Cần Thơ lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp

Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ khách vắng vẻ giữa mùa dịch
Bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ khách vắng vẻ giữa mùa dịch
(PLVN) - Tại buổi tiếp xúc, lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp (DN) trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Quốc Trung yêu cầu các sở, ngành TP cần có chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của DN, đặc biệt là chính sách thuế. Mặc khác, DN phải tự đi lên, tránh tâm lý trông chờ được Nhà nước hỗ trợ.

Ngày 4/3, Đoàn công tác của UBND TP Cần Thơ do Bí Thư Thơ Trần Quốc Trung dẫn đầu đến thăm và làm việc với một số DN bị thiệt hại do tác động của dịch Covid-19. Cùng đoàn có Phó Chủ tịch UBND TP Trương Quang Hoài Nam, đại diện lãnh đạo sở, ngành cùng tham dự.

Dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp than khó

Dù chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm bệnh, nhưng tác động của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tại Cần Thơ. Theo khảo sát của ngành chức năng, hầu hết các ngành nghề đều bị tác động xấu.

Bà Võ Thị Mỹ Nghi, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bến xe tàu phà Cần Thơ cho biết, lưu lượng hành khách giảm từ 30 - 50% so với cùng kỳ. Song song đó, các cơ sở đào tạo phải tạm ngưng hoạt động dẫn đến nguồn thu sụt giảm mạnh. Trong khi đó, các gánh nặng từ lãi suất ngân hàng, thuế, phí đang là vấn đề “đau đầu” của DN.

Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của dịch Covid-19, đại diện Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Tây Đô than vãn, do tác động kép của Nghị định 100 và ảnh hưởng của dịch bệnh, chưa lúc nào DN gặp khó khăn như lúc này. Doanh thu đạt khoảng 45% so với cùng kỳ, sản xuất ra không bán được, hệ thống đại lý cũng hoạt động cầm chừng, nhiều đại lý phải bán hàng tồn đọng của năm ngoái. Trong khi đó, các khoản chi phí tăng cao, dự kiến sẽ cắt giảm nghỉ chờ việc 30% công nhân, nếu tình trạng này còn kéo dài có thể cắt giảm từ 50 – 70%. 

Đứng trước khó khăn trên, các DN đề xuất TP sớm có chính sách hỗ trợ vay vốn, đáo hạn ngân hàng; hỗ trợ miễn, giảm, kéo dài thời gian nộp thuế và giảm mức bảo hiểm xã hội.

Ưu tiên chính sách thuế hỗ trợ DN

Ở góc độ ngành du lịch, ông Trần Minh Luân, Phó Giám đốc Làng du lịch Mỹ Khánh thì cho rằng, dù đã áp dụng chính sách giảm giá đồng thời tăng chất lượng dịch vụ, thế nhưng số lượng hành khách giảm từ 50 – 60%, thậm chí hành khách theo tour, tuyến giảm đến 90%.

Ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đánh giá, ngành du lịch địa phương đã phải chịu tác động rất mạnh. Trong 2 tháng đầu năm, đón hơn 1,1 triệu lượt khách (giảm 39,6% so với cùng kỳ) số lượng tour khách đã đặt trong thời điểm tháng 2, 3 hầu như bị hủy hoặc tạm hoãn, khiến nhiều DN lữ hành “đứng ngồi không yên”.

“Đối với một số điểm du lịch an toàn, Sở sẽ có kế hoạch cụ thể để thu hút khách du lịch, nhiều đơn vị lữ hành sẵn sàng giảm giá hoặc không giảm giá nhưng tăng chất lượng dịch vụ, tuỳ vào diễn biến của dịch sẽ có bước hành động phù hợp”, ông Tùng nói.

Sau khi lắng nghe tiếng nói từ DN, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Trần Quốc Trung động viên, chia sẻ những thiệt hại nặng nề của DN do tác động dịch bệnh. Đồng thời nhấn mạnh, trong bối cảnh cả nước vừa chống dịch Covid-19, vừa thực hiện phát triển kinh tế - xã hội thì rất cần sự nỗ lực vươn lên, ý chí tự cường, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp của cộng đồng DN.

“Tất nhiên chúng ta phải chấp nhận tổn thất nhưng cần bình tĩnh, xem xét vấn đề thấu đáo, đồng thời có kế hoạch toàn diện để duy trì, hoạt động ổn định trở lại sau dịch. Hơn hết, DN phải tự đi lên, tránh tâm lý trông chờ được Nhà nước hỗ trợ”, ông Trần Quốc Trung lưu ý.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ cũng chỉ đạo các sở, ngành có liên quan bám sát diễn biến dịch bệnh, gần gũi, lắng nghe tiếng nói của DN. Đồng thời, sớm tham mưu, đề xuất tổng hợp, nhất là ngành thuế cần có chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của DN, cụ thể là chính sách thuế. Sớm có đề xuất xây dựng biện pháp hoãn, giãn, chậm nộp, đặc biệt vận dụng các quy định pháp lý hỗ trợ DN.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.