Nơi phụ nữ được chọn bao nhiêu đàn ông tùy thích, không có khái niệm “ghen tuông”

Nơi phụ nữ được chọn bao nhiêu đàn ông tùy thích, không có khái niệm “ghen tuông”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ở Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó có một vài nhóm vẫn duy trì những phong tục cổ xưa. Lấy hôn nhân làm ví dụ, ở Trung Quốc có một dân tộc “thoáng” nhất. Truyền thống dân tộc này hóa ra là “nam không cưới, nữ không gả”. 

Vương quốc của phụ nữ

Bộ tộc đang được nói đến có tên là Ma Thoa. Bộ tộc này mang đặc điểm văn hóa hiếm thấy trên thế giới. Sống không hôn nhân, nhưng gia đình mẫu hệ ở đây rất hòa thuận, đầm ấm cũng chẳng có chuyện ly hôn, ly thân...

Ma Thoa là dân tộc thiểu số sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc, hiện nay gồm khoảng hơn 40.000 người. Người dân ở đây theo Phật giáo Tây Tạng. Với tộc Ma Thoa, phụ nữ là người quyết định các vấn đề trọng đại, họ kiểm soát tài chính trong gia đình và sở hữu đất đai, nhà ở cũng như có toàn quyền trong việc nuôi, dạy con trẻ. 

Trong hệ thống cấu trúc xã hội của dân tộc này được củng cố bởi niềm tin cơ bản rằng phụ nữ có khả năng hơn nam giới, tinh thần và thậm chí cả thể chất. Người Ma Thoa cũng tin rằng mọi thứ mọi giá trị trên thế giới đến từ phụ nữ. Tất cả vị thần nam giới là thứ yếu so với thần nữ giới. Đàn ông trong gia đình Ma Thoa có trách nhiệm thực hiện các quyết định của “cụ bà tộc trưởng” và chăm sóc con cháu trong dòng họ.

Trong mỗi một gia đình lớn thường có một “nữ tướng” chỉ huy mọi người. Khi người phụ nữ này muốn “truyền ngôi” cho người khác trong nhà, họ sẽ trao cho cô gái chiếc chìa khóa nhà kho - nơi chứa lương thực và các nhu yếu phẩm, cũng như thông báo cho mọi người về việc “chuyển giao” này. Bộ tộc người Ma Thoa hoàn toàn khác biệt bởi lẽ họ không tin vào kiểu mẫu gia đình truyền thống với một vợ, một chồng cùng chăm sóc, nuôi dạy các con. Thay vào đó, phụ nữ của bộ tộc Ma Thoa có quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào họ muốn.

Được biết đến với cái tên “Vương quốc của phụ nữ”, bộ tộc này hiện sống quanh hồ Lugu (Lô Cô), thành phố Lệ Giang, nơi giáp ranh giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, biên giới với Tây Tạng. Họ đã sinh sống tại đây và gìn giữ truyền thống bản địa trong suốt hơn 2.000 năm qua. 

Theo một số tài liệu lịch sử, bắt đầu từ thời nhà Nguyên cai trị Trung Quốc, từ năm 1271 đến 1368, tộc người Ma Thoa được quản lý bởi một hệ thống thủ lĩnh bản địa cùng một cơ chế phân cấp xã hội cứng nhắc. Dù sống cùng với các dân tộc thực hành hôn nhân thông thường khác, hầu như tất cả người Ma Thoa vẫn duy trì tập quán phụ nữ là chủ gia đình và không kết hôn.

Phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Ma Thoa (Trung Quốc).
Phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Ma Thoa (Trung Quốc).  

Phong tục “tẩu hôn”

Ở độ tuổi 13, các bé gái dậy thì sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở phòng riêng tại nhà mẹ đẻ. Các em thậm chí còn có thể mời bất cứ chàng trai nào mình thích tới nhà. Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Ma Thoa sẽ cùng nhau nhảy nhiều điệu nhảy truyền thống, các cô gái sau đó sẽ chọn ra một chàng trai để kết bạn một đêm (cũng có thể là một năm hoặc cả đời).

Nếu như chàng trai có cảm tình với cô gái trước, anh ta sẽ chạm vào tay cô để mời nhảy cùng. Nếu cô gái cũng thích, cô sẽ chấp nhận lời mời bằng cách chạm lại vào tay chàng trai. Nữ giới người Ma Thoa có quyền ngủ với nhiều đàn ông trong một khoảng thời gian và thay đổi người tình cho đến khi nào họ cảm thấy chán.

Người Ma Thoa không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục “tẩu hôn”. Tức là trong mắt người Ma Thoa, phong tục cưới xin của họ không đòi hỏi phải hứa hôn hay của hồi môn, nếu cả nam và nữ đều vừa mắt nhau thì đó là sự khởi đầu của “tẩu hôn”. 

