Công lý phải được thực thi

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Hơn hai mươi năm trước, khách sạn Hữu Nghị được nhiều người biết đến như là một điểm sáng của du lịch Thủ đô. Rồi những năm đầu thế kỷ này, không cạnh tranh nổi với thị trường khách sạn này dần dần để mất vị thế vốn có của mình. Khách sạn được cổ phần hóa trở thành Công ty Cổ phần Hữu Nghị, một số cổ đông ngán ngẩm với sự thua lỗ, bán đi cổ phần của mình.

Song, dưới bàn tay chèo lái của những người lãnh đạo mới, Công ty lại ăn nên làm ra và các cổ đông cũ đã làm một cuộc “đảo chính” gây ra sự tranh chấp trong nội bộ Công ty. Chính quyền thành phố đã kịp can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính để ủng hộ Hội đồng quản trị mới, sau đó, xảy ra vụ án “tranh chấp con dấu” do Công an khởi tố năm 2005. Vụ án này đã bỏ lửng từ năm đó vì chẳng tìm được ai là thủ phạm và bị hại, cùng với sự bỏ lửng này thân phận, quyền lợi của một số cổ đông cũng bị bỏ lửng theo.

Hơn 10 năm trời khiếu nại, đề nghị, đòi hỏi nhưng tất cả các nỗ lực đó không thu lại kết quả gì vì nhà chức trách giữ một thái độ im lặng khó hiểu. Hai lần Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xem xét lại vụ án, đại biểu Quốc hội lên tiếng, báo chí vào cuộc tìm hiểu và phanh phui sự thật,... nhưng tất cả chìm vào vô vọng.

Câu chuyện này phản ảnh rất rõ nét bức tranh quản lý xã hội của chúng ta với những “bước đi” điển hình: Một quan hệ dân sự đơn thuần bị hành chính hóa, rồi bị hình sự hóa, rồi treo đó, một biểu tượng của tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, chỉ đạo từ Chính phủ cũng bị phớt lờ.

Hai lần chỉ đạo đó đều của ông Nguyễn Xuân Phúc, lúc đó giữ chức Phó Thủ tướng. Mới đây nhất, người kế nhiệm cương vị ông là Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo xem xét và giải quyết dứt điểm vụ việc này. Liệu các cơ quan chức năng ở Hà Nội có nghe không thì chưa biết, song có thể tin tưởng rằng chuyện này sẽ không còn chìm trong bóng tối, khi người ta đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm!

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.