“Bẫy” “tín dụng đen” giăng mắc giữa Hà thành

”Tín dụng đen” giăng mắc khắp ngõ ngách Hà Nội.
”Tín dụng đen” giăng mắc khắp ngõ ngách Hà Nội.
(PLO) - Gần đây trên địa bàn Hà Nội loại hình cho vay lãi nặng được ngầm hiểu với cái tên “tín dụng đen” lại nở rộ. Nó nấp dưới “lớp vỏ” dịch vụ kinh doanh hợp pháp như cầm đồ, tài chính, kèm theo lời rao mùi mẫn kiểu “cho vay tín chấp, lãi suất thấp, không cần thế chấp, thủ tục nhanh gọn”... được dán nhan nhản khắp các gốc cây, cột điện, lề phố. 
Dù không mới nhưng loại hình cho vay với lãi suất cắt cổ này đã khiến không ít người nhẹ dạ dính bẫy, lâm cảnh khốn đốn. Đáng nói, sau quá trình đi sâu, tìm hiểu loại hình “hỗ trợ tài chính” này, người viết ghi nhận được không ít câu chuyện quanh mánh lới kiểm soát “con nợ” của các “trùm” tín dụng đen (TDĐ).
Mánh khóe cũ nhưng vẫn hiệu quả
Theo đó, đối tượng mà TDĐ thường nhắm tới là sinh viên, lao động tự do và cả cán bộ, công chức... khi các “thượng đế” này có nhu cầu vay “nóng”, vay 100 ngày, họ chỉ cần dùng thẻ sinh viên, bằng đại học, giấy đăng ký xe, giấy chứng minh nhân dân... kèm theo một cuộc điện thoại gọi tới địa chỉ in trên các tờ rơi quảng cáo, ngay lập tức sẽ được đáp ứng. Thậm chí, để lôi kéo khách, không ít các cơ sở TDĐ còn nhiệt tình đến mức cho người mang tiền đến tận nhà. 
Theo tìm hiểu riêng của người viết, để thu hút sinh viên, người lao động thu nhập thấp tìm đến vay nợ, thủ tục “giải ngân” của các cơ sở TDĐ thường được tinh giản tối đa. Chẳng hạn, thay vì phải chứng minh tài chính và mục đích sử dụng nguồn vốn như cách thức các ngân hàng thường áp dụng thì giấy tờ, công sức đi lại của người vay được tối giản. Nghĩa là, họ chỉ cần giao ra một giấy tờ tùy thân như thẻ sinh viên, thậm chí hóa đơn tiền điện cũng có thể có trong tay hàng chục triệu đồng. 
Chẳng hạn, khi người viết liên hệ với số điện thoại 0967460XXX trong một tờ rơi “hỗ trợ vốn” thì được đối tượng bên kia đầu dây giải thích: Nếu cầm thẻ sinh viên có thể vay từ 1 - 10 triệu đồng, lãi từ 2.500 – 3.000 đồng/triệu đồng/ngày. Trái lại, vay theo hóa đơn thu tiền điện dưới hình thức “hỗ trợ tài chính” thì phí tính lãi sẽ được “linh động” từ 1.500 - 3.000 đồng/triệu đồng/ngày. Trong giới TDĐ thì kiểu cho vay này gọi là “góp”. Loại vay này phổ biến nhiều trong các khu dân cư, chợ, bến xe… Đối tượng vay chủ yếu là dân lao động nghèo cần tiền gấp để làm vốn buôn bán nhỏ, đóng học phí cho con, chữa bệnh… Số tiền cho vay thường từ vài triệu đến vài chục triệu.
Khi vay, chủ nợ sẽ khống chế thời hạn trả nợ bằng cách cộng cả vốn và lãi vào rồi chia đều cho số ngày để con nợ trả góp từng ngày một đến khi dứt nợ. Khác với vay “góp”, vay “đứng” là kiểu cho vay mà vốn thì “đứng yên” một chỗ còn con nợ phải è cổ ra đóng lãi hàng tháng với mức từ 10% trở lên. Hay nói cách khác, sau khoảng thời gian giao hẹn trả nợ, nếu người vay không thể thanh toán đúng kỳ hẹn sẽ bị các chủ TDĐ “phạt” bằng mức lãi cao ngất ngưởng. Cụ thể, lãi suất từ 1.500 đồng/triệu đồng/ngày có thể tăng lên 10.000 đồng/triệu đồng/ngày, thậm chí 20.000 đồng/triệu đồng/ngày.
Kể về hệ lụy từ TDĐ gây ra, đến thời điểm này N.T.H (35 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) vẫn không khỏi bàng hoàng. Theo lời H, năm 2013 do nhu cầu vay vốn để cứu lỗ cho cửa hàng gạo và cũng để trang trải nợ nần do chồng mê bài bạc H phải vay của một tổ chức TDĐ địa phương 200 triệu. Thế nhưng, trên thực tế khi nhận tiền H chỉ được 160 triệu, số còn lại được gọi là tiền “cắt phế”, được xem như tiền lãi. Đáng nói, dù được “cắt phế” nhưng tiền lãi H phải gánh nhanh chóng “đẻ ra” bằng số vốn ban đầu. 
