Khi thị phi lan tới chốn…cửa chùa

Một góc chùa Cổ Liễn
Một góc chùa Cổ Liễn
(PLO) - Cửa phật vốn là chốn linh thiêng, cõi sắc không, từ bi hỉ xả thế nhưng gần đây những chuyện “thị phi” lại liên tiếp xảy ra. “Ăn theo” các sự việc không hay này nhiều người xưng danh phật tử đã gây nhiễu loạn thông tin, tung lên mạng xã hội những bình luận chát chúa, bóp méo, bẻ cong sự việc hoặc đôi co “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”. Chốn cửa phật vì thế đã không còn là nơi thanh tịnh, yên tĩnh…

“Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”

Tình trạng này thực sự đúng với câu chuyện “rúng động” Hà Nội: “chùa Vân Hồ bỏ đói sư cô, lắp  camera “duyệt” khách”. Hồi tháng 6 vừa qua, báo chí thông tin, tại chùa Vân Hồ (Linh Thông tự, là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng năm 1992) ni sư Thích Đàm Thục bị bỏ đói đã tìm cách ra ngoài mua nước uống và bánh mỳ để ăn. Khi sư Thục quay về chùa thì người trong chùa không mở cửa cho sư Thục vào khiến ni sư này phải ra công an trình báo, nhờ can thiêp.
Công an phường Lê Đại Hành cùng đại diện chính quyền, tổ dân phố đã đến chùa can thiệp để sư Thục được vào chùa. Công an phường sau đó đã kiểm tra phòng riêng của sư Thục thì thấy điện, nước đã bị cắt, trong khi điện, nước trong chùa vẫn có bình thường. Sự việc sư Thục bị bỏ đói được bà Dương Thị Hồi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Lê Đại Hành xác nhận. Theo bà Hồi, cảm thương cho hoàn cảnh sư Thục, nhiều phật tử đã tìm cách vòng ra phía đường Bà Triệu “ném” bánh mì, đồ ăn vào cho sư Thục, có khi cả chai nước lọc nhỏ. Nhiều Phật tử mỗi khi vào được chùa đều giấu giếm ít đồ ăn mang đến cho sư Thục.
Phản bác lại những thông tin chấn động này, bà Phùng Thị Síu (phật tử chùa Vân Hồ) phẫn nộ nói với phóng viên PLVN rằng sư Thục đã dựng chuyện tố cáo sư thầy Thích Đàm Nhung, biến chùa thành chợ khiến cho người dân và các tăng ni phật tử khác hiểu lầm về chùa.

Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng – trung tâm UNESCO phát triển văn hóa và thể thao, trực thuộc liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam –phật tử chùa Vân Hồ cho biết đã chứng kiến cảnh sư Thục cùng chính quyền phường Lê Đại Hành vây quay cổng chùa: “Chuyện nhà chùa không cho sư Thục vào chùa không giống như những gì báo chí đã nêu, hôm đó nhà chùa không có người tôi cũng phải đợi rất lâu mới có người ra mở cửa chứ chẳng phải là mình sư Thục”, bà Hằng khẳng định.

