Chính phủ 'bắt bệnh' chương trình tái cơ cấu kinh tế 2011-2015

Chính phủ 'bắt bệnh' chương trình tái cơ cấu kinh tế 2011-2015
(PLO) - Theo đánh giá của Chính phủ, quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục được tập trung xử lý trong thời gian tới. 

Trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội tờ trình về Kế hoạch Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. 

Tờ trình của Chính phủ nhận định: Quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 theo 4 định hướng nêu trên đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, đồng thời vẫn tồn tại một số hạn chế như:

Mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn ở mức thấp và chậm được cải thiện; Môi trường vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; Thực hiện 3 trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra; Thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế chưa tạo ra được sự thay đổi tích cực đủ lớn trong cơ cấu kinh tế giữa các ngành, nội ngành; Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiến triển chậm so với yêu cầu hội nhập và thích nghi với biến đổi khí hậu; Tái cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chưa thay đổi cơ bản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chưa tăng được giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh quốc tế của sản phẩm công nghiệp....

"Bắt bênh" của những tồn tại trong quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2011 - 2015,Chính phủ nhận định: 

Các tồn tại nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trực tiếp và gián tiếp. Về các nguyên nhân chủ quan và trực tiếp, bao gồm các nguyên nhân chính như sau:

- Chậm đổi mới thể chế huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Khu vực kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng quá lớn so với thông lệ phổ biến của kinh tế thị trường, nhưng hiệu quả sử dụng nguồn lực nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng còn thấp. Còn có sự chia cắt theo địa giới hành chính về không gian kinh tế, đặc biệt sự chia cắt theo địa giới hành chính về đầu tư hạ tầng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, thu chi ngân sách và phát triển nguồn nhân lực. Quy mô chi tiêu của nhà nước còn lớn, chưa được kiểm soát một cách hữu hiệu, liên tục tăng nhanh và có nguy cơ vượt quá năng lực hiện tại của nền kinh tế, hạn chế tiềm năng đầu tư phát triển của đất nước.

- Tổ chức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế còn thiếu hiệu lực và đồng bộ. Quá trình tổ chức thực hiện tái cơ cấu kinh tế còn thiếu hiệu lực, phân tán, chưa có sự điều phối và giám sát đủ mạnh từ trung ương đến địa phương. Một số lĩnh vực và đề án tái cơ cấu chưa có các mục tiêu lượng hóa cụ thể để thực hiện và giám sát thực hiện. 

- Tái cơ cấu nền kinh tế chưa gắn kết với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế chưa tạo ra được sức ép đủ lớn để đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế trong nước. Khu vực doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng tốt các cơ hội từ hội nhập.

- Năng lực bộ máy hành chính quản lý nhà nước về kinh tế còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu cao của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Thể chế quản lý nhà nước chưa nhận biết kịp thời và đầy đủ các vấn đề và thách thức đối với nền kinh tế để đưa ra những phản ứng chính sách kịp thời và hiệu quả, hoặc không thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách tốt đã được ban hành.

- Vai trò giám sát các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa được phát huy đầy đủ. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa cao. Vai trò giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với Nhà nước và thị trường còn yếu, chưa được phát huy đầy đủ.

Các nội dung tái cơ cấu trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020:

- Nội dung trọng tâm 1: Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Nội dung trọng tâm 2: Tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân sách nhà nước và khu vực dịch vụ sự nghiệp công.

- Nội dung trọng tâm 3: Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán.

- Nội dung trọng tâm 4: Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nội dung trọng tâm 5: Tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).