Công nghệ nghiền tái chế phế thải xây dựng: Nguy cơ đắp chiếu vì doanh nghiệp không mặn mà

Công nghệ xử lý chất thải rắn lần đầu tiên áp dụng Việt Nam
Công nghệ xử lý chất thải rắn lần đầu tiên áp dụng Việt Nam
(PLO) - Chiếm 20 đến 25% chất thải sinh hoạt, nhưng việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng (CTRXD) chưa thực sự hiệu quả, tình trạng đổ trộm phế thải từ xây dựng diễn ra phổ biến. Hiện 3 đơn vị nhập dây chuyền nghiền CTRXD theo công nghệ của Đức đứng trước nguy cơ thất nghiệp bởi nhiều lý do…

Bãi đổ chất thải rắn quá tải ở Hà Nội quá tải

Theo thống kê sơ bộ của UBND TP Hà Nội, lượng CTRXD mỗi ngày lên tới khoảng 2.000 tấn, chưa kể phát sinh từ những dự án giao thông xây dựng trong dân sinh. Năm 2011, UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt chủ trương lập 14 điểm tập kết, xử lý CTRXD chung cho toàn TP, tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có quỹ đất để bố trí thực hiện.

TP hiện chỉ có 4 bãi đổ CTRXD chủ yếu xử lý bằng biện pháp chôn lấp là Nguyên Khê, Vân Nội (huyện Đông Anh), Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) và Dương Liễu (huyện Hoài Đức), không đủ để tiếp nhận khối lượng CTRXD ngày càng tăng. Hiện các bãi này đã quá tải không thể đáp ứng được nhu cầu xử lý CTRXD của TP. Không có điểm tập kết, xử lý, lượng chất thải này đang dần trở thành một vấn nạn của Thủ đô. 

Thông tư 08/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định về quản lý CTRXD quy định, chất thải rắn trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh. Bao gồm chất thải rắn có khả năng tái chế được; chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác; chất thải không tái chế, tái sử dụng được và phải đem đi chôn lấp.

Thế nhưng, nhiều chủ đầu tư công trình xây dựng cũng tìm mọi cách để giảm chi phí xử lý chất thải bằng cách đổ trộm trên đường, xuống các ao hồ, bãi đất trống, lòng lề đường. Việc làm này là một trong những nguyên nhân khiến ao hồ Hà Nội mất dần, gây ra nhiều hệ lụy như ô nhiễm, bụi bẩn, tai nạn giao thông… ảnh hưởng tới cảnh quan TP, gây bức xúc trong dư luận.

Đột phá trong tái chế phế thải xây dựng 

Hà Nội đã có 3 đơn vị nhập dây chuyền nghiền CTRXD RM70GO theo công nghệ của Đức. Việc xử lý chất thải rắn được thực hiện bằng thiết bị công nghệ hiện đại, với công suất 120-250 tấn/giờ. Điều đặc biệt là công nghệ hiện đại này cho phép nghiền được các khối bê tông có kích cỡ tới 60x80cm và tự động phân loại sắt, thép ra khỏi bê tông.

Ngoài ra, máy có thể sàng lọc các loại vật liệu từ cát mịn đến hạt cỡ 3x4cm. Các hạt thành phẩm có thể sử dụng ngay sau khi phân loại với các mục đích như trở thành vật liệu cấp phối xây dựng, cốt liệu tái chế hoặc vật liệu san lấp mặt bằng, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của TP, tiết kiệm quỹ đất, giảm thiểu chôn lấp, đồng thời tái chế thành các vật liệu xây dựng, hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Công nghệ xử lý chất thải rắn từ công trình xây dựng bị phá bỏ được áp dụng tại Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn về bảo đảm môi trường theo tiêu chuẩn EU6 (Việt Nam đang áp dụng tiêu chuẩn EU4). Với lượng CTRXD hiện nay, TP Hà Nội chỉ cần 5 dây chuyền hoạt động liên tục là có thể xử lý hoàn toàn lượng rác thải vật liệu xây dựng phát sinh trên địa bàn TP Hà Nội.

