An ninh nguồn nước và cạnh tranh cấp nước: Quản lý thế nào cho hiệu quả?

Trong khi các quốc gia đặt nặng về vấn đề an ninh nguồn nước thì chúng ta đang thả lỏng toàn bộ? Ảnh minh họa
Trong khi các quốc gia đặt nặng về vấn đề an ninh nguồn nước thì chúng ta đang thả lỏng toàn bộ? Ảnh minh họa
(PLVN) - Không có bất cứ cơ quan nào lên tiếng, chịu trách nhiệm về sự cố ô nhiễm nước sông Đà và câu chuyện cạnh tranh giữa nước sông Đà, sông Đuống vừa qua. Theo TS. Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, đang có tình trạng cái Nhà nước cần quản lý thì không quản lý, trong khi cái Nhà nước không cần quản lý thì Nhà nước lại nắm chặt quá…

Lúng túng phản ứng

“Đúng là lâu nay chúng ta không để ý. Cứ nghĩ nước là trên trời rơi xuống, nhưng khi sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà xảy ra, rồi câu chuyện sông Đà, sông Đuống, mỗi “ông” một dòng sông khác nhau nhưng lại cạnh tranh nhau. Từ câu chuyện này, nhìn rộng hơn, các nhà lãnh đạo không phản ứng hoặc phản ứng rất lúng túng…”- nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), TS Nguyễn Đình Cung đặt vấn đề tại một cuộc Tọa đàm hẹp về “An ninh nguồn nước và thị trường nước cạnh tranh” do CIEM tổ chức ngày 2/12.

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, ông Nguyễn Hoàng Hà - Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, câu chuyện liên quan đến nước rất phức tạp ở nhiều quốc gia và Liên Hợp quốc cũng có 1 khung quy định về nguồn nước.

“Ngành nước là hạ tầng cốt yếu của quốc gia. Nhìn chung ở các nước, nhà nước kinh doanh toàn bộ hoặc kết hợp với tư nhân cung cấp nước. Chỉ cung cấp thôi còn quy hoạch vẫn là Nhà nước…”, ông Hà lưu ý. Nghiên cứu của ông Hà cũng chỉ ra Việt Nam thuộc nhóm nước có giá nước thuộc loại đắt đỏ (chỉ sau nhóm ít nước thuộc loại “rất đắt đỏ”).

Liên hệ thực tế Việt Nam, mà trực tiếp là Hà Nội, TS Cung cho rằng, ở Việt Nam lĩnh vực này trước đây do Nhà nước làm, sau không có tiền, không có năng lực quản lý nên tư nhân nhảy vào và hiện lĩnh vực này đang do tư nhân đang nắm. 

“Vấn đề đặt ra là chúng ta đang thiếu vắng kiểm soát độc quyền. Cũng một vùng, một thị trấn phải cấp nước theo 1 giá, nhưng hiện nay là cùng trên địa bàn Hà Nội chẳng hạn, nhưng quận này 1 giá, quận kia 1 giá. Trong khi tôi là người dân, tôi chỉ có quyền tiếp cận 1 nguồn nước mà không có quyền tiếp cận nguồn nước thứ hai… Khi giá nước hai quận khác nhau là cả vấn đề”, ông Cung nhấn mạnh và cho rằng, 1 giá không phải cào bằng mà có tính chất cạnh tranh nhưng người dân phải có quyền lựa chọn, còn không phải 1 giá, có thể như giá điện, dùng nhiều trả nhiều…

Theo TS Nguyễn Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển, muốn 1 giá Nhà nước phải bù giá. “Ông” sông Đà báo lãi nhiều quá, vậy quyền lợi của người dân ở đâu? Vai trò quản lý nhà nước (QLNN) như thế nào? Phải có cơ quan nào đó chứ?”, chuyên gia này đặt vấn đề.

Thiếu quy định rõ ràng

Ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, trước đây, Bộ Thủy lợi quản lý tất cả các nguồn nước nhưng từ khi sáp nhập, quản lý nhà nước bị bỏ ngỏ, các Bộ  (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường…) chỉ quan tâm đến thu phí thuộc lĩnh vực Bộ mình quản lý? “Trong khi các quốc gia đặt nặng về vấn đề an ninh nguồn nước thì chúng ta đang thả lỏng toàn bộ; Phân phối phải có cạnh tranh, nhưng người dân không có thông tin về đấu thầu, chính quyền Hà Nội không chia sẻ với người dân”, chuyên gia này nghi ngại.

Đề cập đến vai trò QLNN,  Phó Viện trưởng CIEM, ông Phan  Đức Hiếu dẫn Luật Tài nguyên nước và cho biết, rất nhiều bộ, ngành QLNN nhưng quy định không rõ.

“Cảm nhận hiện nay là chúng ta đang thiếu cơ quan QLNN, khi xảy ra sự cố thì không cơ quan nào lên tiếng chịu trách nhiệm. Người dân mất nước mấy chục ngày không ai chịu. Hay không trả tiền bị cắt nước… Có được làm thế không? Phải tìm cơ chế khác để giải quyết vấn đề!”- ông Nguyễn Đình Cung đề nghị. 

Theo ông, không nên đặt vấn đề Nhà nước hay tư nhân làm bởi nước là mặt hàng thiết yếu, ai làm cũng phải kiểm soát, kiểm soát về độc quyền cung cấp, kiểm soát cả chất lượng và giá nước. “Nhà nước phải quản lý trên nguyên tắc hiệu quả và đảm bảo lợi ích cơ bản giữa các bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Phải tính toán như thế nào để các nhà đầu tư bỏ vốn làm, để thu hút tư nhân làm  nhưng không phương hại lợi ích Nhà nước và người dân…”, nguyên Viện trưởng CIEM đề nghị.

Ông Cung cũng khẳng định dứt khoát nên tiếp cận công bằng cùng giá nước, ai sử  dụng nhiều thì trả nhiều. Nếu hiệu quả không bù được công bằng thì Nhà nước phải bằng cách nào đó bù chênh lệch giá. Vấn đề này cần phải có sự nghiên cứu, điều tra một cách bài bản để đưa ra kiến nghị cho Chính phủ chứ không thể để tình trạng buông lơ như nhiện nay...”, nguyên Viện trưởng CIEM đề nghị. 

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Đọc thêm

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).