Tiếng đàn T’rưng và những tục lệ độc đáo của người Xê Đăng

Tiếng đàn T’rưng và những tục lệ độc đáo của người Xê Đăng
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đồng bào dân tộc Xê Đăng (hay Xơ Đăng) ở tỉnh Kon Tum có nhiều nét văn hóa dân gian rất độc đáo. Trong số đó, phải kể đến kho lúa, chòi canh rẫy, máng nước, các hình nộm đuổi chim trên rẫy…

Tiếng đàn “ăn rẫy, ngủ rẫy”

Theo tập quán canh tác lâu đời, trước đây, mỗi năm đồng bào dân tộc Xê Đăng ở tỉnh Kon Tum chỉ làm một mùa rẫy, bắt đầu từ đầu mùa khô đến cuối mùa mưa hàng năm. Mùa giữ rẫy của họ thường vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, đúng thời kỳ phát triển quan trọng nhất của cây lúa khô khi làm đòng, trổ bông, kết hạt.

Các già làng ở xã Đắk Long (huyện Đắk Hà) kể, ngày xưa, rừng núi còn hoang vu nên làm rẫy thì dù ở gần hay ở xa đều là nơi chim, thú rình rập. Mùa lúa trổ cũng là lúc nhiều con chim, con chuột đến phá. Lên rẫy đuổi chim, đuổi chuột để giữ lúa, các chàng trai thường tranh thủ lấy tre nứa, dây mây làm đàn T’rưng. Đánh đàn T’rưng không chỉ cho vui những ngày “ăn rẫy, ngủ rẫy”, mà âm thanh réo rắt của nó cũng khiến lũ chuột, lũ chim phải tránh xa.

Và, nhờ đánh đàn T’rưng giữ rẫy mà không ít trai gái làng đã thành đôi. Bởi như các già làng ở xã Đăk Long bảo: “Con gái đi lấy măng, kiếm nấm bờ rẫy nghe tiếng đàn, nó thích, nó thương luôn…”. Khi đã về chung một nhà, vợ chồng cùng giữ rẫy, tiếng đàn T’rưng càng trở nên thân thương gắn kết.

Đàn T'rưng đóng vai trò trong đời sống của người Xê Đăng
 Đàn T'rưng đóng vai trò trong đời sống của người Xê Đăng

Theo thời gian, tiếng đàn T’rưng không còn trên rẫy gần, rẫy xa. Tuy vậy, giọng đàn quyến rũ, đáng yêu ấy vẫn được trao truyền cho lớp con cháu đi sau giữ lấy. Không chỉ tập tành riêng lẻ, bây giờ có những lớp dạy chế tác và sử dụng đàn T’rưng được mở ra, thu hút đông đảo người dân tham gia, trong đó có cả già, trẻ, trai, gái.

Dân tộc Xê Đăng có nhiều cách giữ rẫy như: làm hình nộm tre, hình rơm, làm dàn ống nứa, ống lồ ô phát ra tiếng động mạnh để đuổi chuột, đuổi chim. Chính vì thế, giữ rẫy không chỉ đơn thuần để đuổi các con vật, bảo vệ mùa màng no ấm, mà còn là nét đẹp văn hóa bình dị trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần của người dân sống nhờ vào rừng vào núi. 

Độc đáo kho lúa

Do sống chủ yếu dựa vào nguồn lương thực chính là lúa nên đối với người Xê Đăng, kho lúa là không thể thiếu được trong mỗi gia đình và cộng đồng làng. Bởi đó là nơi cất giữ và cung cấp nguồn thức ăn chính nuôi sống cả gia đình họ trong suốt một năm, thậm chí cả mấy năm nếu gặp những năm mất mùa.

Người Xê Đăng ở xã Ngọc Linh (huyện Đắk Glei) cư trú trên những vị trí rất cao. Trong khi đó, lúa được canh tác ở khu vực triền đồi nên kho lúa thường được làm ở gần với rẫy lúa hơn để tiện cho việc vận chuyển khi thu hoạch.

Kho lúa của người Xê Đăng ở xã Ngọc Linh thường được làm vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7. Để làm hoàn chỉnh một kho lúa mất khoảng một tuần. Việc đầu tiên là phải chọn đất. Già làng là người đại diện cho dân làng đi chọn một đám đất, khi đã tìm được đám đất ưng ý, già về báo cho cả làng biết. Sau đó, các gia đình trong làng tự chọn một vị trí thích hợp để làm kho lúa cho gia đình mình trên mảnh đất già làng đã chọn. 

Họ lấy một loại cây rừng mà người Xê Đăng nơi đây gọi là cây C’lanh cắm vào vị trí đất đã chọn, rồi bẻ gập về một hướng. Buổi tối hôm đó, trong giấc ngủ, nếu mơ thấy điều tốt thì các gia đình sẽ chọn ngày làm kho lúa, ngược lại thì phải chọn vị trí khác để làm.

Người Xê Đăng nơi đây thường lấy gỗ dổi để làm khung kho lúa. Kho lúa ở đây thường có kích thước khoảng 2,5m x 1,2m. Xung quanh được thưng bằng nứa. Nứa sau khi chặt về được chẻ nhỏ thành từng nan hoặc chẻ đôi và đập dập, sau đó đan khít lại với nhau thành từng tấm. Mái kho lúa thường được lợp bằng tranh. Tranh thường được cắt vào tháng 12, vì thời gian này tranh đã già và khô nên cắt về lợp luôn, chứ không phơi.

