Chanh leo- “cây thoát nghèo” ở miền Tây xứ Nghệ

Chanh leo phát triển tốt, cho hiệu quả cao tại huyện Tương Dương
Chanh leo phát triển tốt, cho hiệu quả cao tại huyện Tương Dương
(PLO) - Cây chanh leo từ khi đưa về trồng ở Tương Dương, vùng đất cao 500 -1.200m so với mực nước biển, nơi miền núi xa xôi hẻo lánh, giao thông hết sức khó khăn những tưởng sẽ khó phát triển. Nhưng sau hơn 2 năm thí điểm, diện tích cây chanh leo từ 50ha tăng lên 128ha, giúp người dân có thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo, nâng cao đời sống của bà con nơi đây.

Lợi thế thổ nhưỡng, thời tiết

Trước đây, nhắc đến các vùng miền núi như Nhôn Mai, Hữu Khuông hay Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An), người ta chỉ biết đó là những vùng đất biệt lập vì giao thông cách trở, đói nghèo, cuộc sống khó khăn. Thế nhưng khoảng hơn 2 năm trở lại đây, từ khi cây chanh leo được đưa về trồng thử nghiệm và phát triển diện tích lớn đã giúp đời sống bà con từng bước được nâng cao, chanh leo được xem là cây mũi nhọn phát triển kinh tế và từng bước giúp dân thoát nghèo. 

Sau nhiều nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết thì cây chanh leo được chọn đưa về trồng thử nghiệm tại bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Khí hậu ở đây có nhiều nét tương đồng với vùng Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong, nơi đang phát triển cây chanh leo trên quy mô lớn. Chẳng hạn lượng mưa trong năm khá, phần lớn các tháng đều có mưa với lượng tương đối là điều kiện thuận lợi để cây Chanh leo sinh trưởng. Thổ nhưỡng có độ PH đất nằm trong khoảng 5,7 - 6,8 là mức thích hợp cho cây chanh leo sinh trưởng và phát triển. Thuận lợi nữa là đất đai trong khu vực triển khai dự án có cấu tượng tương đối tơi xốp. Vùng triển khai dự án nắm trong khoảng độ cao từ 500 - 1200m so với mực nước biển là độ cao thích hợp cho cây chanh leo sinh trưởng và phát triển…

Chỉ sau thời gian áp dụng các biện pháp khoa học trong điều kiện có thể, cây phát triển xanh tốt. Vụ thu hoạch đầu tiên vượt qua sự mong đợi của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân nơi đây. Phấn khởi bên những gốc chanh leo trĩu quả, ông Và Bá Ca trú tại bản Thằm Thẩm, chia sẻ “Mấy mươi đời nay, người dân bản chỉ biết trồng lúa rẫy, trồng mấy củ khoai, củ sắn bán không ai mua vì nhà ai cũng có, từ khi chanh leo có quả bán thì thu nhập của nhân dân cũng bớt khổ đi nhiều hơn, con em trong xã cũng không phải đi làm ăn xa mà chăm sóc cây chanh leo mà thu nhập ổn định hơn…”, ông Ca nói. Gia đình ông có gần 3ha trồng chanh leo đã đến thời kỳ thu hoạch, mỗi năm bình quân cho thu nhập khoảng hơn 300 triệu đồng. 

Hay như gia đình ông Và Ga Xua trú tại bản Huồi Cọ, xã Nhôn Mai, năm 2017 gia đình đầu tư trồng 1,5ha chanh leo, khi thu hoạch đã thu được gần 80 triệu đồng. Số tiền lớn mà trước kia gia đình không làm gì để có thể có được. Nhờ thế, cuộc sống gia đình từng bước được nâng cao.

