Không gian và đại dương: Mặt trận mới về khai thác khoáng sản

Các mẫu vật mà tàu thăm dò Hayabusa-2 của Nhật Bản thu thập được.
Các mẫu vật mà tàu thăm dò Hayabusa-2 của Nhật Bản thu thập được.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những dự án khai thác tài nguyên khoáng sản trên các tiểu hành tinh được phát động và triển khai thời gian qua đã đưa đến cuộc tranh luận sôi nổi quanh đề tài khám phá không gian và cách thức mà con người sử dụng không gian để phục vụ nền văn minh nhân loại, đồng thời nêu bật một vấn đề trọng tâm là cuộc khủng hoảng tài nguyên trên hành tinh của chúng ta.

Đổ tiền khai khoáng trong không gian

Theo ông Florian Vidal (nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp) và Giáo sư Vật lý José Halloy, sự tăng tốc quá trình chuyển đổi sinh thái để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu đã khiến nhu cầu khoáng sản tăng mạnh nhằm phục vụ các công nghệ được cho là không carbon cũng như để duy trì cơ sở hạ tầng sẵn có hoặc được xây mới. Trong lúc các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản đang được nhân rộng trên Trái đất, nhiều “mặt trận mới” cũng đang được xem xét, như khai khoáng trong không gian.

Điển hình, năm 2016, truyền thông thế giới xôn xao trước dự án khai thác tài nguyên khoáng sản trên các tiểu hành tinh đầy táo bạo của các công ty Planetary Resources và Deep Space Industries của Mỹ. Khi Planetary Resources đặt chân vào lĩnh vực vũ trụ hồi đầu những năm 2010, các nhà lãnh đạo của công ty đã có nhiều tham vọng và hứa hẹn sẽ bước sang một chặng mới trong công cuộc chinh phục không gian với việc khai thác khoáng sản trên các tiểu hành tinh.

Từ năm 2012, dự án của công ty này đã thu hút nhiều nhà đầu tư tư nhân như Larry Page và Éric Schmidt - những người đứng đầu tập đoàn Google, và cả nhà làm phim James Cameron. 

Sự hào hứng, nhiệt tình đối với lĩnh vực khai khoáng trong không gian từ Mỹ đã vượt Đại Tây Dương, lan sang Đại công quốc Luxembourg. Ngoài việc điều chỉnh luật pháp quốc gia cho phù hợp, ngành ngoại giao Luxembourg cũng đã được huy động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực được chính quyền nước này xem là chiến lược.

Đến mùa hè năm 2016, Nhà nước Luxembourg thông qua Công ty quốc gia về tín dụng và đầu tư (SNCI), đã chi 12 triệu euro để mua 10% cổ phần của công ty Mỹ Planetary Resources.

Tuy nhiên, 2 năm sau, quan hệ hợp tác này đã bị đổ bể. Khi công ty của Mỹ gặp khó khăn về tài chính, chính phủ Luxembourg đã bán cổ phần của họ với giá tượng trưng. Dù vậy nhưng việc Luxembourg gia nhập dự án thăm dò khoáng sản trong không gian đã tạo cho họ một vị thế quốc tế để kết nối các lĩnh vực đầu tư và phát minh, sáng chế. Tiếp nối chính sách về lĩnh vực này, Luxembourg về sau tiếp tục tham gia vào dự án Artemis của NASA nhằm đưa con người trở lại mặt trăng.

Nhật Bản - một thành viên khác của dự án Artemis, cũng quan tâm đến nghiên cứu khoa học về cấu tạo của các tiểu hành tinh, vốn là một bước để thăm dò các nguồn tài nguyên khoáng sản tiềm năng trong không trung.

Vào tháng 12/2020, tàu thăm dò không gian Hayabusa-2 của Nhật quay trở về Trái đất sau sứ mệnh kéo dài 6 năm đi qua tiểu hành tinh Ryugu. Mục tiêu của sứ mệnh khoa học này là chứng minh Ryugu có thể có các thành phần nguyên thủy của hệ Mặt trời và Hayabusa-2 đã lập được kỳ công kỹ thuật, thu thập được 5,4 gram vật chất từ Ryugu với chi phí 16,4 tỷ yen (126 triệu euro).

Tương tự, vào ngày 20/10/2020, Osiris-Rex (một tàu thăm dò không gian của NASA) cũng đã thực hiện sứ mệnh đáp 6 giây trên tiểu hành tinh Bennu để thu thập mẫu bụi (regolith). Osiris-Rex dự kiến sẽ quay trở về Trái đất vào năm 2023 với mẫu bụi thu thập được. Chi phí cho sứ mệnh này là khoảng 800 triệu USD và khoảng 183,5 triệu USD cho tên lửa phóng Atlas V. 