Một kho lúa của người Xê Đăng ở xã Ngọc Linh
 Một kho lúa của người Xê Đăng ở xã Ngọc Linh

Khung kho lúa thường được để trơn hoặc được khắc các họa tiết hoa văn. Các họa tiết hoa văn ở đây chủ yếu là chữ W, hình sao cách điệu. Màu sắc thể hiện trên hoa văn chủ yếu là màu đen. 

Màu đen được người Xê Đăng lấy từ một loại đá đen sẵn có trong tự nhiên và lá cây lách, rồi giã nát, mịn và trộn lẫn với nhau, sau đó cho một ít nước vào và bôi lên hoa văn. Các họa tiết hoa văn ở đây không chỉ để trang trí cho kho lúa, mà nó còn có tác dụng làm cho các loại thú thấy sợ không dám đến gần.

Kho lúa được làm cách mặt đất từ 60 - 80cm. Có một số kho lúa người ta làm hình một số con vật hung dữ, rồi treo ở dưới gầm để cho chuột và các loài động vật không dám đến gần kho lúa. Điều này là vì người Xê Đăng kiêng cữ việc các con vật vào phóng uế dưới gầm kho lúa, đặc biệt là mèo rừng. 

Kho lúa không chỉ là nơi cất giữ, bảo quản hoa màu, lương thực, mà nó còn là một công trình kiến trúc độc đáo của người Xê Đăng nói riêng và các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung.  

Lạ lùng lễ bắc máng nước

Với quan niệm vạn vật hữu linh, người Xê Đăng ở xã Đắk Sao (huyện Tu Mơ Rông) tổ chức nghi lễ bắc máng nước để cầu xin nước về dồi dào, phục vụ cho cuộc sống. Lễ bắc máng nước thường được tổ chức mỗi năm 2 lần. Một lần vào tháng 10 hoặc 11, sau khi thu hoạch vụ mùa, chuẩn bị ăn lúa mới và một lần vào tháng 3 hoặc 4, trước khi tỉa lúa.

Để chuẩn bị lễ bắc máng nước, trước tiên, già làng cùng nam giới đại diện cho các gia đình cầm dao, rựa vào rừng tìm nguồn nước. Khi tìm được nguồn nước, già làng cho người chặt một cây nứa làm thanh ngang bắc qua nguồn nước. 

Già làng bắt một con ốc đặt vào đầu bên trái của thanh ngang và khấn. Nếu con ốc bò sang bên phải là thần nước đồng ý cho dân làng sử dụng nguồn nước. Nếu con ốc không chịu bò qua, hoặc quay đầu lại, tức là thần nước không cho phép dùng. Do vậy, họ phải tìm vị trí mới hoặc nguồn nước khác.

Khi chọn được nguồn nước và xác định rõ vị trí đầu nguồn, già làng cho người chặt lồ ô làm cây để đánh dấu. Phụ nữ được giao nhiệm vụ phát quang bụi rậm, làm cỏ sạch sẽ 2 bên đường và làm trụ đỡ máng nước. Trụ đỡ máng nước thường được làm bằng thân cây nứa, cây le thật già, đảm bảo độ bền chắc để có thể sử dụng được lâu. 

Cô gái Xê Đăng hứng nước mang về làng
 Cô gái Xê Đăng hứng nước mang về làng

Đàn ông được phân công chặt lồ ô làm máng dẫn nước. Những cây lồ ô được chọn phải to và già. Các mắt ống lồ ô được khoét lỗ cho thông dòng. Đầu nguồn nước được đào một cái hố trũng, làm thành chiếc bể chứa nước bằng đất để nước đọng vào đó, trước khi chảy theo ống dẫn.

Trước khi bước vào nghi lễ chính thức, ở đầu nguồn và cuối nguồn nước, già làng cho dựng cột gâng (tương tự như cây nêu của một số dân tộc thiểu số). Trên cột, treo 13 hoặc 9 vòng tròn nhỏ cũng làm bằng lồ ô và được nối vào nhau, tượng trưng cho sự no đủ, sức khỏe của dân làng, sự tốt tươi của hoa màu, sinh sôi, phát triển của vật nuôi.

Theo phong tục của người Xê Đăng, con dúi là vật hiến sinh bắt buộc, không thể thiếu trong nghi lễ bắc máng nước. Đây là con vật đem lại may mắn, mang lại no ấm cho dân làng, không bị chuột bọ phá hoại mùa màng. Già làng đốt gỗ thông, hương thơm tỏa ra thì cắt lấy tiết con dúi đựng vào ống lồ ô để cúng cho thần. Già làng cầm ống lồ ô có chứa tiết dúi, đứng trước máng nước và khấn. 

Dứt lời khấn, già làng khai thông cho nước chảy vào máng và cầm ống tiết dúi đổ từ từ trên đầu máng nước cho chảy xuôi về cuối máng nước của làng. Khi tiết dúi được hòa quyện với dòng nước, phía cuối nguồn nước, vợ của già làng là người lấy nước đầu tiên, đựng trong quả bầu to, sau đó bà chia nước cho các hộ gia đình khác mang về sử dụng. Dân làng phấn khởi dùng nước tạt vào nhau để cầu may mắn cho bản thân và cộng đồng. 

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...