước, ông Trung cho rằng, phía công ty đã thực hiện theo đúng quy trình kĩ thuật.

Một số điểm bị ảnh hưởng của hạn hán dẫn đến mất mùa, phía công ty đã xem xét để giảm sản lượng thu - chi. Về việc bán đất thanh lý, vị giám đốc giải thích, phía công ty thực hiện theo chủ trương của UBND tỉnh.

Công ty thực hiện thu hồi một số diện tích để bàn giao cho địa phương. Trong đó, nhiều hộ dân nhận khoán cũng được mua thanh lý. Phía công ty hoàn toàn không lợi dụng việc này để thu lợi cho cá nhân. 

Người dân tiếp tục thắc mắc về việc phía công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng năm 1995 nhưng không thông báo. Sau đó lại thảo ra hợp đồng năm 2004 rồi đưa dân ký là chưa công bằng, chưa khách quan.

Bên cạnh đó, một số hộ nhận đất nhưng chẳng có hợp đồng mới. Trả lời vấn đề này, vị giám đốc chỉ nói chung chung là hợp đồng 1995 không còn giá trị. Hiện tại chỉ có hợp đồng năm 2004 và 2014 mới có hiệu lực. Việc giao hợp đồng chậm cho dân là lỗi do phía công ty và đã khắc phục. 

Không đồng ý với câu trả lời chung chung này, ông Thân Trọng Cần phát biểu rằng, phía công ty không trả lời đúng trọng tâm, chưa rõ ràng tất cả các câu hỏi của người dân.

Bởi vậy, người này đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra lại những nội dung bà con phản ánh trong buổi đối thoại để đảm bảo quyền lợi cho họ. 

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Phạm Đăng Khanh - Trưởng ban dân vận huyện Krông Pắk cho rằng, người dân và công ty chưa tìm được tiếng nói chung. Bởi vậy, ông đề nghị phía công ty nên có thiện chí để đi đến thống nhất với người dân.

Trên cơ sở những ý kiến của bà con đóng góp, công ty nên rà soát lại, nếu ý kiến nào xác đáng, thiết thực thì nên giải quyết cho người dân. 

Trao đổi với XLPL về vụ việc trên, ông Y Ku-người đại diện cho các hộ dân chia sẻ: “Chúng tôi thật sự rất thất vọng vì phía công ty làm việc kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”. Bà con chúng tôi ai cũng cực khổ, ngày trước phải khai hoang, cuốc hố, trồng cây, chăm bón… mới có được rẫy cà phê.

Ban đầu, công ty đã làm hợp đồng rất tử tế, trong đó đã ưu tiên cho bà con nhiều quyền lợi. Thế nhưng không hiểu sao công ty lại lập ra hợp đồng mới mà chẳng thu hợp đồng cũ, cũng chẳng có văn bản thông báo cho chúng tôi.

Mong sao phía công ty xem xét lại, đồng thời các cơ quan có thẩm quyền cũng rà soát, kiểm tra lại những nội dung bà con phản ánh để có cách xử lý khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người dân”. 

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn tại cuộc Họp báo (ảnh:Tạp chí Thuế)

Dự kiến ngày 1/4 tới hệ thống VNDirect sẽ hoạt động bình thường

(PLVN) - Thông tin vừa được ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết tại cuộc họp báo quý I/2024 của Bộ Tài chính chiều 29/3. Hiện tại, tất cả tài khoản chứng khoán của khách hàng đều được đảm bảo, khách hàng đã kiểm tra được số dư tài khoản.

Đọc thêm

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.
(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.