Nhận xét về sư Thục, bà Síu, bà Hằng và một số phật tử khác cho rằng ni sư này có tác phong, nề nếp sinh hoạt không đúng phép tắc người tu hành như: mặc áo 2 dây, móng tay, vệ sinh bậy bạ, xáo trộn nề nếp nhà chùa thậm chí phá hoại đường dây điện, cắm dây điện vào bình nước lọc để dùng, khi bị phát hiện thì sư Thục giằng dây điện làm hỏng các thiết bị.
Các phật tử này còn cất công đi thu thập các bằng chứng về thời gian sư Thục ở chùa Khánh Sơn (thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Cụ thể,  tháng 7 năm 2008 sư Thục đã tự ý chặt 2 cây Lim cổ thụ mà không hề báo cáo với chính quyền sở tại, sau đó đã tự ý đổ bát nhang của các phật tử cất vào hộp kính rồi thay toàn bộ bằng bát hương mới, xây hàng loạt những công trình mới nham nhở và phản cảm làm mất cảnh quan của chùa, phá nát bố cục của ngôi chùa cổ có lịch sử gần 400 năm.
Bà Trịnh Thị Giảng (75 tuổi) – người dân thôn Cổ Liễn xác nhận với phóng viên: “sư Thục đánh đập chú tiểu dã man đến nỗi thâm tím mặt mày, môi sưng và bị dập những người dân xung quanh phải nhảy tường vào can ngăn. Sư Thục còn dạy các phật tử nói dối, mờ ám trong quản lý tiền công đức”.
Bà Trịnh Thị Giảng trò chuyện với PV
 Bà Trịnh Thị Giảng trò chuyện với PV
Ông Khuất Văn Trường  - Chủ tịch UBND xã Cổ Đông cũng thừa nhận thời gian sư thầy thích Đàm Thục về làm trụ trì chùa Khánh Sơn đã nảy sinh những mâu thuẫn với đệ tử trong chùa và tiền nong với nhân dân, chặt 2 cây lim cổ thụ không báo cáo với chính quyền.
Một số phật tử chùa Vân Hồ cho biết đã nhiều lần gửi đơn thư phản ảnh về những việc làm sai trái của sư Thục nhưng không có sự hồi âm của các cấp chính quyền.
Còn đại diện Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ phường Lê Đại Hành thì cho biết từ ngày sư cụ Thích Đàm Hợp – nguyên trụ trì chùa Vân Hồ qua đời, rất nhiều chuyện phức tạp xảy ra, người tu tập trong chùa thì mâu thuẫn nhau. Đã 4-5 lần chính quyền địa phương và công an phải đến chùa giải quyết nhưng những mâu thuẫn vẫn chưa được hóa giải. Mâu thuẫn giữa những người tu tập tại chùa lên đến đỉnh điểm, xảy ra sự việc lình xình giữa sư Thục và sư Nhung khiến cho phật tử xa lánh, không mấy ai còn tha thiết tới chùa.
Chùa Bồ Đề trong “tâm bão” dư luận
Những ngày đầu tháng 8, dư luận thủ đô chấn động trước thông tin cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội khởi tố vụ án, bắt giam hai đối tượng để điều tra về hành vi mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Trước đó, báo chí dồn dập thông tin về “nghi án” chùa Bồ Đề liên đới tới đường dây mua bán trẻ sơ sinh. Mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa người môi giới sẽ nhận được 5-7 triệu tiền “lại quả”...

Trả lời báo giới, chính quyền phường Bồ Đề và Công an phường này phủ nhận thông tin nói trên. Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan cho rằng, nhà chùa bị hàm oan, bày tỏ nguyện vọng trả lại cho nhà chùa sự trong sạch và khẳng định “nếu làm sai thì sẵn sàng đi tù". 

