Cô bé mù, điếc trở thành nhân biểu tượng của tinh thần bất khuất

Cô bé mù, điếc trở thành nhân biểu tượng của tinh thần bất khuất
(PLVN) - Bị mù và điếc từ khi còn nhỏ nhưng Helen Keller đã vượt qua nghịch cảnh, trở thành người đầu tiên mang 2 khuyết tật như vậy lấy được bằng cử nhân và là biểu tượng của tinh thần bất khuất.

Biến cố ập đến

Helen Adams Keller sinh ra ở một trang trại gần Tuscumbia, bang Alabama của Mỹ. Cha của bà là một đại úy quân đội về hưu, khi đó đang là chủ biên một tờ báo còn mẹ là một người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng con. 

Khi mới chào đời, Keller khá bụ bẫm, xinh xắn và đặc biệt rất thông minh. 6 tháng tuổi, Keller bắt đầu bi bô học nói, 1 tuổi đã chập chững biết đi.18 tháng đầu đời của cô bé trôi qua như bất cứ một đứa trẻ bình thường nào khác. Tuy nhiên, bất hạnh ập đến khi Keller tròn 19 tháng. Sau một đợt sốt cao ngắn ngày, cô gái nhỏ đột ngột mất đi khả năng nghe và nhìn, việc phát âm vì thế cũng trở nên vô cùng khó khăn. 

Bà Helen Keller.
Bà Helen Keller. 

Vốn là một đứa trẻ thông minh nên Keller đã tìm mọi cách để có thể hiểu được những thứ xung quanh. Cô bé bắt đầu tự nghĩ ra các dấu hiệu để có thể giao tiếp với mọi người. Nhưng, với một đứa trẻ đang ở độ tuổi khám phá thế giới, những chỉ dấu đó không thể đủ. Dần dà, khi nhu cầu giao tiếp lớn hơn, Keller trở nên ngang bướng, khó kiểm soát, thường xuyên tức giận, la hét, đập phá đồ đạc mỗi khi không thể hiểu hay không thể làm những người xung quanh hiểu được mình muốn nói gì. 

Thương con, mẹ của Keller đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu để dỗ dành, trợ giúp con. Tại Viện dành cho người mù Perkins, gia đình Hellen đã gặp một giáo viên vừa tốt nghiệp tên Anne Sullivan. Đây cũng chính là sự kiện đánh dấu mối quan hệ cô – trò kéo dài đến 49 năm về sau.

Tâm hồn được “khai sinh”

Ngày 3/3/1887, cô Sullivan tới nhà Keller để trở thành cô giáo của cô bé. Keller về sau gọi đây là ngày tâm hồn mình được sinh ra. “Ngày quan trọng nhất trong đời mà tôi nhớ chính là ngày cô giáo Anne Mansfield Sullivan đến”, Keller nhớ lại. 

Tuy nhiên, ban đầu, khi mới đến, cô Sullivan đã vấp phải sự kháng cự mạnh từ cô học trò nhỏ. Keller thậm chí đã đạp, đấm và đẩy cô đến mức bị gẫy một chiếc răng. Về sau, cô Sullivan phải đề nghị gia đình tách riêng 2 cô trò ra một mái lều nhỏ để uốn nắn. Cuối cùng, sự kiên nhẫn và dứt khoát của cô đã cảm phục được Keller – một bước đi vô cùng quan trọng trước khi việc giáo dục có thể bắt đầu.

Đến lúc này, cô Sullivan mới chính thức bắt tay vào việc giảng dạy cho Keller bằng ngôn ngữ đọc bằng tay. Trong vài tháng sau đó, Keller đã học cách cảm nhận đồ vật và liên kết chúng với các từ được đánh vần bằng tín hiệu ngón tay trên lòng bàn tay, đọc câu bằng cách cảm nhận các từ được viết bằng chữ nổi được viết trên những bìa cứng, tự đặt câu bằng cách sắp xếp các từ. 

Vốn là một cô bé thông minh và thích khám phá, những thứ mới mẻ này đã khiến những giác quan tưởng chừng như đã chết trong Keller đã được hồi sinh. Cô bé bắt đầu tò mò về mọi thứ xung quanh, tích cực chạm vào các đồ vật, học tên và cách sử dụng chúng một cách đầy hào hứng.

Tháng 5/1888, Sullivan đưa Keller tới trường dành cho người mù Perkins ở Boston để học chữ nổi. Tại đây, Keller được gặp gỡ nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, cùng hoàn cảnh và được cùng chúng thoải mái chơi đùa, giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của chúng. Cũng ở ngôi trường này, cô bắt đầu được học thêm tiếng Pháp, toán học, địa lý và các môn học khác. 

