'Khám phá' căn phòng luôn sáng thông đêm những ngày bùng dịch COVID-19

Các cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nội đang làm xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga
Các cán bộ xét nghiệm của CDC Hà Nội đang làm xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát, những cán bộ xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tiếp tục những ca làm việc thông đêm để kịp xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, nhanh chóng xác định các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Làm việc không phân biệt ngày, đêm

2h ngày 13/5, tầng 8 của CDC Hà Nội vẫn sáng đèn. Những mẫu bệnh phẩm liên tục được vận chuyển đến Khoa xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng. Như một phản xạ, ngay khi mẫu bệnh phẩm được chuyển đến, cán bộ y tế nhanh chóng tiếp nhận, lập danh sách, đối chiếu và chuyển vào phòng xét nghiệm. Mỗi người một việc, ai cũng cố gắng nhanh nhất có thể để sớm có kết quả xét nghiệm.

Bất kể ngày đêm, có mẫu bệnh phẩm chuyển đến là các cán bộ xét nghiệm bắt tay ngay vào làm xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga
 Bất kể ngày đêm, có mẫu bệnh phẩm chuyển đến là các cán bộ xét nghiệm bắt tay ngay vào làm xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga

Trong phòng pha hóa chất, Kỹ thuật y Hà Thị Luân, Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội chia sẻ: “Xét nghiệm là công việc đòi hỏi độ chính xác cao, cùng với việc phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các công dân và các mẫu bệnh phẩm. Môi trường làm việc ở phòng áp lực âm, chúng tôi phải ngồi nhiều giờ cùng với bộ đồ bảo hộ kín mít, ngột ngạt”.

Mẫu bệnh phẩm được chuyển đến CDC Hà Nội bất kể ngày hay đêm. Ảnh: Ngọc Nga
Mẫu bệnh phẩm được chuyển đến CDC Hà Nội bất kể ngày hay đêm. Ảnh: Ngọc Nga

Có những hôm nhiều mẫu, cán bộ trong khoa phân công trực vẫn không đủ người, vậy là mọi người ở lại hỗ trợ có khi đến nửa đêm mới về đến nhà. Ngày hôm sau lại bắt đầu guồng quay mới như thế.

“Đợt này nhiều mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm nên gần như chúng tôi trực thâu đêm, vì thế có rất ít thời gian nghỉ ngơi, đến trưa cũng chỉ nghỉ tay ăn vội bữa trưa rồi lại tiếp tục xét nghiệm”, chị Luân chia sẻ.

Có những ngày cao điểm, CDC Hà Nội thực hiện 9.000 - 10.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Nga
 Có những ngày cao điểm, CDC Hà Nội thực hiện 9.000 - 10.000 mẫu bệnh phẩm mỗi ngày. Ảnh: Ngọc Nga

Vào những ngày cao điểm xét nghiệm, CDC Hà Nội thực hiện hàng nghìn mẫu, cao điểm nhất 9.000-10.000 mẫu/ngày. Toàn bộ nhân viên của Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng sẽ tham gia vào công việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Những đợt cao điểm có sự hỗ trợ của các nhân viên thuộc khoa, phòng khác.

“Chúng tôi xét nghiệm mẫu bệnh phẩm để phục vụ công tác phòng, chống dịch vì thế đòi hỏi công việc liên tục, phải đáp ứng nhanh, kịp thời. Tất cả các bộ phận đều phải có người trực 24/24. Đặc biệt, trong đợt dịch lần này, Việt Nam xuất hiện chủng virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ lây lan rất nhanh, vì vậy yêu cầu của việc xét nghiệm càng phải nhanh hơn nữa”, anh Nguyễn Đức Minh, cán bộ Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội chia sẻ.

Những mẫu bệnh phẩm được sắp xếp, chuẩn bị đưa vào làm xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga
 Những mẫu bệnh phẩm được sắp xếp, chuẩn bị đưa vào làm xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga

Có lẽ những ca trực thông đêm đã quá quen với các cán bộ CDC Hà Nội, tới nỗi anh Minh không thể nhớ được mình đã trực thông đêm bao nhiêu lần. Anh kể: “Chúng tôi làm việc không có ngày, đêm, bất kể khi nào có mẫu là sẽ thực hiện xét nghiệm luôn. Cá nhân tôi có ca trực đêm làm đến khoảng 3h30 sáng khi vừa kết thúc mẻ mẫu bệnh phẩm cuối cùng, dự định nghỉ ngơi một chút thì tiếp tục lại có mẫu bệnh phẩm mới nữa về thì tôi lại bắt tay vào việc luôn cho đến sáng ngày hôm sau”.

