Những công nghệ giúp nông sản Việt thăng hoa của Công ty TNHH Long Hải

Hệ thống tự động hoá bằng robot được Công ty Long Hải đưa vào trong vận hành sản xuất
Hệ thống tự động hoá bằng robot được Công ty Long Hải đưa vào trong vận hành sản xuất
(PLVN) - Là Doanh nghiệp tiên phong trong ngành thạch rau câu và các sản phẩm có nguyên liệu chính từ cây rong sụn tại Việt Nam và khu vực, các sản phẩm của Công ty TNHH Long Hải đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín và được tổ chức ABS của Hoa Kỳ đánh giá cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 nên toàn bộ sản phẩm của Long Hải đều có chất lượng, an toàn và tốt cho sức khoẻ.

Dẫn đầu về sản phẩm, quy mô sản xuất

Thành lập vào năm 2000, trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Long Hải đã phát triển vượt bậc, vươn mình mạnh mẽ thành một doanh nghiệp lớn, dẫn đầu ngành về sản xuất Thạch rau câu. Công ty có hai nhà máy sản xuất với diện gần 5ha tại tỉnh Hải Dương và một nhà máy có diện tích gần 6ha tại tỉnh Ninh Thuận, chuyên cung cấp nguồn nguyên liệu rong biển có chất lượng, ổn định cho nhà máy ở Hải Dương.

Đi lên với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng từ dòng sản phẩm ban đầu là thạch rau câu mang thương hiệu Long Hải, Công ty đã phát triển được bốn dòng sản phẩm chủ lực thạch sữa chua Natty, thạch Caramel Lapatie, thạch rau câu uống Excite.

Các sản phẩm của Công ty Long Hải được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín, được tổ chức ABS của Hoa Kỳ đánh giá cấp chứng chỉ ISO 22000:2018 nên toàn bộ sản phẩm của Long Hải đều có chất lượng cao, an toàn và tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Sản phẩm Thạch rau câu mang thương hiệu Long Hải.
Sản phẩm Thạch rau câu mang thương hiệu Long Hải. 

Theo đó, toàn bộ quá trình sản xuất các sản phẩm của Long Hải đều được giám sát chặt chẽ về môi trường, các nguồn thải.  Hệ thống xử lý nước thải của Công ty còn được đầu tư lớn, hiện đại cùng hệ thống cây xanh xung quanh nhà máy đã làm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường. Năm 2019, Long Hải được tặng danh hiệu Doanh nghiệp vì môi trường xanh và phát triển bền vững.

Với các sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng và an toàn cho sức khoẻ, sản phẩm của Công ty Long Hải luôn được người tiêu dùng yêu thích, đón nhận. Các lứa tuổi từ người già đến trẻ em, ai ai cũng sử dụng và rất quen thuộc với thạch rau câu Long Hải. Vì thế đã tạo lên một thị trường tiêu thụ sản phẩm của Long Hải rộng rãi, ổn định.

Công ty đã hình thành lên được hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, trải dài 63 tỉnh thành trên toàn quốc nên ở bất kỳ đâu trên dải đất chữ S này đều có thể dễ dàng mua được sản phẩm của Long Hải với giá ổn định, thống nhất. 

Chưa dừng lại ở đó, Long Hải cũng đã xuất khẩu sản phẩm của mình tới một số quốc gia trên thế giới như: Myanmar, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Nga, Đức với doanh thu các năm đều tăng trường cao và năm 2019 tổng doanh thu của Công ty đã đạt mức 1.181tỷ đồng.

Cải tiến công nghệ, đưa hệ thống robot vào vận hành sản xuất

Long Hải không chỉ là một Doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất thạch rau câu mà chính những con người làm lên các sản phẩm đó đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo đưa công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến vào trong quá trình sản xuất các sản phẩm này.

Hệ thống tự động hoá bằng robot được Công ty Long Hải đưa vào vận hành trong sản xuất.
Hệ thống tự động hoá bằng robot được Công ty Long Hải đưa vào vận hành trong sản xuất. 

Theo chia sẻ của Công ty, khoảng 2 năm về trước, tại các xưởng sản xuất của Công ty có rất nhiều nhân công làm việc. Điển hình như tại phân xưởng đóng gói nước rau câu của Công ty có khoảng 134 lao động. Mọi công đoạn của khâu đóng gói tại đây vẫn còn thủ công với các thiết bị lao động thô sơ, công nhân làm việc trong môi trường nóng bức, điều kiện an toàn thực phẩm khó kiểm soát.

Làm sao để cải tiến công nghệ, nâng cao sức cạnh trang cho doanh nghiệp, bắt kịp với xu thế hiện đại hoá hiện nay trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần thứ tư này luôn là điều trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty Long Hải.

Không để doanh nghiệp thụt lùi về công nghệ, khoa học kỹ thuật, ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Hải cho biết, ban lãnh đạo Công ty đã liên hệ với rất nhiều đối tác, chuyên gia nước ngoài nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, đưa kỹ thuật, dây chuyền công nghệ mới, hiện đại để vào làm thạch rau câu.