Lúc này, nam thanh niên đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái, leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng. Khi đến nhà cô gái, các chàng trai thường mang theo một chiếc nón, một cây gậy và vài cái bánh bao. Cô gái sẽ treo chiếc nón ngoài cửa sổ để kẻ đến sau nhìn thấy mà rút lui. Còn chiếc gậy dùng để xua rắn rết hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là “quà mua chuộc” lũ chó để dễ dàng “đột nhập”. 

Nếu không ưng ý chàng trai, cô gái có quyền đuổi hay không cho chàng leo vào gác của mình. Ngoài ra, các nàng có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và cho chàng khác đến vào đêm khác. Các đôi trai gái khi đến với nhau không phải vì tiền bạc, áp lực gia đình hay các vấn đề nào khác. Họ đơn giản cảm mến nhau và đến với nhau hoàn toàn vì tình yêu.

Trong suốt thời gian quen nhiều bạn trai, cô gái có thể mời một người mà mình thích nhất về nhà dùng bữa với gia đình. Anh ấy cũng có thể ở lại nhà cô một thời gian, nhưng phải làm việc nhà cho cô gái và chấp nhận những chàng trai khác bí mật đến “phòng hoa chúc” vào ban đêm. Cho nên, trong cộng đồng người Ma Thoa không hề có khái niệm “ghen tuông” và trong ngôn ngữ của họ cũng không có từ này.

Trang phục cưới của người Ma Thoa.
Trang phục cưới của người Ma Thoa.  

Tuy nhiên, “người đến từ phương xa” sẽ luôn được ưu tiên số một, mục đích là để tránh đồng huyết thống. Và hẳn nhiên là cô gái không được chọn người trong cùng một dòng tộc vì cũng có quy định những người trong cùng một dòng tộc bị cấm tất cả những cử chỉ gì liên quan đến tính dục, thậm chí họ cũng không được nhảy múa cùng nhau trong những ngày hội.

Với người Ma Thoa, chiếc lược tượng trưng cho lời hẹn thề ràng buộc và tâm ý. Ý nghĩa của “tẩu hôn” cũng bạc tương đương với giấy đăng ký kết hôn, người phụ nữ sẽ nhận chiếc lược bạc do một người đàn ông trao tặng. Tục “tẩu hôn” dựa trên cơ sở đôi bên bằng lòng, không ép buộc, nhưng nếu tình cảm không còn thì mối quan hệ giữa hai người cũng chấm dứt. 

Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường xuyên lui tới thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng về nhà mình. Đêm đêm, chàng đến nhà “vợ”, sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng... còn cô gái ở nhà dệt thổ cẩm để mang ra chợ bán. 

Cùng với người mẹ, đứa bé sẽ sống suốt đời trong nhà gái, không làm dâu hay làm rể cho ai. Chẳng một người đàn ông nào được trở thành cha của những đứa trẻ mà họ sinh ra. Người đàn ông cũng không phải cấp dưỡng cho đứa con của mình, không cần phải chăm sóc hay sống cùng chúng. Các chú bên mẹ sẽ làm nhiệm vụ thay người cha dạy dỗ đứa trẻ. Với họ, con nào cũng như nhau và chẳng ai bận tâm xem cha của đứa trẻ là ai. Họ cùng nhau lao động, kiếm sống và vui chơi giải trí trong các ngày rảnh rỗi và không ai thích bàn tán về cuộc sống của người khác. 

Thiếu nữ Ma Thoa trong lễ hội.
 Thiếu nữ Ma Thoa trong lễ hội. 

Trên thực tế phụ nữ Ma Thoa không thay đổi người tình quá thường xuyên. Họ cũng hiếm khi quan hệ với hai người đàn ông trở lên cùng lúc. Việc phụ nữ Ma Thoa không kết hôn và những đứa trẻ không có cha có thể khiến nhiều người nghĩ rằng bộ tộc này không coi trọng cuộc sống gia đình. Theo quan điểm của bên ngoài, Ma Thoa bị lên án như là một xã hội của các bà mẹ độc thân. Trẻ em được sinh ra ngoài hôn nhân vẫn bị coi là điều bất thường ở Trung Quốc.

Nhưng điều này không đúng, người Ma Thoa không thấy vấn đề gì với việc này. Với họ, hôn nhân là khái niệm không thể tưởng tượng được, một đứa trẻ “không có cha” đơn giản vì xã hội này không để tâm tới người cha, và trong vốn từ vựng cũng không có từ “cha”. Người Ma Thoa coi gia đình tồn tại theo một cách khác. Họ vẫn luôn coi gia đình là thứ quan trọng hơn mọi mối quan hệ khác. Những gia đình gồm nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà có cuộc sống tình cảm cực kỳ ổn định. 

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.