Hơn 20 người trong mỗi ca trực, không ai bảo ai, cứ đều đều nhận mẫu, đối chiếu, lập danh sách và chuyển vào phòng làm xét nghiệm. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cán bộ xét nghiệm luôn phải gồng mình trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Khó khăn là thế, vất vả là thế các cán bộ y tế dự phòng không hề nản lòng.

Trong phòng pha hóa chất, các cán bộ y tế của CDC Hà Nội đang làm việc. Ảnh: Ngọc Nga
Trong phòng pha hóa chất, các cán bộ y tế của CDC Hà Nội đang làm việc. Ảnh: Ngọc Nga

“Mẹ đi bắt con ‘COVID’ để mọi người được an toàn”

Là những chiến sĩ thầm lặng dù không trực tiếp chiến đấu với SARS-CoV-2, nhưng trong cuộc chiến xét nghiệm, các cán bộ CDC Hà Nội đang cố gắng từng giây, từng phút để nhanh chóng có mẫu kết quả.

Mẫu bệnh phẩm mỗi ngày “đổ” về ngày một nhiều, bởi tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, bản thân chị Nguyễn Hữu Trà My, Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội cũng không thể nhớ nổi mình đã làm xét nghiệm bao nhiêu mẫu. Chị chỉ biết rằng, mỗi khi có kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính, lòng lại trùng xuống một chút, bởi lẽ ngoài cộng đồng sẽ xuất hiện rất nhiều nguy cơ lây lan dịch.

“Nhớ ngày trước khi mới bắt đầu làm xét nghiệm COVID-19, tôi và các đồng nghiệp khác khá lo sợ, mặc dù chúng tôi đều đã được đào tạo an toàn sinh học. Nhưng thời gian dần dần qua đi, mẫu bệnh phẩm ngày một nhiều, bản thân tôi cũng tự động viên mình cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để giảm nguy cơ cho cộng đồng. Thế mà cũng hơn 1 năm rồi, đến giờ thì tôi không còn nỗi sợ hay lo lắng khi làm xét nghiệm mẫu bệnh phẩm nữa”, chị My tâm sự.

Kỹ thuật y Hà Thị Luân, Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội. Ảnh: Ngọc Nga
Kỹ thuật y Hà Thị Luân, Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội. Ảnh: Ngọc Nga

Tính đến 12h ngày 14/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 3.756 bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó có 2.298 ca ghi nhận trong nước và 1.458 ca nhập cảnh. Đặc biệt, tính từ ngày 27/4 đến nay Việt Nam đã ghi nhận 728 ca bệnh. Trong đợt dịch này, xuất hiện biến chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ, chính vì vậy số ca lây nhiễm tăng lên nhanh chóng, áp lực xét nghiệm cũng tăng theo. Nhưng những cán bộ xét nghiệm vẫn luôn tự động viên nhau, nỗ lực hết sức cùng cả nước chống dịch. Không chỉ để bảo vệ bản thân, mà còn có cả những người thân trong gia đình và toàn xã hội.

Những ngày bận rộn với công việc xét nghiệm, có những khi nửa đêm mới trở về nhà nhìn thấy 2 thiên thần cùa mình thì những mệt nhọc ấy của chị Luân dường như biến mất. “Tôi có 2 cháu nhỏ, 1 cháu 5 tuổi và 1 cháu 2 tuổi. Các cháu vẫn chưa biết gì nhiều, chỉ biết rằng mẹ đi bắt con ‘COVID’, nhiều lúc cháu thủ thỉ nói với tôi rằng: ‘Mẹ đi bắt ‘COVID’ để mọi người được an toàn’. Chỉ cần thế thôi, là bao nhiêu mệt mỏi trong ngày bỗng nhiên tan biết hết”, chị Luân nói.

Anh Nguyễn Đức Minh, cán bộ Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội đang đọc kết quả xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga
Anh Nguyễn Đức Minh, cán bộ Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, CDC Hà Nội đang đọc kết quả xét nghiệm. Ảnh: Ngọc Nga

Nhờ những mẫu xét nghiệm kịp thời, thần tốc đã góp phần giúp Hà Nội vượt qua 3 lần làn sóng dịch tấn công, và chắc chắn sự đồng lòng của hệ thống xét nghiệm, hệ thống y tế và cả nước, chúng ta sẽ chiến thắng như đã từng chiến thắng.

“Vì sức khỏe của cộng đồng, chúng tôi đang từng ngày nỗ lực xét nghiệm nhanh để đóng góp vào công tác phòng chống dịch của Thủ đô và cả nước. Mong sao chúng ta có thể sớm trở về trạng thái bình thường như trước đây”, anh Minh chia sẻ.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.