ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam

ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
(PLVN) - Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh năng mức tăng trưởng của Việt Nam từ 6,8% lên 6,9% trong năm 2019 và từ 6,7% lên 6,8% trong năm 2020.

Dự báo này được đưa ra trong bối cảnh ADB giảm dự báo tăng trưởng của Châu Á khi tốc độ tăng trưởng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Ấn Độ giảm sút do cả các yếu tố trong và ngoài nước.

Trong một ấn bản bổ sung của báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á 2019 được công bố hồi tháng 9, ADB hiện đang kỳ vọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực tăng 5,2% cho cả năm 2019 và 2020, giảm so với con số dự báo hồi tháng 9 là 5,4% cho năm nay và 5,5% vào năm sau.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: “Mặc dù tốc độ tăng trưởng ở Châu Á đang phát triển vẫn vững vàng, song căng thẳng thương mại kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực tới khu vực và hiện đang là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh tế trong dài hạn. Đầu tư trong nước cũng đang giảm sút ở rất nhiều quốc gia do niềm tin kinh doanh suy yếu. Mặt khác, lạm phát đang gia tăng trong bối cảnh giá lương thực cao hơn, do dịch tả lợn Châu Phi khiến giá thịt lợn tăng lên đáng kể.”

Ấn bản bổ sung này dự báo lạm phát ở mức 2,8% trong năm 2019 và 3,1% vào năm 2020, tăng so với con số dự báo hồi tháng 9 là 2,7% trong cả năm nay và năm sau. 

Ở Đông Á, tăng trưởng của Trung Quốc hiện được dự kiến đạt 6,1% trong năm nay và 5,8% trong năm tới, do căng thẳng thương mại và tình trạng suy giảm hoạt động toàn cầu, kết hợp với nhu cầu nội địa suy yếu khi ngân sách của các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá thịt lợn đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. 

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể bứt tốc nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận về thương mại. Trong tháng 9, ADB dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6,2% trong năm 2019 và 6,0% vào năm 2020. 

Hồng Kông, Trung Quốc, vốn đang trong đợt suy thoái về mặt kỹ thuật, sẽ chứng kiến áp lực sụt giảm nghiêm trọng kéo dài, có thể tới năm 2020. Nền kinh tế này hiện được dự báo giảm 1,2% trong năm nay và tăng trưởng 0,3% vào năm sau.

Ở Nam Á, tăng trưởng của Ấn Độ hiện được dự báo đạt mức thấp hơn là 5,1% trong năm tài khóa 2019, do thua lỗ của một công ty tài chính phi ngân hàng lớn trong năm 2018 đã dẫn tới tâm lý e ngại rủi ro trong lĩnh vực tài chính và thắt chặt tín dụng. 

Đồng thời, tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng việc làm thấp và khó khăn ở khu vực nông thôn do mất mùa. Tăng trưởng của Ấn Độ có thể lên tới 6,5% trong năm tài khóa 2020 với các chính sách hỗ trợ. Trong tháng 9, ADB đã dự báo mức tăng GDP của Ấn Độ là 6,5% trong năm 2019 và 7,2% vào năm 2020.

Ở Đông Nam Á, rất nhiều quốc gia tiếp tục chứng kiến xuất khẩu sụt giảm và đầu tư suy yếu, cùng với đó là mức dự báo tăng trưởng bị hạ thấp đối với Xinh-ga-po và Thái Lan. Dự kiến tăng trưởng GPD của khu vực Thái Bình Dương sẽ chậm lại, với các hoạt động ở Phi-gi – nền kinh tế lớn thứ hai của tiểu vùng sau Pa-pua Niu Ghi-nê – ảm đạm hơn so với dự báo trước đây. 

Tại Việt Nam, tăng trưởng GDP trong ba quý đầu năm 2019 đã đạt 7,0%, mức cao nhất so với cùng kỳ trong chín năm qua. Tiêu dùng cá nhân đã tăng 7,3%, trong khi đầu tư tăng 7,7% nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư được duy trì và sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. 

Với xung lực tăng trưởng mạnh mẽ ngoài dự kiến trong Quý 3 nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong Quý 4 và sang năm sau, dự báo tăng trưởng cho Việt Nam đã được điều chỉnh tăng từ 6,8% lên 6,9% trong năm 2019 và từ 6,7% lên 6,8% trong năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Huy động tài chính cho mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Thuế carbon nên điều tiết vào khâu đầu tiên đưa nhiên liệu hóa thạch vào thị trường. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại COP 26, dự kiến từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD. Thuế carbon và thị trường carbon là 2 công cụ kinh tế được đề xuất để huy động nguồn lực tài chính cho mục tiêu này.

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến

Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến
(PLVN) - Triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam - Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận những thiết bị, công nghệ hiện đại nhất đến từ những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, kết nối, xây dựng quan hệ đối tác kinh doanh và cập nhật các xu hướng, kiến thức ngành hữu ích.

Kỳ vọng vào cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhu cầu mua trực tiếp điện gió, điện mặt trời rất lớn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) - Việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp (DPPA) được đánh giá rất quan trọng bởi tính bền vững, lâu dài. Các tập đoàn lớn của thế giới tại Việt Nam đều đang rất “ngóng” cơ chế này được thực thi.

Chuyển đổi khu công nghiệp sinh thái gặp nhiều vướng mắc

KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư FDI. (Ảnh: KCN Nam Cầu Kiền/Vietnam+)
(PLVN) - Được đề cập trong Nghị định 35/2022/NĐ-CP (NĐ 35) quy định về quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT), Chính phủ cũng đồng ý với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các KCN hiện hữu sang KCN sinh thái và 8 - 10% địa phương có định hướng xây dựng KCN sinh thái mới. Tuy nhiên, thực tế triển khai KCN sinh thái đang gặp nhiều vướng mắc.

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (14/3), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024

Tổng cục Thuế tuyển dụng hơn 1.000 công chức năm 2024
(PLVN) - Tổng cục Thuế vừa có thông báo chính thức về việc thu hồ sơ đối với 2 kế hoạch tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2024 đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo đó, năm 2024, Tổng cục Thuế sẽ tuyển dụng 1.001 công chức cho toàn ngành.

Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến cơ hội đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội nghị đã thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các DN hàng đầu của Nhật Bản và Việt Nam.
(PLVN) - Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (XTĐT) “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các chính sách phát triển TTCK, nâng hạng thị trường - thu hút các dòng vốn mới..

Cục thuế Thừa Thiên Huế triển khai nhiều chính sách, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp

Cục thuế Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế.
(PLVN) - Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ cũng như lắng nghe những vướng mắc, hỗ trợ “họ” thực hiện quyết toán thuế, thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều chính sách tốt góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách địa phương.