Bức xúc vì đồi lim trăm tuổi bị “xẻ thịt” ở Lạng Sơn

Rừng lim tại thôn Nà Háng trước khi bị "xẻ thịt" (ảnh người dân cung cấp).
Rừng lim tại thôn Nà Háng trước khi bị "xẻ thịt" (ảnh người dân cung cấp).
(PLVN) - Đồi gỗ lim ở thôn Nà Háng, xã Hồng Phong (huyện Bình Gia, Lạng Sơn) đã có hàng trăm năm tuổi, từ thời Pháp thuộc, với khoảng gần 30 cây vừa bị đốn hạ khiến người dân địa phương rất bức xúc.

Lợi dụng dịch Covid-19 để đốn hạ rừng quý

Phản ánh với PLVN, ông Hoàng Quang Thịnh, thôn Nhất Tiến, xã Hồng Phong (huyện Bình Gia) cho biết, đồi lim hàng chục cây gỗ quý vừa bị khai thác khiến người dân địa phương ngỡ ngàng.

Theo ông Thịnh, đồi lim này bấy lâu nay được nhân dân địa phương gọi là đồi Đông Lim. Đồi Đông Lim ở một khu đất rộng khoảng 500m2, gần Trường THCS xã Hồng Phong. Rừng lim xanh bạt ngàn này hơn 100 tuổi, đã in sâu trong tâm khảm nhiều thế hệ học trò trường THCS Hồng Phong cũng như người dân địa phương.

“Đông Lim có từ thời Pháp thuộc, đã chứng kiến bao thăng trầm, thay đổi của mảnh đất Hồng Phong. Trải qua hàng trăm năm, rừng lim vẫn hiên ngang đứng vững. Nhưng dưới bàn tay của con người, chỉ trong vòng một tuần, cả rừng lim xanh ngát đã biến mất. Thật xót xa, phẫn nộ”, ông Thịnh chia sẻ và cho biết, từ đây cái tên Đông Lim chỉ còn là một tên địa danh mà không còn cây nữa. “Rồi con cháu chúng tôi sẽ hỏi tại sao lại có địa danh Đông Lim?”, lời ông Thịnh.

Một số gỗ lim tại hiện trường khai thác (ảnh người dân cung cấp)
Một số gỗ lim tại hiện trường khai thác (ảnh người dân cung cấp) 

Người dân địa phương cho biết, vào giữa tháng 8/2020, thời điểm mà tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực chống dịch Covid-19, một số người đã mang máy xẻ đến đốn hạ. “Tiếng máy xẻ kêu the thé, từng cây một bị chặt hạ, ngã xuống. Nhìn mà  xót xa, đau lòng”, một người dân kể lại. Chỉ trong khoảng một tuần lễ, cả rừng Đông Lim với gần 30 cây đã bị đốn, rồi nhanh chóng được chở đi chỗ khác. Theo ước tính của người dân, số gỗ khai thác được lên tới hàng chục m3.

Một gốc gỗ lim trơ lại sau khi bị "xẻ thịt"
Một gốc gỗ lim trơ lại sau khi bị "xẻ thịt" 

Bức xúc trước rừng gỗ lim quý giá bị “xẻ thịt”, người dân địa phương đã nhiều lần làm đơn phản ánh đến chính quyền địa phương nhưng đến nay chưa được trả lời. “Khai thác hết một đồi lim vậy số gỗ đó để làm gì? Tại sao lại đi chặt hạ đồi lim? Nếu bán thì số tiền đó đâu, sử dụng vào mục đích gì? Rừng lim không phải tài sản của riêng cá nhân nào mà là của toàn dân nơi đây. Chúng tôi cần một lời giải thích thỏa đáng”, chị Hoàng Mai Liên, người dân địa phương, nói.

Ai cho khai thác rừng lim?

Ông Nguyễn Thế Hiệp, một người buôn gỗ lâu năm cho các làng nghề nội thất khu vực Hà Nội cho biết, nếu lim trồng từ thời Pháp thì nhiều khả năng thuộc giống lim xanh (thường gọi là lim ta), rất đắt. Theo ông Hiệp, hiện nay trên thị trường chủ yếu có lim Nam Phi, còn lim ta rất hiếm, có giá trị kinh tế cao. “Lim ta cứng như đá, không mối mọt, không cong; màu sắc sáng đẹp. Lim ta làm nội thất, cửa kèo, bàn ghế, cột nhà… là số 1”, ông Hiệp nhận định.

Cũng chính vì hiếm, công dụng rất tốt, bền lại có tính thẩm mỹ cao nên loại gỗ lim này được bán rất đắt. Ông Hiệp cho biết, hiện nay tại Hà Nội, gỗ lim loại này được bán khoảng 60 triệu đồng/m3.

Video gỗ lim bị đốn hạ (ông Hoàng Quang Thịnh cung cấp)

Ông Nông Văn Trưởng - trưởng thôn Nà Háng, xã Hồng Phong - xác nhận, rừng lim quý 100 năm tuổi đời ở địa phương này vừa bị đốn hạ. “Nhân dân địa phương trong đó có bản thân tôi rất xót xa, tiếc nuối”, ông Trưởng nói và cho biết, bản thân ông và người dân trong thôn không được báo trước khi rừng bị khai thác; cũng không biết đơn vị nào đến khai thác và lí do tại sao lại được khai thác.

Theo ông Trưởng, đồi Lim thuộc địa phận thôn Nà Háng nhưng nằm trong khuôn viên diện tích của Trường THCS xã Hồng Phong.

Trao đổi với PLVN, ông Lý Việt Hưng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn - cho biết, ông đã nắm được thông tin sự việc trên và đã giao cho một Phó giám đốc Sở phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm đi vào thôn Nà Háng để kiểm tra. “Những cây lim được chặt này thuộc loại cây gì sẽ được kiểm tra, xác định rõ ràng. Thẩm quyền khai thác thuộc về ai, ai cho phép khai thác cũng sẽ được làm rõ trong thời gian tới”, ông Hưng cho biết.

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..