Đến năm 1890, Keller chuyển sang theo ngôn ngữ ở trường dành cho người điếc Horace Mann. Tại đây, cô cũng học cách đọc môi bằng cách đặt ngón tay lên môi và cổ họng của người nói trong khi cùng đồng thời phát âm những từ đó để cảm nhận và ghi nhớ. Trong 3 năm từ 1894 tới 1896, Keller học ở trường dành cho người điếc nhằm cải thiện các kỹ năng giao tiếp cùng 1 số môn học khác. 

Bà Keller đang học cách đọc môi bằng ngón tay với cô giáo Anne Sullivan vào năm 1897.

Bà Keller đang học cách đọc môi bằng ngón tay với cô giáo Anne Sullivan vào năm 1897.

Trong thời gian này, cô bé cũng bắt đầu nung nấu ý chí vào đại học. Năm 1896, cô quyết định vào học ở trường Cao đẳng nữ Cambridge – trường dự bị đại học cho nữ giới. Đến năm 1990, Keller đăng ký và được nhận vào trường Đại học Radcliffe. Ấn tượng về tài năng của nữ sinh giàu nghị lực, một doanh nhân giàu có tên Henry H. Rogers đã hào phóng đồng ý đài thọ toàn bộ chi phí theo học cho cô. 

Cô Sullivan lúc này vẫn là người đồng hành, luôn ngồi cạnh để hỗ trợ diễn dịch bài giảng và giáo trình cho Keller. Ở thời điểm này, Keller đã làm chủ được một số phương pháp giao tiếp, trong đó có đọc, đọc chữ nổi, ngôn ngữ chỉ tay… Keller bắt đầu viết về sự mù lòa - một chủ đề khi đó vẫn là điều cấm kỵ trên các tạp chí phụ nữ. 

Trong thời gian sau đó, với sự giúp đỡ của cô Sullivan và chồng tương lai, Keller đã viết cuốn sách đầu tiên có tựa đề Câu chuyện đời tôi, kể về hành trình từ nhỏ cho đến khi trở thành sinh viên đại học của chính mình. Năm 1904, ở tuổi 24, Keller tốt nghiệp trường Radcliffe, trở thành người vừa khiếm thính vừa khiếm thị đầu tiên trên thế giới lấy được bằng cử nhân. 

Nhân vật truyền cảm hứng

Rời trường đại học, Keller tiếp tục khám phá thế giới cũng như tìm hiểu về những cách có thể giúp cải thiện cuộc sống của những người cùng cảnh ngộ. Ít lâu sau đó, bà đã trở nên nổi tiếng khắp nơi với những bài thuyết trình chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cũng như các hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật. 

Năm 1915, bà trở thành người đồng sáng lập tổ chức Helen Keller International đấu tranh vì quyền của người mù và người suy dinh dưỡng. Năm 1920, bà giúp thành lập Hiệp hội các quyền tự do dân sự Mỹ, tích cực vận động cho quyền bầu cử của người phụ nữ, kiểm soát sinh đẻ…

Khi Liên đoàn người mù Mỹ được thành lập, bà đã trở thành một nhân vật tích cực hoạt động, tham gia nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức, quyên góp tiền và ủng hộ người mù. Những nỗ lực của bà để cải thiện việc điều trị cho người điếc và người mù có ảnh hưởng đáng kể trong việc đưa đến quyết định đưa người khuyết tật ra khỏi các trại tị nạn. 

Trong khoảng 11 năm, từ năm 1946 đến 1957, Keller đã đi tới 35 nước trên khắp 5 châu lục. Trong đó, năm 1948, bà được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí đầu tiên của Mỹ và được cử tới Nhật Bản. Năm 1955, ở tuổi 75, bà vẫn thực hiện hành trình gần 70.000km kéo dài 5 tháng ở khắp châu Á. Thông qua những bài diễn thuyết của mình, bà đã tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho hàng triệu người ở khắp mọi nơi. 

Với những nỗ lực và cống hiến không mệt mỏi như vậy, trong suốt cuộc đời, Keller đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương chữ thập anh dũng của Tổng thống Theodore Roosevelt, Huân chương tự do của Tổng thống… Bà cũng nhận được bằng tiến sỹ danh dự từ các trường danh tiếng như Đại học Harvard, các trường đại học ở Anh, Đức, Scotland, Ấn Độ…

Ngày 1/6/1888, bà Keller trút hơi thở cuối cùng khi đang ngủ. Trong suốt cuộc đời đáng nhớ của mình, bà trở thành minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của sự quyết tâm, chăm chỉ và là biểu tượng của sự vượt lên số phận. Tạp chí Time năm 2000 xếp bà vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới thế kỉ XX. 

