Bảo hiểm vi mô: Tiếp tục xem xét mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh TTXVN
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh TTXVN
(PLVN) - Tại phiên họp thường trực mở rộng của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, thẩm tra dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị  - xã hội diễn ra chiều 6/7, nhiều ý kiến đại biểu băn khoăn về sự cần thiết ban hành Nghị định riêng về hoạt động này vào thời điểm hiện nay và đề nghị nghiên cứu, xem xét thí điểm mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, bảo hiểm vi mô là các sản phẩm bảo hiểm hướng tới người nghèo, người có thu nhập thấp và những người yếu thế trong xã hội, với đặc điểm phí bảo hiểm thấp, số tiền bảo hiểm nhỏ, sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu.

Tại Việt Nam, năm 2014, Chính phủ đã cho phép Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai thí điểm bảo hiểm vi mô để cung cấp quyền lợi bảo hiểm cho các thành viên của mình. Việc triển khai này đã đáp ứng được một phần nhu cầu bảo hiểm của các hội viên là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp và được các hội viên đón nhận. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cơ sở pháp lý để hướng dẫn hoạt động bảo hiểm vi mô không vì mục tiêu lợi nhuận.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chỉ rõ, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm vi mô của tổ chức chính trị - xã hội là cần thiết nhằm tạo tiền đề xây dựng khung khổ pháp lý bền vững, mở rộng việc triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội sau thời gian thực hiện thí điểm. Việc xây dựng Nghị định cũng tạo điều kiện tham gia bảo hiểm cho người dân có thu nhập thấp, ít có điều kiện tiếp xúc với sản phẩm bảo hiểm thương mại của các doanh nghiệp bảo hiểm, góp phần thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.

Thảo luận tại phiên họp, một số ý kiến thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng chỉ rõ, đây mới chỉ là hoạt động thí điểm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chưa phải của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của dự thảo.

Bên cạnh đó, nội dung về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội đã được đề cập trong nội dung sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì chỉ khoảng hơn 1 năm nữa sẽ sửa đổi toàn diện Luật này. Do đó, chưa cần thiết ban hành Nghị định riêng vào thời điểm hiện nay.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách bảo hiểm vi mô là cần thiết vì bảo hiểm vi mô phủ rộng được đến tất cả các nhóm đối tượng mà hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại không thực hiện được, để đảm bảo an sinh của quốc gia.

Tuy nhiên, ông Sinh cũng nhận định, để triển khai như dự thảo Nghị định thì phải cân nhắc, đặc biệt là về mô hình tổ chức khi giao thêm nhiệm vụ cho 5 tổ chức chính trị - xã hội. “5 tổ chức ở Trung ương trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bảo hiểm thì rất mạo hiểm vì có nhiều rủi ro về quản lý vĩ mô đến triển khai thực hiện. Nếu triển khai chính sách này thì phải có một tổ chức độc lập và phải có cơ chế đặc thù cho họ”, ông Sinh phân tích.

Qua thảo luận, các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét thí điểm mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội. Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, xem xét đưa quy định về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội vào nội dung sửa đổi của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Bộ Tài chính tăng cường hỗ trợ, giám sát các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hoạt động bảo hiểm vi mô.

Đọc thêm

8,5 triệu và 8,84 tỷ đồng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sự việc một khách hàng ở Quảng Ninh bị một ngân hàng gửi đơn thông báo thu hồi khoản nợ xấu do chi tiêu gần 8,5 triệu đồng bằng thẻ tín dụng từ năm 2013 và qua 11 năm, nợ lãi phát sinh tới nay lên tới 8,84 tỷ đồng; đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..