Kỳ bí dãy núi Mê Tín khiến bao phu vàng phải bỏ mạng

Những người đào vàng tìm kho báu ở Mê Tín (Ảnh minh họa)
Những người đào vàng tìm kho báu ở Mê Tín (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Khu mỏ “Người Hà Lan mất tích” (Lost Dutchman Mine) là nơi được bao quanh bởi dày đặc những bí ẩn. Nơi này được cho là không chỉ có rất nhiều vàng mà còn có một lời nguyền đầy ám ảnh, dẫn đến nhiều cái chết cũng như mất tích đầy bí ẩn của những người nuôi tham vọng tìm kho báu.
Một góc núi Mê Tín
 Một góc núi Mê Tín

Những truyền thuyết kinh dị

“Mê Tín” là tên của một dãy núi có địa hình gồ ghề, hiểm trở nằm ở phía Đông Phoenix, bang Arizona. Trong đó, ngọn núi Mê Tín cao hơn 900m, nằm uy nghi chắn ngay ở phía trước, như để bảo vệ cả phần còn lại của cả dãy núi. Trong suốt một thời gian dài, dãy núi này “chìm” trong những đồn đoán đầy ma mị. Những câu chuyện được truyền miệng kể lại rằng, khi người Tây Ban Nha do Francisco Vasquez de Coronado dẫn đầu đến đây để tìm lời giải cho huyền thoại “7 thành phố vàng của Cibola” vào năm 1540, khu vực núi Mê Tín đang là nơi sinh sống của người da đỏ Apache. Trong mắt người Apache, dãy núi này là một vùng đất thiêng liêng, là nơi cư ngụ của Thần Sấm.

Người Tây Ban Nha đã tìm cách thám hiểm khu vực. Tuy nhiên, người Apache từ chối giúp họ, thậm chí cảnh báo nếu họ dám xâm phạm vùng đất thiêng, Thần Sấm sẽ trả thù, gây ra những nỗi thống khổ đến cùng cực và cả những cái chết kinh hoàng. Ở thời đó, người Apache gọi núi Mê Tín là “Sân chơi của Quỷ”. Song, người Tây Ban Nha không tin và bắt đầu việc tìm kiếm.

Gần như ngay lập tức, những người đàn ông tham gia lùng sục ở khu vực này đã biến mất đầy bí ẩn, đến nỗi đoàn tìm kiếm phải cảnh báo các thành viên không được rời xa nhau dù chỉ 1 bước. Dù vậy nhưng các vụ mất tích vẫn tiếp tục diễn ra. Khi được tìm thấy, những người mất tích đều đã tử vong trong tình trạng thi thể không còn nguyên vẹn. Nỗi lo sợ cứ thế tăng dần theo số người thiệt mạng, khiến người Tây Ban Nha không dám trở lại dãy núi này.

Hơn 1 thế kỷ sau, linh mục Eusebio Francisco Kinowas nghe thấy những câu chuyện về việc có người tìm được vàng ở núi Mê và quyết định tìm đến xác minh thông tin. Người Apache đã nổi giận và tìm cách xua đuổi những người muốn tìm đường vào dãy núi.

Khai thác dồn dập

Đến năm 1748, dãy núi Mê Tín và cả một khu vực rộng hơn 5.000m2 được trao cho trùm chăn nuôi người Mexico là Don Miguel Peralta quản lý. Tổng lượng vàng ở núi Mê Tín được cho là có giá trị lên đến hàng trăm triệu USD tính theo thời giá hiện nay. Peralta sau đó phát hiện vùng đất này không chỉ là một mỏ vàng mà còn có trữ lượng bạc tương đối lớn nên đã ra sức huy động nhân công tập trung khai thác. Để tránh kích động người Apache, việc khai thác được duy trì ở quy mô nhỏ.

Mọi việc dần thay đổi vào năm 1846, khi những hậu duệ của Don Miguel Peralta là Enrico, Pedro, Ramon và Manuel Peralta quyết định mở rộng quy mô khai thác tới mức lớn nhất có thể nhằm vơ vét tài sản trước khi phần đất này được trao trả lại cho người Mỹ. Chính hành động này của gia tộc Peralta đã khiến người Apache giận dữ. Lo sợ khả năng bị người Apache tấn công, những thợ mỏ của nhà Peralta đã vội vàng gói ghém đồ đạc, chất đầy vàng đào được lên những chiếc xe và lừa để trở về Mexico. Nhưng, họ vẫn không thể tránh được người Apache.

Những câu chuyện được kể lại cho hay, những con lừa chở vàng khi bị tấn công đã chạy về mọi hướng khác nhau, rải vàng ra khắp nơi. Chính vì vậy nên trong nhiều năm sau đó, những người tìm đến núi Mê Tín không chỉ tìm kiếm mỏ vàng mà còn tìm cả những mảnh vàng được cho là đã bị văng rải rác ở khắp nơi trong cuộc thảm sát.

Sau 16 năm tạm dừng việc khai thác, năm 1864, Enrico Peralta đã dẫn một nhóm khoảng 400 người đàn ông quay trở lại dãy núi trên để tiếp tục tìm vàng. Có điều, khi đến sườn phía Tây Bắc của dãy núi, những người này đã bị người Apache phục kích và giết chết. Gia tộc Peralta vì thế đã không dám quay trở lại. Những tấm bản đồ cũng như các thông tin mà họ nắm giữ về vị trí của mỏ vàng kể từ đó bị mai một dần đi theo thời gian.