Viễn cảnh dưới đáy biển

Để đón đầu nhu cầu khoáng sản ngày càng tăng của thế giới, khai khoáng dưới đáy biển thường được coi là một giải pháp do sự rộng lớn của không gian này. Trong số các quốc gia quan tâm đến khai khoáng dưới đáy đại dương có Na Uy.

Sau 3 năm thám hiểm đáy biển, biến quốc gia Bắc Âu thành nước đi đầu trong ngành công nghiệp khai thác mới này, vào tháng 1/2021, Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy công bố khả năng từ năm 2023 sẽ cấp giấy phép khai thác cho các doanh nghiệp quan tâm, như cho phép công ty Nordic Ocean Resources AS của tập đoàn Nordic Mining ASA khai thác vùng đáy biển sâu vốn giàu quặng đồng, kẽm, cobalt, vàng và bạc. Theo nhiều ước tính, ở thềm lục địa Na Uy có tới 6,9 triệu tấn đồng.

Nhật Bản cũng có các kế hoạch tương tự, với khả năng bắt đầu khai thác đáy biển từ năm 2026. Còn tại Canada, công ty DeepGreen (trụ sở tại Vancouver) hồi năm 2019 đã thông báo huy động khoản tiền đầu tư 150 triệu USD để bắt đầu thăm dò tìm kiếm tài nguyên khoáng sản ở một phần của Thái Bình Dương. Đây là một dấu hiệu cho thấy niềm tin vào tương lai của ngành này ngày càng tăng.

Tuy nhiên, việc khai thác phụ thuộc trước hết vào giá kim loại trên thị trường và việc giảm chi phí khai thác trong môi trường biển. Hậu quả của khai thác đối với hệ sinh thái biển cũng gây nhiều lo ngại. Các nhà khoa học cảnh báo không nên chuyển đổi quá nhanh từ thăm dò tìm kiếm sang khai thác do con người còn ít hiểu biết về môi trường dưới đại dương rộng lớn và sự sống dưới đáy biển.

Tranh cãi về những quy định

Việc các hoạt động khai thác ở những “mặt trận” mới nói trên phát triển cũng đồng thời đặt ra nhu cầu phải có các quy định phù hợp để điều chỉnh. Đây cũng điều mà giới lãnh đạo các nước đã nhìn thấy. Điển hình, Cơ quan Quản lý đáy biển quốc tế (ISA) đã dành nhiều năm để soạn thảo một Bộ luật về khai khoáng dưới đáy biển trong tương lai - một công cụ không thể thiếu để giám sát các hoạt động khai thác có thể được triển khai.

Việc đặt ra quy định được đánh giá là có tầm quan trọng sống còn đối với việc khai thác đáy biển ở những vùng nước sâu như vùng Clarion-Clipperton (CCZ) kéo dài từ quần đảo Hawaii đến bán đảo Baja California và nằm trên đường đứt gãy của Thái Bình Dương.

Khu vực bao la này được cho là có trữ lượng 247 triệu tấn nickel và 226 triệu tấn đồng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ẩn chứa trong những không gian này là sự đa dạng sinh học độc nhất và mật độ của chúng được củng cố nhờ sự hiện diện của các nốt đa kim nằm ở độ sâu 4-5 km.

Hiện nay, cuộc tranh cãi về quy định cho các hoạt động này vẫn đang diễn ra sôi nổi. Trong khi cơ quan quản lý đáy biển quốc tế khuyến nghị điều chỉnh dần dần các quy định theo từng bước khi có các tác nhân tham gia khai khoáng ở đáy biển thì cũng có ý kiến cho rằng việc điều chỉnh dần dần như vậy là chậm chạp, chạy theo thực tế. Một số ý kiến cho rằng sẽ rất khó sửa đổi các quy tắc ứng xử một khi việc khai thác đã được khởi động.

Các chuyên gia cho rằng, hoạt động khai thác đáy đại dương cho dù không bù đắp hết cho các hoạt động diễn ra trên đất liền nhưng là nguồn bổ sung cần thiết để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Thế nhưng, cũng như đối với không gian, những sáng kiến khai khoáng dưới đáy dại dương đang đặt ra những vấn đề nan giải về việc khai thác tài nguyên ở những vùng ngày càng xa xôi. Các ý kiến đều cho rằng, dù ở đất liền hay biển khơi, việc bảo tồn cân bằng sinh thái là một tiêu chí để cân nhắc các dự án khai khoáng.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.