Diện mạo mới vùng quê nghèo

Sau hơn 2 năm triển khai dự án trồng cây chanh leo trên địa bàn các xã miền núi như Nhôn Mai, Tam Hợp, Hữu Khuông, Mai Sơn, huyện Tương Dương, thu nhập của người dân nơi đây tăng lên đáng kể. Trong những ngày qua, dù thời tiết có nhiều khắc nghiệt khi đối phó với nước lũ từ thượng nguồn thủy điện đổ về nhưng tại các xã như Nhôn Mai, Hữu Khuông, Mai Sơn, nơi trồng chanh leo lại không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Cây chanh leo vẫn phát triển tốt tươi và chuẩn bị cho ra những đợt quả mới…

Năm 2017, sau thành công của mô hình thí điểm tại Nhôn Mai, huyện Tương Dương đã nhân rộng mô hình trồng cây chanh leo trên địa bàn lên đến 53ha ở các xã Nhôn Mai, Tam Hợp, Hữu Khuông.

Riêng xã Nhôn Mai người dân mở rộng diện tích lên đến 48 ha ở bản Huồi Cọ và Thằm Thẩm. Tại bản Huồi Cọ, năng suất bình quân luôn đạt từ 12 - 15 tấn/ha, với giá thu mua khá ổn định trung bình 8.000 đồng/kg, bà con thu hoạch xong đều được phía công ty đến thu mua hết. Theo số liệu thống kê, diện tích trồng chanh leo của toàn xã thời điểm năm 2016 chỉ có 3ha, nhưng đến nay (tính đến tháng 8/2018) đã mở rộng diện tích lên đến hơn 50ha, cho thu hoạch 500 đến 550 tấn, giá trị thu được trên dưới 6 tỷ đồng/năm.

Năm 2018 tổng diện tích chanh leo trồng mới trên toàn huyện là 73 ha, nâng tổng số chanh leo trên địa bàn lên đến hơn 128,3 ha. Được biết, theo kế hoạch thì đến năm 2020, Tương Dương sẽ trồng mới 230ha cây chanh leo, với giá cả ổn định như hiện nay thì việc tăng thu nhập của bà con là điều khả quan. 

Đặc biệt, với việc phát triển diện tích cây chanh leo tạo thu nhập cho bà con, nâng cao đời sống người dân huyện Tương Dương có các chương trình dự án, chính sách hỗ trợ bà con trên 5 tỷ đồng, bao gồm tiền giống, làm giàn, xử lý đất… Cùng với đó là chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn phòng nông nghiệp để người dân chủ động chăm sóc. Chính vì thế, địa phương đã chọn cây chanh leo là một hướng đi mới để phát triển kinh tế mũi nhọn.

Hiện nay, chanh leo đang bước vào mùa thu hoạch chanh trồng năm 2017, ước tính sản lượng thu hoạch vụ hè thu đạt 700 tấn, doanh thu gần 10 tỷ đồng và ước cả năm 2018 từ 1.668 đến 1.925 tấn (bình quân từ 13-15 tấn/ha), doanh thu trên 20 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm mới cho trên 500 lao động tại địa bàn xã Nhôn Mai, Hữu Khuông và có thu nhập bình quân từ 180-250 ngàn đồng/người/ngày.

Theo ông Vi Mỹ Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương, cây chanh leo có thể được xem là một cây giúp giảm nghèo tốt cho bà con sau vài năm trồng thử nghiệm và đưa vào sản xuất đồng loạt. Để đảm bảo ổn định giá cả cho bà con yên tâm sản xuất huyện cũng có nhiều đề xuất với phía công ty thu mua đảm bảo giá thu mua nhằm đảm bảo thu nhập và đầu ra cho bà con.

Với những thành công trước mắt, cây chanh leo đang được người dân các huyện vùng núi như Tương Dương đón nhận. Ai nấy đều hy vọng trong thời gian ngắn tới đây, bộ mặt của những vùng đất nghèo khó sẽ nhanh chóng “thay da đổi thịt”./.

Đọc thêm

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.

VNDirect bị tấn công, HNX tạm thời ngắt kết nối giao dịch

Thông báo trên trang web của VNDirect
(PLVN) - Hệ thống Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect bị tấn công từ 10h sáng chủ nhật, ngày 24/3, đến sáng 25/3 vẫn chưa khắc phục được, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo tạm thời ngắt kết nối giao dịch với công ty chứng khoán này…