Người tiếp theo đến mỏ vàng này là bác sỹ Abraham Thorne. Do có công chữa bệnh cho những người bị thương và người bị ốm nên người Apache sau đó đã bịt mắt và dẫn bác sĩ này đến mỏ vàng để ông ta tùy ý lấy đi. Sau khi bán số vàng lấy được, bác sĩ Thorne được cho là đã đưa người trở lại để tìm đường đến mỏ vàng. Khi âm mưu của vị bác sĩ và những người bạn bị phát hiện, họ đã bị người Apache giết chết khi đang tìm cách rời khỏi mỏ vàng.

Câu chuyện “người Hà Lan mất tích”

Năm 1870, Jacob Waltz (bạn của một trong những người thừa kế của gia tộc Peralta) được cho là đã được tiết lộ địa điểm của mỏ vàng và đến Arizona để tìm kiếm. Phát hiện âm mưu của ông ta, người Apache tiếp tục tấn công khiến Waltz bị thương. Năm 1877, Waltz cùng một người đàn ông khác tên Jacob Weiser trở lại núi Mê Tín để tìm vàng.

Trong lúc vàng vẫn chưa được tìm thấy thì Weiser đột ngột biến mất, mà về sau được xác định là đã bị sát hại. Có người cho rằng chính người Apache đã giết chết Weiser, có người lại nói rằng ông ta bị chính Waltz thủ tiêu nhằm độc chiếm tài sản lấy được. Chỉ biết rằng, trong khoảng 10 năm sau đó, Waltz thường xuyên xuất hiện với những túi vàng lớn ở Phoenix.

Một nhóm tìm kiếm kho vàng ở ngọn núi đầy bí ẩn

Một nhóm tìm kiếm kho vàng ở ngọn núi đầy bí ẩn

Mùa xuân năm 1891, ngôi nhà của Waltz bị nước lũ nhấn chìm và ông ta đã được 2 anh em tên Herman và Reinhardt Petrasch cùng 1 phụ nữ tên Julia Thomas cứu sống nhưng rơi vào trạng thái bị liệt. Khi biết mình đã cận kề cái chết, người này đã trả công cho những người đã cứu mạng mình bằng cách tiết lộ vị trí mỏ vàng. Song, khi Julia và anh em nhà Petrasche đến núi Mê Tín để tìm kiếm thì trận lũ đã khiến cho quang cảnh thay đổi khá nhiều, họ không thể tìm được mỏ vàng như lời của Waltz.

Cái tên “Mỏ người Hà Lan mất tích” bắt nguồn từ chính câu chuyện 3 người này không tìm được mỏ vàng như lời của Waltz. Không tìm được mỏ vàng nên anh em nhà Petrasch đã mâu thuẫn đến mức không nhìn mặt nhau dù tất cả bọn họ đều tiếp tục cuộc tìm kiếm cho đến tận cuối đời.

Những cái chết liên tiếp

Mùa hè năm 1880, 2 binh lính của Mỹ cũng được cho là đã tìm được quặng vàng nhưng cả 2 sau đó đều được phát hiện đã bị bắn chết. 1 năm sau đó, một người đàn ông tên Joe Dearing cũng được tìm thấy đã bị sát hại trong một hang đá sau 1 tuần tìm kiếm mỏ vàng. Chỉ riêng trong năm 1896 cũng đã có 3 người thiệt mạng đầy bí ẩn ở khu vực núi Mê Tín. Từ năm 1900 đến khoảng 1910 cũng có 3 người khác được phát hiện đã tử vong.

Những vụ việc như vậy tạm lắng xuống được khoảng hơn 20 năm thì lại tiếp tục bùng lên. Năm 1927, một người đàn ông ở New Jersey và các con trai khi đi leo núi thì một tảng đá từ trên vách đột ngột rơi xuống như có ai đẩy, khiến các con của ông ta bị thương nặng ở chân. 2 năm sau đó, đến lượt 2 thợ săn nói rằng họ có cảm giác “như bị ai đó đẩy xuống khỏi núi” khi đi săn.

Tháng 6/1931, những câu chuyện huyền hoặc về núi Mê Tín càng dày thêm khi một người đàn ông tên Adolph Ruth tử vong khi sử dụng những tấm bản đồ được cho là mô tả vị trí mỏ vàng để tìm kiếm ở núi Mê Tín. Tháng 10/1936, một người tên Roman O’Hal cũng tử vong vì bị ngã khi tìm kiếm vàng. Trong suốt những năm sau đó, số người thiệt mạng ở núi Mê Tín cứ thế nhiều lên và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Núi Mê Tín hiện nay thuộc Công viên bang Arizona, đồng nghĩa với việc nếu tìm được vàng ở đây thì người tìm thấy cũng phải nộp cho chính phủ. Nhưng điều này cũng không ngăn cản được người ta đổ xô đến đây tìm kiếm, mà mục đích nhiều khi không phải là tìm vàng mà còn là khám phá, mạo hiểm.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.