Đảo Hải Tặc: Phát triển du lịch từ thế mạnh vùng biển đảo kỳ bí hoang sơ

Đảo Hải Tặc thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ.
Đảo Hải Tặc thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những năm gần đây, quần đảo Hải Tặc được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, bên cạnh cái tên khơi gợi sự tò mò về một vùng biển đảo có lịch sử nhiều biến động, khắc nghiệt. Du khách đến đây ngoài thưởng thức vẻ đẹp non nước, ẩm thực đặc trưng miền biển đảo, còn được đắm chìm trong “đặc sản” là những câu chuyện kỳ bí mà chỉ xứ này mới có.

Những “chứng nhân” đặc biệt

Đến với quần đảo Hải Tặc, điểm đặt dấu chân đầu tiên của mọi người là cầu cảng đảo Hòn Đốc – trung tâm xã đảo Tiên Hải. Công trình được xây dựng chắc chắn, rộng rãi, hai bên được kè bê tông chống sóng biển xói mòn. Từ cầu cảng theo con đường bê tông chạy vòng về bên phải là đến Trạm Rada 625(Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân), hai bên đường có nhiều ngôi nhà mới xinh xắn. Cuộc sống trên đảo bây giờ bình lặng, yên ả trái ngược hẳn với tưởng tượng của nhiều người về cái tên dữ dội của đảo.

Toàn xã Tiên Hải ngày nay dân số ước tính hơn 3.000 người, sinh sống rải rác ở các đảo nhưng tập trung đông ở Hòn Đốc, cũng là đảo lớn nhất với diện tích khoảng 11km2. Người dân đất đảo được biển vàng ban tặng, hậu đãi nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế như cá, tôm, ghẹ, mực, ốc... nên từ bao đời qua, ngư dân sống nhờ vào nguồn tài nguyên này. Đặc biệt, mấy năm trở lại đây, cư dân còn làm du lịch, các dịch vụ khi ngày một nhiều du khách tìm đến quần đảo.

Đến đảo Hòn Đốc, nhiều người thường tìm đến cột mốc chủ quyền trên đảo, nằm bên bờ biển phía Tây, ven con đường từ cảng rẽ phải lên Trạm Rada 625. Công trìnhlà minh chứng rõ nhất cho một thời hỗn tạp xứ này.Đây là cột mốc do Hải quân Việt Nam Cộng hoà dựng năm 1958, cùng đợt với một số mốc chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Cột mốc ghi: “Việt Nam Cộng hoà. Quần đảo Hải Tặc (Archipel des Pigate), vĩ tuyến 10° 10' B, kinh tuyến 120° 20' Đ.”

“Quần đảo Hải Tặc gồm có các đảo sau: Hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giong, hòn Chơ Rơ, hòn Đước, hòn Bờ Đập, hòn Đồi Mồi. Quần đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Phái bộ quân sự thị sát và nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 26/7/1958 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam. Hải quân Việt Nam”.

Cột mốc chủ quyền trên đảo Hòn Đốc được xây dựng năm 1958.
Cột mốc chủ quyền trên đảo Hòn Đốc được xây dựng năm 1958. 

Từ lâu, cột mốc chủ quyền đã trở thành niềm tự hào của người dân đảo và mang nhiều cảm xúc thiêng liêng cho bất cứ ai đặt chân đến nơi này. Xoay quanh cái cột mốc khắc ghi tên quần đảo có một không hai ở Việt Nam, thậm chí thế giới, là điều trùng hợp đến lạ kỳ mà ít người biết đến. Một trong những cư dân đầu tiên sinh sống trên đất này – ông Tư Nam – cũng là hậu nhân của hải tặc Cánh Buồm Đen, chính là người trực tiếp gùi xi măng, xếp gạch xây khối bê tông ghi danh “Quần đảo Hải tặc” kể trên, dưới sự “thuê mướn” của cán bộ thực thi nhiệm vụ.

