Chủ tịch TKV lần đầu hé lộ nguyên nhân nằm kho 12 triệu tấn “vàng đen”

 Chủ tịch Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn: “Tôi đã có 2 năm ướt áo trong hầm lò nên tường tận về than”
Chủ tịch Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn: “Tôi đã có 2 năm ướt áo trong hầm lò nên tường tận về than”
(PLO) - Sau nhiều ý kiến được cho là không “thuận chiều” với quan điểm của ngành Than về nguyên nhân dẫn tới việc than “múc” lên không bán được, gây tồn đọng hơn 11 triệu tấn, mới đây, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Minh Chuẩn đã chính thức lên tiếng phản hồi vấn đề này.

Trước đó, trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên PLVN, một cựu quan chức của TKV đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại mà theo vị này chính  là nguyên nhân dẫn tới việc hàng chục triệu tấn “vàng đen” đang bị tồn kho, cụ thể là: “Quản lý Nhà nước về sản phẩm than bị buông lỏng”, ngành Than chỉ biết “sản xuất ra cái mình có”, thậm chí vị này còn chỉ trích “than tồn đọng như hiện nay còn do gian lận”...

Tồn kho theo... định mức Nhà nước giao

Xung quanh vấn đề nói trên, trao đổi với PLVN, người đứng đầu Tập đoàn TKV khẳng định: “Ngành Than lúc nào cũng có lượng than tồn kho dự trữ để đảm bảo an toàn năng lượng Quốc gia. Đấy là định mức tồn kho, được Nhà nước giao, và ngành Than phải đảm bảo được định mức an toàn.”.

Cũng theo ông Chuẩn, định mức tồn kho của ngành Than là từ 8 - 9 triệu tấn. Định mức này có thể thay đổi theo từng thời kỳ - mùa mưa thì tăng lên, mùa khô thì giảm xuống. Tính đến tháng 7 năm nay, số than tồn kho là khoảng 11,2  triệu tấn. Còn con số 12 triệu tấn là tính chung cả lượng tồn kho của Tổng Công ty Đông Bắc (Bộ Quốc phòng). Công ty này hiện tồn khoảng 700 ngàn tấn.

“Than tồn kho có hai loại đó là than sạch và than bán thành phẩm, tức là than chưa được làm sạch, chưa được chế biến. Than bán thành phẩm chiếm gần 2 triệu tấn trong tổng số tồn kho gần 12 triệu tấn của ngành Than. Như vậy, lượng than tồn kho hiện nay cao hơn mức than tồn kho định mức gần 4 triệu tấn. Và trong 4 triệu tấn này, thì khoảng một nửa là than bán thành phẩm.”, ông Lê Minh Chuẩn giải thích.

Nhưng thưa ông, theo dư luận trong đó có ý kiến của những người được cho là có hiểu biết về lĩnh vực than và khoáng sản thì lại nói rằng “than tồn kho chủ yếu là than xấu, không bán được nên mới tồn”?

- Dư luận nói vậy là chưa chính xác, chưa hiểu về bản chất của than tồn. Tôi xin nói lại, trong than tồn kho của TKV có than cám tiêu chuẩn và than cục tiêu  chuẩn. Đây là những loại than sẵn sàng cho nhu cầu của thị trường.

TKV cho rằng, các điều hành xuất - nhập than như hiện nay khiến công nhân ngành này "đói" việc
TKV cho rằng, các điều hành xuất - nhập than như hiện nay khiến công nhân ngành này "đói" việc

Hơn nữa, về chuyên ngành, người ta không nói là than xấu hay than tốt mà nói chuẩn xác phải là than có nhiệt năng thấp hay nhiệt năng cao.

Than dùng cho nhiệt điện trong kho của TKV có những loại nhiệt năng  từ 5.800 đến nhiệt năng 6.200. Thậm chí, có loại than có lượng nhiệt năng khoảng 4.800 đến 5.000.

Tạo việc làm cho lao động nước ngoài?

Như ông vừa nói, thì nhưng giải thích xung quanh việc tồn than nói trên là chưa chính xác, chưa thực sự tường tận về ngành Than? Vậy, theo ông đâu là nguyên nhân chính gây tồn đọng một lúc tới 12 triệu tấn khiến dư luận và công luận quan tâm bàn luận nhiều trong thời gian qua?

