Cà phê Việt Nam: “Hàng hot” với thị phần thế giới

Công nghiệp chế biến cà phê là một trong những điểm yếu nhất của ngành hàng này. Ảnh minh họa
Công nghiệp chế biến cà phê là một trong những điểm yếu nhất của ngành hàng này. Ảnh minh họa
(PLO) - Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới (cà phê nhân) tiếp tục tăng cao và đến 2020 dự báo nguồn cung thiếu hụt khoảng 300- 500 ngàn tấn và đây được cho là cơ hội cho ngành cà phê Việt Nam. 

Mới chiếm lĩnh 14% thị trường thế giới

Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho hay, diện tích cây cà phê hiện đã đạt 645 nghìn ha (tăng 50 lần so với năm 1975), góp phần quan trọng tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu (XB) cà phê trong những năm qua. Năm 2016, năng suất cà phê Việt Nam cũng đạt 24,5 tạ/ha, cao gấp 3 lần năng suất trung bình cà phê thế giới. Đây là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.

Cũng theo VICOFA, hiện nay, sản phẩm cà phê Việt Nam XK đến 80 quốc gia trên thế giới, chiếm 14 % thị phần cà phê nhân XK thế giới, đứng thứ 2 sau Brazil. Các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Đức, Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Bỉ và Nga hiện chiếm tới 56% sản lượng XK của Việt Nam.

Đáng chú ý, năm 2016, XK cà phê đạt trên 1,78 triệu tấn với kim ngạch đạt trên 3,4 tỉ USD, chiếm trên 10% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp cả nước. Đặc biệt, ngoài xuất khẩu cà phê nhân theo truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan chế biến sâu đạt trên 300 triệu USD, chiếm trên 10% tổng kim ngạch XK.

VICOFA đánh giá, để có được bước phát triển trên, ngành cà phê đã triển khai đồng bộ các giải pháp như chọn tạo giống mới, tái canh cà phê, áp dụng tưới nước tiết kiệm, trồng xen, tổ chức chứng nhận chất lượng, hợp tác công tư, tổ chức hợp tác xã, liên kết sản xuất theo chuỗi, hiện đại hóa khâu chế biến, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.

Thế giới vẫn cần 13 triệu tấn cà phê

Theo nhiều chuyên gia am tường lĩnh  vực cà phê, dư địa cho ngành sản xuất và chế biến cà phê của Việt Nam vẫn còn khá lớn. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới (cà phê nhân) của thế giới liên tục tăng trong 6 năm qua với tốc độ tăng trưởng 2,54%/ năm.

“Với tốc độ tăng trưởng này, nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới vào 2020 sẽ là 10,5 triệu tấn. Dự kiến nhu cầu đến tiêu thụ đến năm 2030 tiếp tục tăng khoảng 2-2,5% và có thể lên tới 13 triệu tấn/ năm. Trong khi đó sản lượng trung bình của thế giới chỉ tăng từ 2-2,3% và dự kiến đến năm 2020 chỉ đạt 10,2 triệu tấn. Như vậy, nguồn cung thiếu hụt so với nhu cầu khoảng 300-500 ngàn tấn”, VIFACO nhận định.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, cà phê là cây trồng có vị trí quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt của Việt Nam, có diện tích lớn thứ 4 trong số các cây trồng nông nghiệp sau lúa, ngô và cao su. Hơn nữa, ngành sản xuất cà phê đang thu hút hơn 600.000 nông dân sản xuất trực tiếp, chưa kể nguồn nhân lực lao động phục vụ chế biến, thương mại, dịch vụ hậu cần và vật tư nông nghiệp.

Người đứng đầu ngành Nông nghiệp cũng cho rằng, ngành hàng cà phê Việt Nam đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, có tốc độ phát triển nhanh về quy mô; hình thành các vùng chuyên canh cà phê vối tập trung ở Tây Nguyên, cà phê chè ở Tây Bắc; từng bước xây dựng nền công nghiệp chế biến cà phê đa dạng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam theo hướng bền vững, trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ đặc biệt đẩy mạnh chương trình tái canh cà phê, tập trung đầu tư thâm canh bền vững để nâng cao năng suất và chất lượng. Phấn đấu đến năm 2020 năng suất cà phê bình quân đạt 2,6 - 2,7 tấn nhân/ha và đạt khoảng 3 tấn vào năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).