Một công trình khác trên đảo Hòn Đốc, cũng do một trong những cư dân đầu tiên của xứ này dựng nên, lưu lại dấu tích thời gian về một thời sơ khai ở đảo –Sơn Hòa Tự. Đây chính là ngôi chùa duy nhất trên đảo mà kỳ lạ nhất, người xây dựng nó xa xưa lại chính là một phụ nữ, mang thân phận con cháu của hải tặc Cánh Buồm Đen. Bà tên thật là Nguyễn Thị Gái, đượcdân đảo kính trọng gọi là bà Mười.

Theo những gì lưu truyền, bà là con gái ông Nguyễn Thanh Vân – một thành viên của hải tặc Cánh Buồm Đen xa xưa. Sau khi gặp mẹ bà, một người phụ nữ xinh đẹp người Thái Lan thì gác kiếm, trở về cuộc sống một người bình thường. Ban đầu cha mẹ bà dừng chân ở Phú Quốc, đến năm 1956 thì cả nhà giong buồm đến quần đảo Hải Tặc. Khi đó, gia đình bà thuộc những cư dân đầu tiên ra khai phá đảo, trong tổng số vài hộ dân với dăm ba cái nhà lá dừa.

Ngày ấy cuộc sống khó khăn đủ bề, chưa nói phải chống chọi với thiên tai, bão biển. Chồng bà Mười chẳng may mất sớm, bà ở vậy, tự túc phát rừng dựng nhà, xẻ núi làm đường, xuống biển chăng lưới mưu sinh. Những năm 60 của thế kỷ trước,với mong muốn có nơi mọi người cầu nguyện hương khói,bà Mười nảy sinh ý định làm chùa. Đầu tiên bà tìm đến nơi cao nhất trên hòn Đốc định nơi dựng chùa, đó là một nơi trông ra biển Tây, bốn bề gió lộng.

Một góc làng chài yên bình trên quần đảo Hải Tặc.
Một góc làng chài yên bình trên quần đảo Hải Tặc.  

Với hai bàn tay không, ban ngày bà xuống bãi vục cát, đêm cạy đá núi rồi gùi lên lưng chừng đồi. Để có vữa xây bà đi hái cây rau, bắt cá đổi cho binh lính Việt Nam Cộng hòa ở đồn. Thời gian qua đi, chẳng mấy chốc một ngôi chùa nhỏ đơn sơhoàn thành với cái tên Sơn Hòa Tự. Bà Mười từng giải thích rằng, tên chùa với ý nghĩa “Sơn” là núi, “Hòa” là yên hòa, hòa bình, “Tự” vừa là chùa nhưng cũng là do tự mình dựng nên.

Lập ra chùa, bà Mười ngày đêm tụng kinh gõ mõ, nguyện cầu bà con trên đảo có cuộc sống yên bình, hòa hợp, không còn chiến tranh, không còn cướp biển gây chết chóc đau thương nữa.Từ khi có chùa, người dân ở các hòn lân cận muốn khấn Phật đều tìm đến Sơn Hòa Tự để hương khói.Những người đi biển trước khi ra khơi cũng đến chùa cầu an, những người muốn tĩnh tâm thì đến đây thiền niệm.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Sơn Hòa Tự vẫn ấm áp khói hương, quần đảo Hải Tặc cũng ngày một lùi xa thời cướp bóc, loạn lạc. Trên đảo yên bình này, đâu đó vẫn còn dòng máu của các thành viên hải tặc năm xưa, nhưng cư dân chẳng mấy ai còn quan tâm đến điều đó, bởi cư dân trên đảo chung sống chan hòa, đùm bọc nhau. Còn những chuyện từ trăm năm trước, nửa hư nửa thực, ly kỳ như phim trinh thám, giờ đây trở thành một “đặc sản” được người dân nhiệt tình đãi khách trong hành trình khám phá biển đảo.