  

Tin cùng chuyên mục

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

Nhiều người dân Singapore lựa chọn vắc-xin Sinopharm, Sinovac để tiêm tăng cường vì một lợi ích không ngờ

(PLVN) -  Một số phòng khám tư nhân ở Singapore đã ghi nhận nhu cầu tăng vọt đối với vắc-xin (vaccine) Sinovac và Sinopharm khi người dân tiêm mũi tăng cường - phần lớn do lo ngại tác dụng phụ từ liều thứ 3 của vắc-xin loại mRNA. Các loại vắc-xin như Sinovac và Sinopharm sử dụng virus bất hoạt để dạy hệ miễn dịch con người tạo ra kháng thể chống SARS-CoV-2.

Đọc thêm

Bí ẩn ngọn núi hùng vĩ “nuốt chửng người”

Dãy núi Eastern Highlands tại Zimbabwe.
(PLVN) - Nằm trong vùng hoang sơ tuyệt đẹp phía bắc của dãy núi Eastern Highlands (Cao nguyên phía Đông) tại Zimbabwe, với độ cao 2.592m, ngọn núi hùng vĩ Nyangani là nơi gắn liền với những truyền thuyết kỳ bí trong nhiều thế kỷ. Đặc biệt là những vụ mất tích tương tự như vùng Tam giác quỷ Bermuda.

Choáng ngợp với khách sạn 7 sao xa xỉ nhất thế giới

Một nhà hàng khổng lồ thiết kế ngầm dưới nước với hành lang có mái vòm bằng vàng.
(PLVN) - Khách sạn Burj Al Arab của Dubai nổi tiếng bởi độ xa xỉ, tráng lệ bởi phòng khách bát ngát rộng tới gần 800m2 với nội thất dát vàng và cẩm thạch, những ly cà phê phủ vàng 24K khiến du khách được trải nghiệm cảm giác họ thực sự là thượng đế, là ông hoàng, bà chúa... 

Nấm Chaga - Thần dược quý hiếm trị “bách bệnh”

Thần dược nấm Chaga.
(PLVN) - Khi nghe nấm Chaga được xem như “thần dược” chữa bách bệnh như ung thư, ngừa lão hóa, người ta sẽ dễ tưởng tượng hình dung ra loại nấm này trông trống như đá quý hay kim loại quý treo trên cây, nhưng trên thực tế, loại nấm này lại có vẻ ngoài xù xì, đen đúa, không khác gì cục tro cháy sém.

Ốc sên Escargot – đệ nhất ẩm thực Pháp

Món đặc sản từ ốc sên Escargot.
(PLVN) - Nếu như ở Việt Nam, “ốc sên” không được định danh là món ăn thì ở Pháp những món ăn chế biến từ “ốc sên” lại được coi là đệ nhất ẩm thực, thậm chí chỉ dành cho giới thượng lưu sang chảnh.

Cuộc sống xa hoa của các Vương gia triều Thanh

Họa hình những bữa ăn xa hoa của các Vương gia triều Thanh.
(PLVN) - Bên trong Tử Cấm Thành ngoài những câu chuyện về Hoàng thượng, Hoàng hậu và các phi tần thì sự giàu sang của các bậc Vương gia nhà Thanh cũng khiến người đời không khỏi kinh ngạc, không ít thú vui, hưởng lạc xa xỉ tới mức điên loạn...

Độc đáo món Char Kway Teow của Malaysia

Chế biến món Char Kway Teow nổi tiếng của Malaysia.
(PLVN) - Char Kway Teow thơm nức, cay xè không chỉ là món ăn đặc sản của Malaysia mà còn là một trong những món dễ ăn bậc nhất cho những người không quen với các món có cà ri.

Món lẩu phô mai “quốc hồn quốc túy” của Thụy Sĩ

Món lẩu Phô mai đặc trưng của văn hóa ẩm thực Thụy Sĩ.
(PLVN) - Nói đến Thụy Sĩ nhiều người sẽ nhớ tới đất nước của đồng hồ, dãy núi Alps, cùng những loại phô mai độc đáo, ngon lành. Từ một nguyên liệu phổ biến, người Thụy Sĩ đã sáng tạo ra món lẩu phô mai “độc nhất vô nhị” béo ngậy và đầy hấp dẫn.