Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng): Nhiều kỳ vọng sau khi có thêm 7.000 tỷ đồng

Sau khi đầu tư, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Lạch Huyện là khoảng 1,1 triệu Teus/năm
Sau khi đầu tư, sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Lạch Huyện là khoảng 1,1 triệu Teus/năm
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư hai bến cảng container quốc tế tại Lạch Huyện (Hải Phòng). Sau khi hoàn thành, năng lực cảng Hải Phòng sẽ được nâng lên, thu hút đông tàu quốc tế và cả đầu tư nước ngoài.

Năm 2020 sẽ đưa cảng mới vào khai thác

Ông Cao Trung Ngoan - Quyền Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng cho hay, đơn vị này đã nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư hai bến cảng số 3 và 4 cảng Lạch Huyện. “Đây là tin vui của cảng Hải Phòng”, ông Ngoan nói.

Lãnh đạo Cảng này nói, đơn vị sẽ là đại diện chủ đầu tư của dự án xây dựng bến cảng số 3 và số 4 của cảng Lạch Huyện, với tổng mức đầu tư khoảng gần 7.000 tỷ đồng. “Các thủ tục liên quan đang được chúng tôi thực hiện để bước sang năm 2020 sẽ khởi công”, ông Ngoan nói và cho biết, dự kiến dự án hoàn thành vào năm 2025, trong đó bến số 3 sẽ đưa vào khai thác từ năm 2022.

Theo phương án thiết kế được phê duyệt, dự án gồm 2 bến cảng container số 3, 4 có tổng chiều dài 750m, khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải đến 100.000 DWT; xây dựng một bến sà lan tiếp nhận tàu, sà lan sức chứa từ 100 - 160 Teus, đáp ứng sản lượng hàng hóa thông qua khoảng 1,1 triệu Teus/năm.

Trước đó, hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng hai bến container số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được Sở KH&ĐT Hải Phòng, Bộ KH&ĐT thẩm định, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt (tháng 5/2018).

Đến tháng 1/2019, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 174 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và các cơ quan liên quan hoàn thiện lại báo cáo thẩm định báo cáo tiền khả thi của dự án. Trên cơ sở đó, hoàn thiện lại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Nâng cao năng lực vận tải biển

Liên quan đến chủ trương đầu tư xây dựng bến số 3, 4 cảng Lạch Huyện, trước đó, Bộ GTVT cũng xác định, việc di dời, dừng khai thác bến cảng Hoàng Diệu trong thời gian tới sẽ gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng.

Vì vậy, để giảm thiểu tác động tiêu cực, hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tiến trình thực hiện tái cơ cấu, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Cảng Hải Phòng được đầu tư hai bến cảng nói trên tại Lạch Huyện.

Cùng với các công trình giao thông khác, cảng biển Hải Phòng ngày càng được đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường biển; chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Mới đây, đại diện Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đề án quy hoạch cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, bến thương mại Lạch Huyện sẽ có 5 - 6 bến container và 2 bến tổng hợp, 2 bến hàng lỏng cho tàu trọng tải 50.000 DWT.

Đến năm 2030, có thêm 12-13 bến container, 5 bến tổng hợp và 4 bến hàng lỏng. Khu bến thượng lưu khu hành chính cảng trong quy hoạch trước đây chưa nghiên cứu khu bến này.

Trong quy hoạch nhóm xác định đây là khu bến phục vụ du lịch và bến hàng hóa cho tàu từ 10.000 - 20.000 DWT. Nghiên cứu lần này có cập nhật các quy hoạch mới nhất và đề xuất hướng phát triển phù hợp.

Lãnh đạo Sở GTVT Hải Phòng cho hay, thành phố này là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển phát triển từ rất sớm, nhất là mấy năm gần đây. Cảng Lạch Huyện có vị trí chiến lược là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ ra biển kết nối với thế giới của toàn miền Bắc nên hệ thống cảng biển cần tiếp tục được đầu tư mở rộng.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.