Tương tự như trường hợp H, ông Vũ Duy H (56 tuổi, trú tại Nghi Tàm, Hà Nội) vay 200 triệu, chủ đường dây TDĐ này tính lãi suất 1,2%/tháng. Sau khi tin tưởng cầm cố sổ đỏ, mỗi tháng đều đặng ông H mang 2,4 triệu đi nộp lãi. Đáng nói, được 10 tháng ngôi nhà mà gia đình ông H sinh sống bỗng bị ngân hàng phát mãi. Đến thời điểm này, ông H và những người trong gia đình vẫn không khỏi hoang mang khi “bỗng dưng mất nhà” chỉ vì lãi suất 1,2%/tháng như vậy.
Ông Vũ Duy H (56 tuổi, trú tại Nghi Tàm, Hà Nội) là nạn nhân của “bẫy” "tín dụng đen".
Ông Vũ Duy H (56 tuổi, trú tại Nghi Tàm, Hà Nội) là nạn nhân của “bẫy” "tín dụng đen". 
1.001 mánh lới kiểm soát con nợ
Để có thể kiểm soát được con nợ, các tổ chức TDĐ đã bày ra không ít chiêu trò để moi tiền người vay. Theo lời N.T.H, khi H chưa kịp trả nợ đã “dính” phải không ít chiêu trò đe dọa oái oăm. Ngoài các trò dọa dẫm, đánh đập, bị các tay anh chị hành xử thậm tệ, giờ đây các chủ TDĐ còn sử dụng “nghệ thuật” khủng bố bằng cách quẳng hỗn hợp phân, chất lỏng vào cửa nhà con nợ. 
Sau đôi bận bị hành xử như vậy, H sợ hãi, tìm lên Sơn La để trốn tránh. H trốn, các chủ nợ vẫn chưa buông tha, chúng tìm đến bố mẹ H yêu cầu phải “gánh” lãi thay con, nếu không hễ gặp H sẽ cắt gân tay chân... Trên thực tế đã từng xảy ra không ít vụ đánh người, giữ người, cưỡng đoạt tài sản trái pháp luật của các chủ TDĐ. 
Chẳng hạn ngày 21/4, Công an quận 3, TP.HCM đã bắt giữ một nhóm người đòi nợ thuê của Trần Thị Kim Oanh (ngụ phường 10, quận Gò Vấp) vì đã chặn đường con nợ rồi ngang nhiên cưỡng đoạt chiếc xe gắn máy. Theo tìm hiểu, nhóm tín dụng của Kim Oanh cho “nạn nhân” vay trên 400 triệu đồng, với lãi suất “cắt cổ” 20%/tháng. Ở cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận rằng do nhận thấy con nợ không có khả năng chi trả nên mới cưỡng đoạt tài sản như vậy. 
Khách quan nhìn nhận, cho vay lãi nặng là hành vi có thể bị truy tố hình sự nên đa số dân cho vay TDĐ thường đội lốt khác. Nghĩa là, thay vì viết giấy vay nợ, họ sử dụng giấy đặt cọc mua nhà, xe hơi và thời hạn giao nhà, giao xe chính là thời hạn đáo hạn nợ.
Trước vấn nạn TDĐ, các lực lượng chức năng vấp phải không ít khó khăn khi thiếu chế tài kiểm soát, xử lý. Cụ thể, do TDĐ là tín dụng “ngầm” ở thị trường phi chính thức nên cả người đi vay và cho vay đều không xuất hiện nên việc phát hiện xử lý rất khó khăn. Hơn nữa, theo Điều 163 Bộ luật Hình sự, hành vi cho vay lãi nặng phải thỏa mãn hai yếu tố: Lãi suất gấp 10 lần lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định và có tính chất chuyên bóc lột (tức là người sống bằng nghề cho vay lãi nặng và dùng nhiều thủ đoạn để ép buộc cho vay và trả nợ). Với hai điều kiện này, cơ quan công an không dễ gì chứng minh và xác định được.
Thiết nghĩ, ngoài công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tránh sa bẫy TDĐ, các cơ quan chức năng muốn xoá sổ nó, cách tối ưu nhất không phải là cấm và hình sự hóa. Nên chăng, cần một sự minh bạch hóa TDĐ, nghĩa là ai muốn cho vay lãi nặng phải đăng ký kinh doanh, có đóng thuế và tuân thủ các khoản vay theo đúng quy định của pháp luật. Việc minh bạch hóa các tồn tại trong TDĐ chính là phương pháp kiểm soát, đề phòng tối đa các rủi ro xã hội phát sinh từ loại hình “vay nợ ngầm” này./.

Đọc thêm

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.