Là một kỹ sư, ông Tuấn cũng luôn trăn trở về việc đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất. Nên đến năm 2017, anh đã quyết tâm bắt tay vào công cuộc nghiên cứu, đổi mới công nghệ theo hướng tự động hoá ở khâu dây chuyền đóng gói. Theo Phó Giám đốc Công ty Long Hải, việc sử dụng hệ thống bằng robot nhập khẩu nguyên dàn rất tốn kém và cồng kềnh nên anh đã nghiên cứu, thiết kế mô hình sử dụng động cơ của Đức để chế tạo ra robot thực hiện công đoạn đóng gói tự động, giúp giảm chi phí hơn.

Thời gian đầu, anh và các nhân viên khác đã gặp rất nhiều khó khăn khi để đưa tự động hoá vào phân xưởng bởi thời điểm áp dụng công nghệ mới này vào sản xuất chưa có doanh nghiệp thạch rau câu nào mạnh dạn sử dụng robot để đóng gói sản phẩm cùng loại, kể cả những doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc hay những ông lớn đi đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vấn đề này đã được lãnh đạo Công ty hỗ trợ tối đa về thời gian, kinh phí, nhân lực và trang thiết bị tốt nhất, cuối cùng, anh và các cán bộ kỹ thuật đã hoàn thiện giải pháp sau 2 năm tìm tòi, thử nghiệm.

Năm 2019, việc lắp đặt hệ thống vào phân xưởng đã hoàn thiện, hệ thống có sử dụng robot và màn hình điều khiển cỡ lớn đơn giản, dễ sử dụng đã giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. Thay vì cách làm thủ công trước kia, giờ đây, sản phẩm được chuyển bằng băng tải từ xưởng chiết rót thẳng vào băng tải của hệ thống. Người lao động chỉ cần giám sát sản phẩm trên băng tải để loại bỏ các hàng sạn, hàng lỗi.

Sau khi được dán tem tự động, sản phẩm tiếp tục di chuyển trên băng tải, đến bước robot có chức năng gắp các dây sản phẩm từ băng tải, xếp gọn vào thùng, đi qua máy dán thùng tự động và lên kho.

Hệ thống robot đã thay thế được sức người trong sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, nhất là trong khâu chế biến thực phẩm. Trong sản xuất và chế biến thực phẩm, giảm được các khâu sản xuất của người lao động thì mức độ đảm bảo chất lượng của thành phẩm sẽ càng cao. Hiện nay, từ các khâu nhập nguyên liệu đầu vào cho tới đóng gói của của công ty đều được xử lý qua dây chuyền tự động nên sản phẩm đều đáp ứng được Tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Anh Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Hải người đã dày công nghiên cứu, cải tiến công nghệ, kỹ thuật ở công ty.
 Anh Nguyễn Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Hải người đã dày công nghiên cứu, cải tiến công nghệ, kỹ thuật ở công ty.

Sáng kiến cải tiến kỹ thuật và khi ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đã được lãnh đạo công ty đánh giá rất cao, hiệu quả sản xuất của Công ty Long Hải đã ngày càng tăng cao hơn trước từ 3 – 5 lần. Thời gian hoàn thiện sản phẩm được giảm đi đáng kể. Nếu như trước đây cần hơn 100 nhân công/12 giờ mới hoàn thiện 7.000 thùng sản phẩm thì nay với hệ thống robot, Công ty chỉ cần 50 nhân công/8 giờ có thể hoàn thành. Vì vậy mà tiết kiệm được rất nhiều sức lao động của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Từ hiệu quả của việc áp dụng hệ thống robot vào công nghệ tự động hoá sản xuất, Công ty Long Hải dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống sản xuất tự động hoá hoàn thành tại nhà máy số 2. Đặc biệt, tiếp nối những thành tựu đã đạt được, năm 2019 vừa qua cũng là năm Công ty TNHH Long Hải đã khánh thành 01 nhà máy cho ra đời sản phẩm mới nước rong biển ép Kamila và Catalia với công suất 24000 sản phẩm/giờ, với tổng mức đầu tư trên 10 triệu USD. 

Các sản phẩm đồ uống này chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa cây rong sụn với củ sâm Fansipan, đưa tới người tiêu dùng một dòng sản phẩm mới có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ giải quyết đồng thời các mục tiêu: góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt và ổn định đầu ra cho bà con nông dân vùng cao mà Công ty TNHH Long Hải đã và đang hướng tới.

Đọc thêm

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM.
(PLVN) -  Thị trường UPCoM tháng 1/2023 có diễn biến giao dịch kém sôi động với thanh khoản giảm đáng kể. Giao dịch của khối ngoại giảm 86,65% so với giá trị mua ròng trong tháng 12/2022, tính chung trong tháng 1, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xỉ 64,95 tỷ đồng.

Năm 2023: Kỳ vọng thị trường chứng khoán bứt phá

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh cồng khai trương phiên GDCK đầu năm 2023.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tin tưởng, với sự nỗ lực của Chính phủ nhằm giữ vững nền kinh tế vĩ mô và những giải pháp thiết thực, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ có một năm 2023 trở lại mạnh mẽ, phát triển cả về quy mô và chất lượng.