Chuyên gia Nhật “bắt tay” tăng giá trị nông nghiệp Việt

Nhật Bản đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam mang theo công nghệ sản xuất tiên tiến
Nhật Bản đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam mang theo công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLO) - Chuyên gia Nhật Bản Watanabe Kazuhiro đánh giá mặc dù là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhưng do tồn tại các vấn đề như năng suất và chất lượng còn thấp, cơ chế lưu thông của chuỗi cung ứng lạnh chưa hoàn thiện nên nông nghiệp chưa thể phát huy hết tiềm năng của ngành này. 

3 vấn đề của nông nghiệp Việt

Trong quá trình triển khai tầm nhìn trung và dài hạn hợp tác nông nghiệp Việt –Nhật, ông Watanabe Kazuhiro, đại diện Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản cho rằng, việc xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm gồm các khâu từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến, lưu thông, tiêu thụ là giải pháp hết sức quan trọng để nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy hết tiềm năng sẵn có. 

Khảo sát của phía Nhật Bản cho thấy, ở Việt Nam, quy mô vườn ruộng sản xuất nhỏ, phân tán, bình quân một hộ gia đình chỉ có 0,62ha. Quá trình sản xuất sử dụng không đúng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, có xu hướng coi trọng số lượng hơn chất lượng. Và tỷ lệ phổ biến rau quả an toàn thấp, tỷ lệ phổ biến rau VietGAP chỉ là 0,24%. 

Ở khâu chế biến thực phẩm và phát triển sản phẩm, ý thức về việc nâng cao giá trị gia tăng thông qua việc lựa chọn và phân loại sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Địa điểm sản xuất cách xa cơ sở chế biến thực phẩm, dẫn đến làm giảm chất lượng của rau tươi và bị tổn thất. Trong khi đó, ở khâu lưu thông, thị trường bán lẻ chưa phát triển, hình thức thông ở nhiệt độ thường là chủ yếu, tỷ lệ hủy bỏ do sản phẩm giảm độ tươi ngon cao. Thiếu kho lạnh, xe lạnh, quản lý vệ sinh thực phẩm đang trong quá trình phát triển. 

3 vấn đề của nông nghiệp Việt cần cải thiện gồm: nâng cao năng suất, giá trị gia tăng; chế biến thực phẩm, phát triển sản phẩm; và cải thiện lưu thông, dây chuyền lạnh được phía Nhật Bản xác định là những trọng tâm sẽ cùng Việt Nam cùng giải quyết trong giai đoạn 2015-2019. 

Người Nhật nói là làm. 4 địa phương mà người phía bạn đã “bắt tay” để đầu tư, hợp tác cùng Việt Nam là: Nghệ An, Lâm Đồng, Hà Nội và TP HCM. Nếu như Nghệ An được phía Nhật chọn là nơi xây dựng thí điểm cho việc nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, Lâm Đồng được chọn là điểm chế biến thực phẩm, phát triển sản phẩm đỉnh cao thì Hà Nội và TP HCM, 2 trung tâm kinh tế này được lựa để cải thiện năng lực lưu thông hàng hóa, phát triển dây chuyền lạnh.

Ông Watanabe Kazuhiro cho hay, ở Nghệ An việc nâng cao năng suất, giá trị gia tăng thông qua việc nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng cơ chế sản xuất, canh tác hoa màu an toàn, nâng cao năng suất trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp.

Tại Lâm Đồng, sẽ sản xuất nông sản có giá trị cao thích ứng với nhu cầu trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm, cơ sở lựa chọn, đầu mối thu gom. Ngoài ra, kết hợp tốt giữa du lịch và nông nghiệp, xem xét và tiến tới xây dựng cụm sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ chế lưu thông để đảm bảo chất lượng hàng nông sản. 

Theo vị này, nguồn lực đầu tư của Nhật Bản vào Hà Nội, TP HCM là để thúc đẩy đầu tư của khối tư nhân vào xây dựng kho đông lạnh và các hệ thống lưu thông ở nhiệt độ thấp. Đồng thời có cơ chế quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo tính minh bạch khi áp dụng. 

Kêu gọi doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam 

Cơ hội hợp tác và đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng, bởi thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc, từ 8,6 tỷ USD trong năm 2005 lên trên 30 tỷ USD năm 2014, bình quân trên 20%/năm. 

Thế nhưng tính đến năm 2015, vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản mới chỉ đạt hơn 230 triệu đô la, với hơn 30 dự án đã và đang được triển khai. Theo ông Trần Kim Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT Việt Nam), cơ hội hợp tác và đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao nếu có cách đi đúng hướng, tìm hiểu kỹ thị trường, kinh doanh chắc chắn và làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ông Atsusuke Kawada từ Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội cập nhật, hiện nay trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam tăng lên 41 dự án tại các tỉnh như Lâm Đồng, Đà Nẵng, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh… vào một số ngành như trồng thảo dược, sản xuất nấm, trồng dâu tây, nuôi bò, nuôi tôm. 

Nhiều chuyên gia nhận định, đầu tư FDI vào nông nghiệp, bao gồm cả đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 1,1% tổng đầu tư FDI vào Việt Nam. Đây là con số rất nhỏ so với đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP cả nước, khoảng hơn 30%. 

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn (Ipsard), gợi ý một số lĩnh vực tiềm năng mà các doanh nghiệp Nhật Bản nên đầu tư vào nông nghiệp như đầu tư trực tiếp vào các ngành công nghiệp sản xuất vật tư đầu vào, công nghiệp phụ trợ, chế biến tinh, chế biến phụ phẩm cho nông nghiệp; đầu tư phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp (công nghệ sinh học, công nghệ cơ khí, công nghệ bảo quản và chế biến…). 

Cũng theo ông Tuấn, các doanh nghiệp Nhật Bản còn có thể liên kết với doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cánh đồng lớn, liên kết với nông dân, hợp tác xã, xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh và thương hiệu cho thị trường trong và ngoài nước. 

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Đọc thêm

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.