Chính sách về vốn cho thị trường BĐS: Cần cẩn trọng, tránh gây sốc

Thị trường bất động sản luôn nhạy cảm với các chính sách tín dụng. (Ảnh minh họa)
Thị trường bất động sản luôn nhạy cảm với các chính sách tín dụng. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Tại Hội thảo “Tìm kiếm nguồn vốn cho thị trường bất động sản năm 2016” được tổ chức hôm qua (23/3), bài toán vốn cho thị trường đã được đặt ra khi gói 30.000 tỷ đồng sắp kết thúc.

Đặc biệt, việc sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó dự kiến thay đổi hệ số rủi ro các khoản vay kinh doanh bất động sản (BĐS) từ 150% lên 250% đã dấy lên lo ngại sẽ siết chặt vốn ngân hàng (NH) vào các dự án BĐS…

Lo ngại

Nhận định thị trường BĐS năm 2016 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng và có những đóng góp lớn cho nền kinh tế, song ông Vũ Văn Phấn - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, những lo ngại về rủi ro trên thị trường BĐS, đặc biệt các biện pháp siết chặt tín dụng NH với BĐS cần phải được nghiên cứu hết sức thận trọng. 

Ông Phấn đề nghị các NH cần tiếp tục cho vay lĩnh vực BĐS một cách hợp lý, phù hợp để vừa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hiệu quả nguồn vốn cho vay nhưng vẫn bảo đảm cho thị trường phục hồi và phát triển ổn định, tránh gây sốc cho thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế chung.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Công ty CP Đầu tư BĐS Toàn cầu GP.Invest, hiện nguồn vốn để phát triển dự án BĐS thương mại nằm ở 3 nguồn chính, gồm: nguồn vốn của chính các doanh nghiệp BĐS – chủ dự án, nguồn vốn ứng trước của khách hàng và nguồn vốn tín dụng NH. Đối với phần lớn các dự án BĐS thương mại, nguồn vốn phải trông cậy là nguồn tín dụng từ NH và các chính sách hoặc phương thức huy động tín dụng sẽ tác động mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của thị trường BĐS. 

“Việc NHNN quan tâm đến tình trạng an toàn của cả hệ thống tín dụng rõ ràng là trách nhiệm đương nhiên của NHNN, tuy nhiên cách làm này có lẽ chưa thật hợp lý, bên cạnh tác dụng thực của thông tư nó lại làm dấy lên một tâm lý lo ngại của thị trường và kèm theo đó là những hậu quả liên quan đến một loạt ngành sản xuất, dịch vụ khác như sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng... Tác dụng phụ này sẽ làm ảnh hưởng xấu cả đến tình hình công ăn việc làm của toàn xã hội…”, Chủ tịch GP.Invest lo ngại.

Chưa cần siết

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, tín dụng NH vẫn là số 1 với thị trường BĐS. Mặc dù tín dụng chỉ chiếm 10% nhưng thế chấp tài sản chiếm đến 65 - 70%. Ông Nghĩa cho rằng, việc các NH thích cho vay BĐS là dễ hiểu vì: Thứ nhất, có tài sản thế chấp; thứ hai, thị trường BĐS có thể suy giảm trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn vẫn là thị trường nền tảng; thứ ba, các nhà đầu tư trong trường hợp cần nơi “trú ẩn” vẫn sẽ tìm vào BĐS.

Theo vị chuyên gia này, siết chặt tín dụng nói chung và tín dụng BĐS vào thời điểm này là chưa cần thiết, thay vào đó cần kiểm soát tín dụng hiệu quả hơn, ví dụ tín dụng cho người có liên quan với NH, tín dụng chảy vào các dự án không hiệu quả, tín dụng cấp cho các dự án mà nhà đầu tư không có tiềm lực tài chính (như Luật Kinh doanh BĐS đòi hỏi phải có bảo lãnh NH,...), “tín dụng đen” và đặc biệt là xử lý nợ xấu.

“Giả sử muốn “cảnh báo”  NH và thị trường thì chỉ cần nâng hệ số rủi ro cho vay BĐS từ 150% lên 200%, còn 250% là mức cao nhất thế giới rồi, sau này không còn dư địa điều chỉnh; đồng thời nên duy trì tăng trưởng tín dụng không quá 20%/năm và tỷ lệ tiền gửi trên tiền cho vay không quá 80% là được...”, TS Nghĩa đề xuất.

Cũng theo dự báo của vị chuyên gia này, thị trường BĐS sẽ “nóng” vào năm 2021 do tác động của TPP. “Chính sách đưa ra phải trên cơ sở nghiên cứu, tính toán cụ thể, nếu không sẽ làm méo mó thị trường. Thắt chặt tín dụng sẽ đẩy lãi suất tăng. Nếu để lãi suất tiếp tục tăng lên, toàn bộ nỗ lực về phục hồi của doanh nghiệp, phục hồi kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng có nguy cơ không thể đạt được...”, ông Nghĩa cảnh báo.

Tìm kiếm nguồn vốn mới

Nhiều đề xuất nguồn vốn cho thị trường BĐS bên cạnh nguồn vốn tín dụng. Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, vấn đề vốn cho phát triển thị trường BĐS Việt Nam luôn cần tới các giải pháp phù hợp. Khi đất đai dễ tiếp cận, vốn dễ tiếp cận, chi phí sử dụng vốn thấp chính là điều kiện cần để hạ giá thành hàng hóa BĐS ở Việt Nam.

GS Võ đề xuất, chứng khoán hóa vốn đầu tư vào thị trường BĐS là một giải pháp đã có khung pháp luật nhưng vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. “Đây là giải pháp tốt trong hoàn cảnh thị trường BĐS đã phục hồi trở lại…”, ông quả quyết.

Theo ông Võ, chủ trương chứng khoán hóa BĐS đã có, khung pháp luật đã được tạo dựng nhưng các quỹ tín thác (REIT) vẫn chưa được hình thành. Ngoài việc các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, hình thức niêm yết dự án đầu tư cũng đã được áp dụng. Ở Việt Nam, cơ chế mua bán BĐS hình thành trong tương lai có thể chuyển sang niêm yết theo dự án và trả BĐS theo số lượng cổ phiếu.

Một hình thức cũng khá hiệu quả là thành lập các quỹ tín thác đầu tư BĐS để thu nhận vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, từ đó đầu tư vào kinh doanh BĐS. Khung pháp luật về quỹ đầu tư BĐS đã được hình thành ở mức độ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Một giải pháp vốn nữa cần quan tâm là tạo cơ chế thế chấp bằng BĐS ở Việt Nam tại các NH thương mại nước ngoài.

“Đây là cách thức tốt để tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn tại những NH có tiềm lực tài chính lớn. Luật chưa cho phép nhưng cần kiến nghị để hệ thống pháp luật sớm tiếp nhận”, ông Võ đề nghị.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.