Trung tá Nguyễn Cao Khải – Đội phó Đội 12, phòng CSĐT tội phạm (PC45) cho biết ngoài hai đối tượng liên quan chính trong vụ án này, cơ quan công an đã triệu tập 3 nghi phạm khác để điều tra. Các đối tượng này đã thực hiện hành vi mua bán bé Cù Nguyên Công (trẻ sơ sinh được nuôi tại chùa cuối năm 2013) với giá 35 triệu đồng. Trước đó, cuối tháng 10/2013 bé Công được phát hiện bị bỏ rơi ở cổng chùa trong tình trạng dây rốn chưa rụng. Nhà chùa đã chăm sóc, nuôi dưỡng và đặt tên cho bé. Đến 1/1/2014 bé Công được bán ra ngoài.
Cơ quan Công an cũng đã triệu tập nhân chứng và những người có liên quan. Hiện tại Cơ quan Điều tra chưa xác định hành vi liên quan của nhà sư Thích Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề. Cơ quan CSĐT cũng đã mời sư Lan lên để làm rõ những thông tin trên báo chí trong thời gian qua. Tại Cơ quan công an, đối tượng Nguyệt còn khai có nhận thêm 2 cháu bé nữa từ Trang để cho làm con nuôi của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Điều đau lòng là cháu bé Cù Nguyên Công sau khi bị các đối tượng trên bán làm con nuôi đã qua đời vào ngày 27-6-2014 tại Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương.
Hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ có bao nhiêu trẻ em được nuôi tại chùa Bồ Đề đã bị đem cho, bán và có hay không sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan trong vụ việc này. Sự thật về vụ việc này vẫn đang chờ cơ quan điều tra xác minh. Mạng xã hội những ngày qua “nóng rẫy” thông tin bình luận về vụ việc tại chùa Bồ Đề, trong đó không ít phật tử cảm thấy đau xót trước những thị phi về nhà chùa đang làm xói mòn niềm tin vào cửa phật.
Chị Diệu Tâm, một phật tử thường xuyên tham gia các hoạt động từ tế cho biết các chùa nuôi trẻ mồ côi không hiếm nhưng chùa Bồ Đề lâu nay là nơi nuôi dưỡng đông trẻ bị bỏ rơi nhất, đây vốn là một việc làm tốt, nhân đạo, nhân văn nhưng không biết từ khi nào đã bị biến tướng bởi con người tham sân si, trái với đạo lý chốn tu hành.
“Chuyện thị Màu đem con trả cho thị Kính nuôi đã thành cái tích kinh điển, nên nhiều người mẹ vì nhiều lý do khác nhau đem con đến bỏ ở cửa chùa cũng bắt nguồn từ suy nghĩ con mình có cơ hội được làm người. Chúng tôi, những phật tử tin vào giáo lý nhà phật, trong lòng chỉ mong muốn sự việc tại chùa Bồ Đề không tới mức khủng khiếp như báo chí đặt nghi vấn nhưng nếu sự thực có nghiệt ngã như vậy cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội. Mong rằng nhiều ngôi chùa đang cưu mang trẻ bị bỏ rơi cũng có được những bài học xương máu”, chị Diệu Tâm buồn bã chia sẻ.
Đôi mắt ám ảnh của cháu bé mồ côi
 Đôi mắt ám ảnh của cháu bé mồ côi
Trong buổi chiều qua 12/8, ông Phan Đăng Long – Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, danh tính 11 cháu bé bị mất tích đã được xác định và đến nay, 10 cháu bé đã được về với gia đình bố mẹ ruột của các cháu. Trong đó có 1 cháu cũng đã được một gia đình nhận làm con nuôi. “Việc này hoàn toàn do cô Trang làm, không liên quan đến ni sư Đàm Lan”- ông Long nhấn mạnh.
Cũng theo ông Long, kết luận chính thức về vụ án “mua bán trẻ em” tại chùa này, trong tuần sẽ có họp thông báo chính thức. UBND quận Long Biên đang xin tổ chức họp báo, dự kiến vào thứ 5 tới.
Đây là bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước xiết chặt quản lý đối với các cơ sở nhân đạo.
Ai sẽ trả lại sự thanh tịnh cho cửa phật?
Chuyện thị phi lan tới cổng chùa thiết nghĩ cũng là chuyện khó tránh khỏi trong xã hội hiện đại, khi mà đâu đó trong số các đấng chân tu vẫn còn quá nhiều người phàm tục, chưa rũ hết bụi trần. Khi cửa chùa còn là nơi kinh doanh kiếm lời, là nơi “buôn phật, bán niềm tin”. Cũng từ những “lình xình” nơi cửa phật này, dư luận đặt dấu hỏi cần xử lý nghiêm minh những người mượn danh, bám theo cửa phật làm sai, trái với giáo lý nhà phật, đạo đức người tu hành. Dự án Luật Tín ngưỡng tôn giáo vừa được Quốc hội khóa XIII đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2015 chính là hành lang pháp lý để chấn chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trả lại sự thanh sạch cho chốn cửa phật, củng cố niềm tin tâm linh cho người dân.

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.