Hấp dẫn du khách

Quần đảo Hải Tặc giờ đây ngày càng được nhắc tên nhiều hơn trên bản đồ du lịch, bởi không đơn giản là sự hiếu kỳ từ tên gọi, nơi này có thế mạnh là cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, màu xanh của núi rừng, nước biển trong vắt và những bãi cát trắng trải dài như tranh. Trong xu hướng du lịch hướng đến những hoạt động trải nghiệm, khám phá và trở về thiên nhiên, chính việc quần đảo chưa bị tác động mấy bởibàn tay con người lại trở thành điều hiếm có, thu hút nhiều sự quan tâm của du khách.

Theo một số đánh giá, quần đảo nàylà nơi lý tưởng dành cho những người đam mê khám phá và mạo hiểm, bởi trong số 16 hòn đảo hoang sơ, có gần chục hòn đảo chưa có người ở. Khách có thể đi đến đảo Hải Tặc vào tất cả các mùa trong năm, tuy nhiên thời gian đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Trong thời gian này, trời trong xanh và mặt biển khá êm đềm, thuận tiện nhất cho việc di chuyển bằng tàu. Cung đường đến đảo có điểm xuất phát ở bến tàu Hà Tiên, cho trải nghiệm thú vị khi có thể ngắm nhìn quần đảo từ xa đến gần.

Nhiều người sẽ không khỏi bất ngờ khi quần đảo Hải Tặc hiện lên như một bức tranh thơ mộng, trù phú, càng đến gần khung cảnh yên bình càng rõ nét. Dưới cảng, có nhiều tàu cá neo đậu. Ngay cầu cảng là trụ sở UBND xã, trạm y tế, đồn biên phòng, trường học, nhà máy cấp nước sạch, chợ được xây dựng khang trang. Cuộc sống người dân trên đảocòn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng bình lặng, yên ảhoàn toàn khác xa so với sự tưởng tượng ban đầu về quần đảo Hải Tặc -nơi hàng trăm năm trước cướp biển từng ẩn náu, sống bằng cướp bóc.

Năm 2018, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định công nhận quần đảo này là khu du lịch địa phương, tháng 10/2019 xã đảo được hòa điện lưới quốc gia, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho xã Tiên Hải khơi dậy tiềm năng, phát triển du lịch, mời gọi thu hút đầu tư.

Hàng năm, ngoài giá trị kinh tế từ nguồn lợi thủy sản, địa phương có nguồn thu lớn từ lượng khách du lịch bình quân mỗi năm khoảng 50.000 - 70.000 lượt người. Đặc biệt, nhiều hộ dân đã biết cách làm du lịch, nhiều hàng quán, homestay, nhà nghỉ mọc lên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng thay đổi diện mạo địa phương.

Một số trải nghiệm dành cho du khách khi đặt chân đến đây có thể kể đến như, đi vòng quanh đảo trên con đường bê tông, thưởng thức khung cảnh với một bên là núi rừng và một bên là biển xanh cát trắng. Hay có thể khám phá biển đảo bằng thuyền do người dân lái để đi thăm quan những đảo chính và đảo nhỏ. Trên những bãicát trắng dài mênh mông, có thể chơi các trò chơi sôi động hoặc thuê đồ lặn ngắm những rạn san hô nguyên sơ và khám phá thế giới dưới biển với nhiều sinh vật biển độc đáo.

Một số hoạt động khác là cắm trại, câu mực, cá vào ban đêm, lặn biển bắt sò, ốc, ghẹ… hoặc đi thuyền đánh bắt hải sản cùng ngư dân. Đến đây, du khách được thưởng thức ẩm thực đặc trưng là hải sản với các món chế biến từ cầu gai, tôm, cua đá, ghẹ, ốc, cá mú,… do người dân chế biến hoặc tự mình mua về nấu nướng.Nhiều bạn trẻ chia sẻ, với số tiền chừng 1 triệu đồng/ người là đã có thể thoải mái khám phá, trải nghiệm cảm giác ra đảo hoang làm… Robinson.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...