Rộn ràng hương Tết online

Rộn ràng hương Tết online
(PLVN) - Còn vài tuần nữa là đến Tết Canh Tý 2020 nhưng với hội chị em, từ cả tháng trước không khí Tết đã chộn rộn lắm rồi. Đã nghe hương tết nao nức từ ngoài phố đến các trang mạng xã hội, đâu đâu cũng tưng bừng bàn chuyện mua sắm tết...

Đặc sản vùng miền không còn chỉ là câu chuyện vùng miền, mà đã trở thành mối quan tâm rộng rãi của người tiêu dùng khắp cả nước,  thậm chí cả người Việt Nam ở nước ngoài, nhờ phương thức mua sắm mới thời 4.0 – mua sắm trực tuyến.

Cuộc sống mới của đặc sản vùng miền

Trong danh mục đồ Tết mà chị Nguyễn Bình (Đống Đa, Hà Nội) chuẩn bị cho gia đình và biếu ông bà hai bên nội ngoại, đặc sản địa phương chiếm đa số: miến Bản Xèo (Lào Cai), măng Cao Bằng, bánh tráng Trảng Bàng, bánh lọc Quảng Bình, tôm một nắng Phá Tam Giang, bưởi Diễn, gà Tiên Yên, giò me Nghệ An… và không thể hiếu hương trầm Quảng Nam. 

Điều thú vị là chị không cần phải đi đến nơi hay nhờ người mua về, cũng không phải mua đồ bán ở siêu thị được sản xuất đại trà, mà có thể mua các đặc sản đó từ chính những người địa phương làm thủ công “cho nhà ăn”, “cho nhà dùng”, đúng hương vị truyền thống và có độ tin cậy.

Xa quê ra Hà Nội học rồi làm việc, bao năm chị Trang Nguyễn luôn đau đáu nhớ  hương vị tuổi thơ của cá bống sông Trà, hành tỏi Lý Sơn, đường phèn Quảng Ngãi. Nhận thấy nhiều bạn bè mình cũng thích thú những món quà quê đó, nhà lại có tay nghề chế biến nhiều món ăn quê hương, chị Trang nảy ra ý tưởng đưa đặc sản Quảng Ngãi nói riêng, đặc sản miền Trung ra Hà Nội.

Mua sắm trực tiếp đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi mua sắm online
Mua sắm trực tiếp đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi mua sắm online 

Đầu tiên chỉ là những món nhỏ được chị hay người quen xách ra mỗi lần về quê, sau dần, chị nghĩ đến việc đem đặc sản các vùng miền về Hà Nội cho chính mình và bạn bè dùng, đồng thời giới thiệu với khách hàng các món ngon quê nhà.

Chị Trang được sự hưởng ứng của nhiều bạn bè ở các vùng miền – mà hầu như vùng quê nào cũng có đặc sản riêng. Người bán miến dong Cao Bằng sẽ mua bánh tráng Trảng Bàng, người mua tỏi Lý Sơn sẽ mua hạt dẻ Trùng Khánh, người bán bánh chưng Bờ Đậu sẽ mua bánh ít Bình Định, người bán yến sẽ mua hương trầm… Dần dà, căn phòng trọ nhỏ của chị Trang đã phát triển thành một cửa hàng trưng bày sản phẩm, là điểm đến tin cậy của nhiều người sống ở Hà Nội khi muốn tìm đặc sản vùng miền.

Nếu như chục năm trước, những người bán hàng tay ngang nhưng đáng tin cậy như chị Trang không nhiều, thì nay, với sự phát triển của các phương tiện liên lạc, thị trường giao dịch đặc sản vùng miền theo kiểu kinh tế chia sẻ đã phát triển hơn rất  nhiều.

Thế mới có chuyện lãnh đạo một cơ quan báo chí nói đùa rằng, cơ quan ông là “BigC thu nhỏ”, nơi mỗi phóng viên đều là một người bán hàng tin cậy và người tiêu dùng thông thái, bởi sản vật họ bán là món ngon quê họ, mang theo tình yêu và niềm tự hào của người đó đối với quê hương mình và nỗ lực giới thiệu hương vị quê hương tới nhiều người hơn.

Như thế, với sự phát triển của viễn thông, cùng với xu hướng mua bán online tiện lợi ngày càng thu hút sự quan tâm của giới văn phòng, đặc sản vùng miền dễ dàng vượt qua giới hạn địa lý để đến với mọi miền đất nước. Đặc biệt, trong những ngày này, khi Tết Nguyên đán đang đến gần.

Cùng công nghệ, làng nghề ra khỏi “lũy tre làng”  

Nếu như trước đây, giò bê Nghệ An, cá kho Vũ Đại, bánh ít Bình Định, bánh tráng Trảng Bàng… và rất nhiều đặc sản khác thực sự là đặc sản địa phương do… người nơi khác ít khi được nếm, thì nay, với sự len lỏi của công nghệ vào tận ngõ ngách cuộc sống, không ít làng nghề hồi phục nhờ vào chiếc smartphone trên tay mỗi người.

Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, có 32% người khu vực nông thôn được hỏi cho hay đã từng bán/có mong muốn bán đặc sản vùng miền, 22%  - đồ thủ công mỹ nghệ tại địa phương, 15% - các sản phảm tự chăn nuôi/chế biến (gạo, gia cầm, gia súc, rau, gia vị, nước mắm…). 84% muốn bán hàng qua diễn đàn/mạng xã hội, 34% muốn bán qua website thương mại điện tử.

Giờ đây, chỉ cần ngồi nhà "kích chuột" cũng có thể sắm Tết đầy đủ
Giờ đây, chỉ cần ngồi nhà "kích chuột" cũng có thể sắm Tết đầy đủ  

Tuy nhiên, một trong những lực cản lớn nhất để hàng hóa vùng miền “vươn xa” khỏi lũy tre làng, đó là phải đảm bảo được chất lượng, hương sắc địa phương, tức là phải chống được hàng giả, hàng nhái. Và, công nghệ đã xuất hiện để đồng hành cùng các làng nghề đưa sản phẩm đi xa. Câu chuyện ở làng Chè lam Thạch Xá nổi tiếng ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một ví dụ. 

Tháng 8/2015, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp bằng bảo hộ cho thương hiệu chè lam Thạch Xá. Khoảng 70 hộ gia đình trong làng cũng chính là những hội viên của Hiệp hội làng nghề chè lam Thạch Xá mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 200 tấn chè lam.

Chè lam được làm quanh năm, song thời điểm này đang là mùa bận rộn nhất của làng, khi Tết và mùa lễ hội sắp đến. Nhưng cũng bởi nổi tiếng, nên những thương hiệu này lại hay bị làm nhái, làm giả. Và thế, là, Tem xác thực nguồn gốc VNPT Check đã được các hộ gia đình làm chè lam Thạch Xá lựa chọn nhằm bảo đảm uy tín thương hiệu các sản phẩm của mình. 

 

Tem điện tử có chứa mã xác thực được hiển thị dưới dạng mã QR code và được in, dán hoặc bất kỳ hình thức đính kèm nào trên bao bì của hàng hóa. Tem điện tử QR code được coi như chứng minh thư của sản phẩm tiêu dùng, giúp phát hiện, ngăn chặn sản phẩm giả, cung cấp thông tin kinh doanh tin cậy, kịp thời tới khách hàng,tăng độ nhận biết sản phẩm, tạo niềm tin, xây dựng thương hiệu uy tín đối với khách hàng. Giải pháp cũng đã góp phần tạo thêm một kênh Marketing hiệu quả.

Các loại tem xác thực nguồn gốc tương tự VNPT Check đang được triển khai rộng rãi khắp cả nước, được các vùng sản xuất nông nghiệp, thủ công, mỹ nghệ ưa thích, cũng như nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. 

Công nghệ làm thay đổi xu hướng sắm Tết 

Ngày từ đầu tháng 10 âm lịch, trên các page bán hàng online, các trang mua sắm trực tuyến và các tài khoản Facebook, Zalo đã bắt đầu nhộn nhịp hàng Tết.  Thói quen mua sắm của người trẻ vào dịp Tết đang thay đổi khi thời đại công nghệ lên ngôi, truy cập các trang thương mại điện tử nhiều hơn đi chợ Tết theo kiểu truyền thống.

Để giữ gìn không khí Tết và thỏa mãn những người hoài niệm chợ Tết truyền thống, các câu chuyện bán hàng, các gian hàng Tết trên website bán hàng cũng mang nhiều không khí Tết, với màu đỏ, với hình ảnh cây nêu tràng pháo bánh chưng rất sống động. 

Trong khi các bà, các mẹ cứ đến Tết lại tất tả đi mua sắm ở các chợ truyền thống, phải chen lấn, xếp hàng, thì người trẻ lại thích mua sắm Tết online vì sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian. Thay vì cận Tết mới tranh thủ thời gian chạy ra chợ hay siêu thị, gấp rút sắm sửa một số mặt hàng cần thiết cho 3 ngày Tết, người trẻ lựa chọn mua đồ Tết online, chỉ mất ít phút nhưng vẫn mua được đầy đủ các vật dụng và thực phẩm, bánh mứt Tết và không mất thời gian chen lấn, xếp hàng.

Theo số liệu từ Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ - B2C (bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Việt Nam năm 2018 ước đạt 8,06 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2017. Số người tham gia mua sắm trực tuyến năm 2018 là 39,9 triệu người, tăng 6,3 triệu người so với năm 2017. Giá trị mua sắm trực tuyến của 1 người ước đạt 202 USD, tăng 16 USD so với năm 2017. 

Trong khi đó, Hãng nghiên cứu thị trường Asia Plus nhận định thương mại điện tử tương tác sẽ rất triển vọng trong năm 2019, là tiền đề cho việc bán hàng qua mạng xã hội phát triển. Tỉ lệ mua hàng qua mạng xã hội, cụ thể là Facebook đạt 70% và tăng nhẹ so với năm 2017.

Dù vẫn có ý kiến rằng khó đánh giá tiềm năng của thương mại mạng xã hội bởi yếu tố mua bán đảm bảo và thanh toán an toàn vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng thương mại mạng xã hội vẫn có nhiều cơ hội phát triển, nhất là nhóm người vẫn quan tâm tới bán lẻ truyền thống (đi chợ).

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...