Ưu thế của máy là nhỏ gọn, khối lượng khoảng 20 tấn, có thể di chuyển đến tận công trình; máy chỉ cần tối thiểu một người điều khiển để vận hành tốt. Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ nghiền phế thải, tạo thành sản phẩm phục vụ xây dựng đã đáp ứng được một số tiêu chí chính như tiết kiệm chi phí, thời gian, quỹ đất để xử lý chất thải; đồng thời bảo đảm được vệ sinh môi trường.

Thành phẩm sau khi nghiền chất thải xây dựng có thể sử dụng thay cho cát đen hoặc đá dăm cấp phối dùng trong khâu trải nền đường. Giá thành một khối cát đen hiện nay khoảng 55.000-60.000 đồng, chưa kể chi phí vận chuyển; trong khi giá thành một khối vật liệu thay thế có được từ công nghệ nghiền phế thải thấp hơn từ 20-30%.

Tuy nhiên, do chưa có chế tài bắt buộc chủ đầu tư các công trình xây dựng phải có phương án xử lý phế thải xây dựng (PTXD), nên các DN nhập khẩu máy nghiền phế thải đứng trước nguy cơ không có việc làm. Hiện Công ty cổ phần (CTCP) Dịch vụ sản xuất Toàn Cầu đã phối hợp với CTCP Đầu tư Văn Phú - Invest áp dụng công nghệ nghiền, tái chế CTRXD trong việc phá dỡ 4 tòa nhà từ 3 - 7 tầng để thực hiện Dự án Khu nhà ở hỗn hợp Grandeur Place - Giảng Võ do Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư. CTCP Xử lý chất thải xây dựng và Đầu tư phát triển môi trường Hà Nội đưa vào vận hành một dây chuyền tại khu tiếp nhận và xử lý ngoài bãi sông Hồng (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai) từ tháng 11/2017.

Đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận, xử lý khoảng 13.000m3 PTXD tại dự án mở rộng đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động); dự án mở rộng Vành đai 3 (đoạn từ nút giao Mai Dịch đến Nam cầu Thăng Long) do UBND quận Bắc Từ Liêm làm đại diện chủ đầu tư. Hiện mới chỉ có hai chủ đầu tư (nêu trên) ký hợp đồng với công ty để xử lý khối lượng PTXD.

Lý do các chủ đầu tư chưa thực sự hợp tác là bởi còn thiếu cơ sở để đưa giá xử lý PTXD vào chi phí dự án. Do đó, các chủ đầu tư, chủ nguồn thải thường ký hợp đồng khoán trọn gói 3 khâu “phá dỡ - vận chuyển - xử lý” với nhà thầu thi công, không quan tâm đến địa điểm xử lý chất thải xây dựng có đúng quy định hay không. 

Nên sớm ban hành khung giá dịch vụ 

Để các DN đầu tư và vận hành hiệu quả thiết bị, công nghệ nghiền để tái chế PTXD, mang lại lợi ích kép về kinh tế cũng như môi trường, các DN cho rằng TP Hà Nội cần nhanh chóng ban hành khung giá dịch vụ xử lý CTRXD theo công nghệ nghiền làm căn cứ để các chủ đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách đưa vào chi phí lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ký kết hợp đồng với các đơn vị có chức năng xử lý PTXD.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng, chính quyền các quận, huyện trước khi cấp phép xây dựng, phê duyệt nguồn vốn và dự toán các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn TP khi thẩm định hồ sơ cần yêu cầu các chủ đầu tư phải nêu rõ khối lượng CTRXD phát sinh cần xử lý, công nghệ xử lý và có chế tài giám sát việc chấp hành (nhất là các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách). Đặc biệt, lực lượng thanh tra xây dựng chuyên ngành, cảnh sát môi trường tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, xử lý PTXD trên địa bàn TP. 

Ngày 29/8/2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp tục có chỉ đạo các quận, huyện khi phá dỡ các công trình lớn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn phải đề nghị các chủ đầu tư triển khai sử dụng công nghệ tái chế PTXD bằng phương pháp nghiền. Thời gian tới, TP sẽ bố trí 3 vị trí làm trạm trung chuyển tạm thời đặt thiết bị nghiền, tái chế PTXD gồm: Bãi đổ bùn Yên Sở, quận Hoàng Mai; Phần lõi khu đất 6,5ha tại nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3; Đảo giao thông tại nút giao Quốc lộ 5 với đường Vành đai 3. 

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi.