Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS): Vì sao Việt Nam chưa có lộ trình áp dụng?

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Hội thảo
(PLVN) - Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong số 7% các quốc gia và vùng lãnh thổ “chưa có ý kiến gì” về việc áp dụng IFRS.

Tại Hội thảo “Thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế  IFRS tại Việt Nam” do Bộ Tài chính phối hợp với JICA tổ chức mới đây, ông Trịnh Đức Vinh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán Kiểm toán (Bộ Tài chính) ví von Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) “như bản xét nghiệm máu của vài năm trước nhưng lại dùng để đánh giá sức khỏe hiện tại”.

Được ban hành cách đây 14 năm, mặc dù đã có 26 chuẩn mực, trong đó có chọn lọc các quy định theo chuẩn mực quốc tế nhưng so với chuẩn mực quốc tế, VAS còn thiếu khoảng 17 chuẩn mực như chuẩn mực về nông nghiệp, thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản, về tổn thất tài sản, giá trị hợp lý... 

Không theo chuẩn quốc tế khiến báo cáo tài chính (BCTC) của DN hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác, hoặc dù có đầy đủ và viết cả bằng tiếng Anh thì nhà đầu tư nước ngoài đọc cũng không hiểu, còn DN thì luôn gặp khó trong công tác kế toán. 

Đơn cử như nhiều tài sản nhanh chóng lạc hậu do thay đổi công nghệ nhưng chưa được ghi nhận tổn thất khiến tài sản bị đánh giá cao hơn giá trị có thể thu hồi làm giảm khả năng bảo toàn vốn. VAS chưa có hướng dẫn, yêu cầu cụ thể về thuyết minh các thông tin rủi ro mà DN có thể gặp phải, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh tế của các nhà đầu tư. Do chưa ban hành một số chuẩn mực kế toán nên không ít giao dịch của nền kinh tế thị trường chưa có căn cứ để ghi nhận, như các giao dịch thanh toán bằng cổ phiếu, ghi nhận tổn thất tài sản…

Nếu áp dụng IFRS, chất lượng BCTC của DN sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản lý, điều hành, đầu tư; BCTC của DN Việt Nam có thể so sánh được với các DN khác trên thế giới, giúp người sử dụng BCTC có thể so sánh tình hình và kết quả tài chính của các DN giữa các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng hơn, giúp các DN Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.  

Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán tài chính, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lao động có chuyên môn hoặc cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới của các DN Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI, giảm bớt chi phí cho các DN FDI; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đàm phán quốc tế về kinh tế, tài chính...

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc áp dụng IFRS không dễ khi thị trường vốn, thị trường tài chính trong nước chưa phát triển đủ mạnh, một số công cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi nên hầu hết các DN chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán các nội dung kinh tế liên quan do đó không phải lúc nào cũng có thể cung cấp thông tin về giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy.

Ngoài ra, một số DN (trong đó có DN Nhà nước) khó có thể áp dụng và đáp ứng yêu cầu của IFRS khi nhiều DN Nhà nước là công ty mẹ của các đơn vị có lợi ích công chúng; Thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS, đại bộ phận kế toán viên đều chưa được đào tạo về IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng còn hạn chế, nhiều DN có tâm lý ngại thay đổi. IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện nhiều đánh giá, ngôn ngữ cũng là một rào cản lớn, nhất là IFRS cần phải được dịch nguyên mẫu từ tiếng Anh sang tiếng Việt...

Theo thống kê của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), tính đến nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) đã tuyên bố về việc cho phép áp dụng IFRS. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Việt Nam hiện nay là một trong số ít các quốc gia chưa có tuyên bố về việc áp dụng IFRS.

“Để phát triển kinh tế xã hội bền vững, bao trùm thì yêu cầu minh bạch hóa, từng bước thực hiện IFRS với BCTC là cần thiết. Chính phủ cũng đã quyết năm 2019 Bộ Tài chính phải trình Chính phủ đề án thực hiện IFRS tại Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết. 

Từ năm 2017, Bộ Tài chính đã thành lập ban chỉ đạo soạn thảo và ban biên tập đề án về lộ trình và kế hoạch thực hiện IFRS. Dự thảo đề án đã được tham vấn các tổ chức quốc tế, đã "cơ bản thống nhất trong Bộ Tài chính", đang làm thủ tục để lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, đơn vị liên quan. 

Theo kinh nghiệm quốc tế về lộ trình thực hiện,  hiệu lực áp dụng chuẩn mực IFRS tại quốc gia mình là từ 2-3 năm sau khi công bố bản dịch chuẩn mực hoặc công bố lộ trình áp dụng IFRS để các DN tại quốc gia đó có thời gian chuẩn bị...

Đọc thêm

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.