Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp

Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp
(PLO) - Thời gian gần đây, không ít các doanh nghiệp lớn trong nước quan tâm đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đang đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam đã tạo thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp. 
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đình Thiên –Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Thưa Ông, vừa qua, không ít các doanh nghiệp lớn trong nước đã công bố đầu tư một nguồn vốn lớn vào lĩnh vực nông nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Đánh giá của Ông như thế nào về hiện tượng này? Phải chăng đây là xu thế tất yếu?
- Trước đây chúng ta thấy có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như: Cafe Trung Nguyên, cánh đồng mẫu lớn của công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai...vv Như vậy, có thể nói, trước đây đã có nhiều doanh nghiệp làm doanh nghiệp nhưng gần đây xuất hiện một làn sóng rất mạnh với sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp, nhiều động thái mới. Đó là những doanh nghiệp lớn, sử dụng công nghệ cao và kết nối với chuỗi thị trường thế giới, đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển nông nghiệp. 
Theo tôi, đây là một xu hướng hợp với xu thế chung, là một xu thế tất yếu. Bởi lẽ, đến nay, nền nông nghiệp của chúng ta cơ bản vẫn là nền nông nghiệp của nông dân, cá thể, sự hiện diện của doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp vẫn rất ít. Thế nhưng trong nền kinh tế thị trường phát triển, để nền nông nghiệp phát triển không thể thiếu được chân dung những nhà doanh nghiệp lớn với lực lượng hùng hậu. Vì vậy, hiện tượng các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã phản ánh một xu hướng tốt, tích cực, cần được mổ xẻ nghiêm túc về mặt khoa học và có những chính sách phù hợp.
Vậy theo Ông, điều gì hấp dẫn các nhà đầu tư ở thời điểm này, khi mà trước đây, nông nghiệp vốn được coi lĩnh vực đầu tư lớn, dài hạn và lợi nhuận không cao?
- Tới đây, Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn nữa những Hiệp định thương mại tự do, trong đó, có các Hiệp định thương mại tự do đẳng cấp cao có nhiều lợi ích dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, ví dụ như việc tham gia TPP. Có nhiều lĩnh vực mà Việt Nam tham gia với lợi thế độc quyền rất cao, doanh nghiệp thấy được điều ấy nên họ sẵn sàng đầu tư vào. 
Mặt khác, khi tiếp cận thị trường thế giới gắn với công nghệ cao, chúng ta mới biết rằng, với lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới của Việt Nam, nếu có sự yểm trợ của công nghệ trên cơ sở doanh nghiệp tham gia vào sẽ mang lại lợi nhuận cao. 
Trên thế giới hiện nay, nhiều nước đã chứng minh cho sự can thiệp của công nghệ cao vào nông nghiệp là điều tất yếu. Qua thực tiễn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thấy được vai trò của công nghệ trong nông nghiệp. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, Chính phủ phải có những chính sách khuyến khích để tạo ra một môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. 
Theo Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014 vừa được công bố, khu vực nông nghiệp hiện chiếm tới 20% GDP nhưng chỉ có 1% đầu tư vào khu vực này. Vậy, Ông nghĩ sao về con số này?
- Theo tôi, nếu chỉ kể 1% doanh nghiệp so với 20% GDP thì không công bằng. Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận rằng, số vốn đầu tư và số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Có thể lý giải bằng một số lý do sau:
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ nông nghiệp khác với chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện nay, việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vẫn còn ít, mãi đến gần đây mới bắt đầu có những chính sách mới. 
Thứ hai, phát hiện ra được những lợi thế của nông nghiệp, biến những lợi thế của nông nghiệp thành hiện thực không phải là việc đơn giản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có đủ năng lực công nghệ, đủ năng lực thị trường và tạo ra được một chuỗi doanh nghiệp gắn với các hộ gia đình thì mới có khả năng chuyển hóa lợi thế tiềm năng thành lợi thế thị trường, có được những sản phẩm chất lượng cao, sánh tầm đẳng cấp quốc tế.
Có ý kiến cho rằng, một trong những khó khăn hiện nay đối với ngành nông nghiệp là khâu chế biến và tiêu thụ, ví dụ như việc tiêu thụ nông sản vừa qua. Bình luận của Ông như thế nào về vấn đề này?
- Phần chế biến là một phần rất quan trọng, có giá trị gia tăng cao nhưng thực tế chưa được khuyến khích và chưa được chú ý nhiều. Đây là điểm yếu trong toàn bộ chuỗi sản xuất nông – công nghiệp của Việt Nam. Khó khăn lớn nhất hiện nay chúng ta đang đối diện chính là khâu tiêu thụ trên thị trường. Đây là vấn đề còn phải khắc phục nhiều. 
Chúng ta phải có quan điểm, sản xuất cái thị trường cần chứ không phải cái chúng ta có. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, hiện một số nông sản của Việt Nam cung đã vượt cầu, tức là bán với giá rẻ, bị dẫn dắt bởi các thị trường chất lượng thấp, dẫn tới thị trường tiêu thụ trở nên khó khăn, giá trị thu được, đặc biệt là phần giá trị gia tăng trong nông nghiệp của chúng ta rất thấp. 
Vì thế, nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn có khả năng tạo nên một chuỗi kết nối thì sẽ rất khó. Sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực này sẽ tổ chức được quá trình công nghệ, đồng thời kết nối được thị trường lớn. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh, doanh nghiệp lớn vào nhưng phải đảm bảo được một phần nào đó lợi ích của nông dân. Chính vì vậy, Nhà nước và doanh nghiệp, các nhà làm chính sách phải tính toán rất kỹ trong giai đoạn này.
Có ý kiến cho rằng, cơ hội không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp Việt. Vậy, Ông nghĩ sao về việc thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp?
- Hiện nay, chúng ta đang có chủ trương thu hút FDI từ một số nước vào lĩnh vực nông nghiệp như: Nhật Bản, Hà Quốc, Hà Lan... Đấy là những nước có nền nông nghiệp công nghệ cao, tổ chức hệ hống thị trường rất tốt. Theo tôi, về cơ bản, chúng ta nên tạo điều kiện, tạo cơ hội để cho doanh nghiệp Việt Nam lớn lên. Vì vậy, việc tạo ra một liên doanh giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp Việt Nam để cùng phát triển nông nghiệp có lẽ là một hướng phù hợp. 
Tuy nhiên, chúng ta nên có những chương trình thử nghiệm để các doanh nghiệp Việt học hỏi dần dần, để từ đó tham gia được vào quy trình công nghệ, đồng thời tiếp cận thị trường. Nếu không, rất có thể sẽ gây ra những hiệu ứng không tích cực cho nền kinh tế về mặt dài hạn.
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng định kỳ hàng tuần vào 08h55’ Thứ Bảy và phát lại vào 14h00’ Chủ nhật trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/ 

Tin cùng chuyên mục

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Đọc thêm

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.