Cà phê Việt xuất khẩu nhiều nhưng vẫn… mất hút

Chỉ cần trưng bày như cà phê Peru, sự nhận diện thương hiệu cà phê Việt ở Hàn Quốc sẽ tăng lên đáng kể
Chỉ cần trưng bày như cà phê Peru, sự nhận diện thương hiệu cà phê Việt ở Hàn Quốc sẽ tăng lên đáng kể
(PLO) - Đầu tháng 8, Cộng cà phê đã chính thức ra mắt tại Hàn Quốc. Thương hiệu này đã ngay lập tức thu hút được giới trẻ Hàn Quốc. Nhưng, đây dường như chỉ là một trong số rất ít thương hiệu cà phê được biết đến là cà phê của Việt Nam, dù Việt Nam luôn đứng top 3 quốc gia xuất khẩu cà phê vào Hàn Quốc. 

Đứng top 3 quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất vào Hàn Quốc…

Có thể nói Cộng là thương hiệu cà phê thứ 2 của Việt Nam được người Hàn Quốc biết đến, sau khi cà phê G7 của Trung Nguyên được Công ty Hello Vina của Hàn nhập chính thức vào năm 2008, phân phối tại các siêu thị lớn ở Hàn Quốc như Lotte. Trong khi đó, những số liệu thống kê cho thấy, Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam với quy mô tiêu thụ lớn thứ 11 thế giới và sức tiêu thụ tăng mạnh theo từng năm. 

Cụ thể, năm 2012 tổng giá trị tiêu thụ cà phê tại Hàn đạt khoảng 4 tỷ USD. Đến năm 2017, tổng giá trị tiêu thụ nội địa đã đạt hơn 10 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần chỉ sau 5 năm. Con số tăng trưởng lớn này được quy đổi tương đương với 26,5 tỷ ly cà phê đã được phục vụ và con số tiêu thụ trung bình đạt 512 ly/người/năm. 

Ngoài ra, một cuộc điều tra khác cũng cho thấy, loại thực phẩm mà người Hàn Quốc ưa chuộng nhất không phải là kim chi mà là cà phê. Trong cuộc khảo sát này, kim chi cải thảo chỉ đứng thứ 2, còn cà phê đứng thứ nhất với số lượng cà phê trung bình được một người Hàn Quốc tiêu thụ gần 2 ly cà phê/ngày. Như vậy, Hàn Quốc thực sự là một thị trường lớn cho bất kỳ một thương hiệu cà phê nào. 

Việt Nam luôn là quốc gia cung cấp cà phê đứng top 3 thế giới cùng với Brazil và Colombia vào Hàn Quốc. Thậm chí có những thời điểm Việt Nam vượt qua được Brazil, đứng ở vị trí thứ nhất giá trị xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc. Nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam vẫn chưa được nhiều người Hàn Quốc biết đến vì đa phần cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của Hàn Quốc.

Nguyên nhân nói trên đã được đề cập đến nhiều năm nay. Bởi, từ lâu, các nhà quản lý chuyên ngành của Việt Nam cũng đã nhận thức được hiện nay Việt Nam đang chỉ xuất thô, giá trị từ xuất thô chiếm phần đa trong kim ngạch xuất khẩu. Và các bộ, ngành liên quan vẫn đang tìm mọi cách để gia tăng giá trị cho các mặt hàng xuất khẩu. 

Do đó, hiện nay các DN cà phê Việt Nam nói riêng, cộng đồng DN nói chung đang nỗ lực để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình để có thể xuất khẩu được thương hiệu Việt Nam ra toàn thế giới. Tuy nhiên, đây là cả một quá trình dài hơi, đòi hỏi DN phải có nền tảng cốt lõi, xây dựng được một quá trình cung cấp và chế biến khép kín. Từ đây mới có thể xây dựng được những thương hiệu riêng của Việt Nam. 