- Nguyên nhân rất cơ bản đó là sự điều hành về năng lượng ở tầm Quốc gia đang chưa đúng với quy hoạch. Ví dụ, theo đúng quy hoạch, thì năm nay Việt Nam chỉ nhập 1,5 triệu tấn than. Ở một số nước khác thì lại đang muốn xuất khẩu than với số lượng lớn để cứu ngành công nghiệp mỏ của họ.

Trong khi đó, chúng ta lại cho phép rất nhiều nhà nhập khẩu than về  trong nước (khoảng gần 50 đầu mối được phép nhập). Theo tôi biết, trong 9 tháng đầu năm nay, con số nhập khẩu than là khoảng 10 triệu tấn - vượt xa so với con số quy hoạch nói trên.

Nhu cầu tiêu thụ than chỉ tăng lên khoảng 10 đến 15%, nhưng lượng than nhập về quá lớn. Kế hoạch của ngành năm nay được sản xuất 39 triệu tấn than nguyên khai, nhưng nếu đã có kế hoạch cho nhập khẩu như đã nói ở trên, thì trong điều hành, Nhà nước phải có biện pháp chỉ đạo ngành Than giảm xuống mới phải, nhưng thực tế thì lại không làm điều này.

Theo tôi, Nhà nước phải điều hành giữa sản xuất than trong nước và nhập khẩu như thế nào đó cho nó hài hòa, cân đối.

Năm nay, TKV được giao sản xuất 39 triệu tấn, vì thế toàn ngành chúng tôi phải đầu tư con người và kỹ thuật để làm ra chừng ấy sản phẩm, nhưng lại cho nhập khẩu than về ồ ạt như thế khiến than trong nước không bán được.

Không những thế, sự bất cập này còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho lao động nước khác trong khi để công nhân mình “đói”, không có việc làm...

Lợi nhuận thấp vì phải “cõng” thuế, phí

Những gì ông vừa đề cập liệu có phải là nguyên nhân chính?

- Còn nữa. Nguyên nhân tiếp theo là ở chỗ Nhà nước nhập khẩu than nhưng lại không khống chế số lượng nhập. Như vừa nói, hiện nay đang có khoảng gần 50 đầu mối nhập khẩu than, với số lượng không khống chế.

Chúng tôi ủng hộ ngành Than hoạt động theo thị trường, nhưng khi ngành Than trong nước sản xuất ra thì Nhà nước lại áp đặt, chỉ cho xuất với số lượng vừa phải. Đó là nghịch lý! Cấm TKV xuất khẩu để phục vụ cho nhu cầu trong nước thì phải giảm nhập khẩu mới đúng chứ?

Nguyên nhân thứ ba, lượng than lộ thiên không còn nhiều, phải đào sâu xuống lòng đất mới có than, từ đó chi phí đầu tư tăng lên. Chi phí an toàn mỏ, khí hậu, môi trường cho chính bản thân ngành Than cũng phải tăng lên. Dù vậy, ngành Than vẫn cố gắng giảm giá thành xuống thấp.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm nay, giá than giảm được 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà nước biết những khó khăn này để điều chỉnh chính sách thuế, phí, nhưng Nhà nước lại không làm; ngược lại còn tăng một số phí.

Hiện nay, riêng thuế, phí và VAT, mỗi tấn than trong nước phải “gánh” 25% trong giá thành. 20 đến 30% là chi phí khai thác; 17% chi phí bảo hiểm xã hộ và trả tiền lương; chi phí khác chiếm 3 đến 4%... Như vậy, thì lợi nhuận còn lại không nhiều.

Cụ thể, ở Việt Nam, than hầm lò bị đánh thuế 12%, than lộ thiên 14%, trong khi đó ở các nước xung quanh như ở Indonesia chỉ đánh thuế từ 7 đến 10% mà thôi.

Cảm ơn ông!

Không thể bao cấp cho than trong nước

Một chuyên gia trong lĩnh vực than từng nhận định, khó khăn của ngành này là có thật, nhưng do chính sách “tăng phí tài nguyên môi trường” thì chỉ là phần nhỏ. Khó khăn lớn nhất là do chi phí khai thác hiện nay đang tăng lên nhanh, trong khi chất lượng than lại giảm đi rất nhanh.

Thực tế mà ngành Than đang phải đối mặt hiện nay là giá thành than sản xuất trong nước đã cao hơn giá than nhập khẩu. Trong khi sức mua (nhiệt điện, xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng…) không hề tăng, và Nhà nước cũng không thể bao cấp cho ngành Than thông qua điều tiết giá.

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).