… nhưng mất hút tại các quán cà phê

Quá trình xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng truyền thống của Việt Nam đều được hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ, bằng các đề án xúc tiến thương mại. Thành công ban đầu có thể kể đến như cây chè khi các thương hiệu chè Việt Nam đã đạt những giải thưởng lớn tại các lễ hội chè ở Bắc Mỹ. 

Cà phê Việt hiện cũng có nhiều thương hiệu lớn như Trung Nguyên, Mê Trang… nhưng để đưa được một sản phẩm thương hiệu Việt xuất khẩu ra nước ngoài không phải là câu chuyện đơn giản, dù hiện nay, Việt Nam chiếm tới hơn 30% thị phần cà phê xuất khẩu trên toàn thế giới. 

Ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á –châu Phi cho biết, ông có cơ duyên trở thành người đầu tiên giới thiệu một thương hiệu cà phê của Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc. Sau cơ duyên đó, ông đã nghĩ đến chuyện tìm cách để cà phê Việt xuất hiện và được biết đến nhiều hơn tại Hàn Quốc. 

Từ năm 2008-2012 (thời kỳ ông Hải đang là Tham tán thương mại tại Hàn Quốc) là giai đoạn bùng nổ về thị trường đồ uống ở Hàn Quốc. Cùng lúc, cà phê nhập khẩu từ Việt Nam chiếm tới 40% thị phần cà phê tại Hàn Quốc. Theo ông Hải đó là thời điểm lý tưởng để đưa ra nhận biết về cà phê Việt Nam. Ông đã ngay lập tức tìm hiểu về thị trường cà phê tại Hàn Quốc từ các quán cà phê. 

Ông nhận ra một điều, tại các cửa hàng bán cà phê của các thương hiệu cà phê quốc tế (nhưng do công ty Hàn Quốc sáng lập) đều có những chiếc lọ to bằng thuỷ tinh, trưng bày hàng chục loại cà phê trên toàn thế giới như Mexico, Brazil, Peru, Honduras… nhưng lọ cà phê trưng bày hạt cà phê Việt Nam lại không thấy xuất hiện. 

Trước thực tế này ông Hải đã đề xuất với Công ty Hello Vina đưa lọ trưng bày hạt cà phê Việt Nam vào song hành với các nước khác trên thế giới ở các cửa hàng của Hello Vina. Hai bên đã đi đến thoả thuận sẽ cung cấp miễn phí cho mỗi cửa hàng 20kg hạt/thángđể họ bán, giới thiệu trong vòng 2 năm. 

Theo tính toán, giá trị quảng cáo cho cà phê Việt của thương vụ này sẽ hết khoảng 200.000 USD/năm. Và điều Việt Nam nhận lại được rất lớn, đó là việc người dân Hàn Quốc, khách du lịch trên khắp thế giới đến Hàn Quốc sẽ biết đến Việt Nam như 1 quốc gia có ngành cà phê phát triển mạnh. 

Tuy nhiên, điều khiến ông Hải nuối tiếc là đã không tìm được tiếng nói chung với ngành cà phê trong nước nên mong muốn này vẫn chưa được thực hiện. Và đến giờ, thương hiệu cà phê Việt tại Hàn Quốc vẫn mới chỉ có G7 và Cộng mới đây, trong khi đó Việt Nam luôn là một nước xuất khẩu tầm cỡ sang Hàn Quốc và thế giới. 

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn tại cuộc Họp báo (ảnh:Tạp chí Thuế)

Dự kiến ngày 1/4 tới hệ thống VNDirect sẽ hoạt động bình thường

(PLVN) - Thông tin vừa được ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết tại cuộc họp báo quý I/2024 của Bộ Tài chính chiều 29/3. Hiện tại, tất cả tài khoản chứng khoán của khách hàng đều được đảm bảo, khách hàng đã kiểm tra được số dư tài khoản.

Đọc thêm

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.
(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.