Cần đẩy tiến độ quy hoạch không gian ngầm đô thị

Cần đẩy tiến độ quy hoạch không gian ngầm đô thị
(PLVN) - Thành phố Hà Nội là một siêu đô thị, vẫn đang đứng trước áp lực ùn tắc giao thông, thiếu tầm nhìn trong quy hoạch đô thị. Một trong những giải pháp cấp bách là phải phát triển không gian xây dựng ngầm, hệ thống giao thông dưới lòng đất. Song việc quy hoạch, phát triển không gian xây dựng ngầm vẫn còn nhiều điều phải bàn.

Mới quan tâm phần nổi

Điều dễ nhận thấy ở Hà Nội là chỗ nào không thấy ngợp chung cư, cao ốc. Nhiều khu dân cư trở thành những thung lũng đông đúc, với nhiều “điểm đen” về tình trạng ùn tắc giao thông. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi năm dân số Thủ đô tăng thêm khoảng 200 nghìn người, bằng dân số của một huyện.

Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, cho biết đơn vị đang quản lý hơn 550 nghìn ô-tô và khoảng sáu triệu xe máy, chưa kể hơn một triệu phương tiện từ ngoại tỉnh lưu thông trên địa bàn. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng diện tích giao thông chưa theo kịp tốc độ gia tăng của phương tiện dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị. Nhiều giải pháp được đưa ra, nhiều cuộc hội thảo tìm ra biện pháp tháo gỡ, song đến nay vẫn chưa có bài toán hữu hiệu giải quyết vấn đề này.

 Kiến trúc sư (KTS) Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, một trong những giải pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông là phải xây dựng được hệ thống giao thông dưới lòng đất, thậm chí những khu đô thị dưới lòng đất. Đây là hướng đi tất yếu của hầu hết các đô thị phát triển trên thế giới muốn phát triển bền vững.

Phát riển không gian ngầm là quá trình tất yếu ở các đô thị lớn
 Phát riển không gian ngầm là quá trình tất yếu ở các đô thị lớn

Ông Tùng nhấn mạnh: “Không gian đô thị phải hiểu là không chỉ trên mặt đất mà còn cả dưới lòng đất. Đặc biệt, quy hoạch ngầm đô thị nó có tác động cực kỳ lớn về kinh tế, an ninh quốc phòng. Ở các khu đô thị lõi, mật độ dân số cao gần như không còn đất mở rộng giao thông, xây dựng không gian công cộng, trung tâm thương mại… thì không gian ngầm hầu như là lối thoát đáng lưu tâm, thậm chí quan trọng hơn cả quy hoạch không gian trên mặt đất”.

Bức thiết là thế song đến nay TP Hà Nội chưa có quy hoạch không gian ngầm đô thị, các chủ đầu tư xây dựng, cơ quan chức năng mới chỉ quan tâm phát triển phần nổi trên mặt đất. Ngay như việc quản lý tầng hầm của các chung cư cũng chưa được kiểm soát, quản lý chặt, sẽ là “mối họa”, ảnh hưởng tới việc hình thành và quy hoạch không gian ngầm đô thị sau này.

Theo tìm hiểu, lực lượng quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội chưa thực hiện xử phạt cũng như thống kê vi phạm về xây dựng phần không gian ngầm. Các chủ đầu tư xây dựng nhà cao tầng vẫn “mạnh ai nấy làm”. Một số khu vực nhà chung cư bị “ăn bớt” tầng hầm làm chỗ để xe, nhưng có nhà chung cư xây dựng ba, bốn tầng hầm.

Các chuyên gia bày tỏ mối lo ngại, rằng hiện nay tua tủa những cọc móng nhà cao tầng cắm sâu xuống lòng đất. Sau này muốn xây dựng công trình ngầm, đặc biệt đường ngầm sẽ phải luồn lách để tránh cọc móng. Thậm chí có khu vực không thể phát triển đô thị ngầm được nữa.

Không gian ngầm tại khu đô thị Royal City Hà Nội
Không gian ngầm tại khu đô thị Royal City Hà Nội  

KTS Phạm Thanh Tùng nêu những khó khăn từ việc xây dựng ga tàu điện ngầm gần hồ Hoàn Kiếm là một bài học từ bất cập trong quy hoạch không gian ngầm, mà nếu có quy hoạch từ nhiều năm trước thì đến bây giờ mọi chuyện đã dễ dàng hơn.

Chỉ ra không ít thiếu khuyết, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, cho biết: “Ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh đã có một số công trình có không gian ngầm. Thí dụ bãi đỗ xe ngầm, cống ngầm, cấp nước, thoát nước, hệ thống dây cáp…

Song hầu hết đều mang tính cục bộ. Những công trình đó chỉ sử dụng cho một mục đích riêng chứ chưa có liên kết tổng thể. Việc quản lý cũng thiếu tầm nhìn dài hạn và chưa có định hướng. Bây giờ làm quy hoạch ngầm là muộn nên cần phải làm ngay”.

Nhìn vào các quy định, ngay từ khi Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội thông qua năm 2009, nội dung quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị đã được chú trọng. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị và Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24-9-2012 về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.

Bà Mai Thị Liên Hương, Cục trưởng Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), cho hay: “Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý không gian xây dựng ngầm đã có nhưng chưa được chính quyền các địa phương, các đô thị quan tâm đúng mức.

Một số hạn chế trong việc thực thi quy định về quản lý không gian ngầm đô thị có thể kể đến: Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về không gian xây dựng ngầm đô thị chưa được quan tâm; hiện tại chỉ có 18 tỉnh, thành trên cả nước ban hành quyết định về quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp dữ liệu về không gian xây dựng công trình ngầm đô thị. Hệ thống cơ sở dữ liệu về công trình ngầm không đầy đủ, chưa thể hiện được tính kết nối, mối quan hệ giữa các công trình ngầm với nhau và giữa công trình ngầm với công trình trên mặt đất, dẫn đến khó khăn cho công tác lập quy hoạch”.

Mau chóng biến ước mơ thành hiện thực

Mỗi người dân đều mơ ước được sinh sống, làm việc trong những thành phố thông minh, giao thông thuận tiện. Thành phố Hà Nội đang nỗ lực hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ người dân. Theo nhiều chuyên gia, thành phố không thể thông minh và phát triển bền vững khi luôn xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.

Việc phát triển đô thị ngầm, tạo nên thế giới dưới lòng đất là xu thế tất yếu mà nhiều thành phố hiện đại trên thế giới đã có như Tô-ki-ô, Niu-óc, Xơ-un, Xin-ga-po… Trong suốt quá trình phát triển của các đô thị này, không gian ngầm đã cho thấy một vai trò hết sức quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của đô thị.

KTS Trần Huy Ánh (Hội KTS Hà Nội) chỉ ra, nếu không triển khai thì sau này việc triển khai lại càng khó khăn. Chính quyền đô thị cần đề ra bản quy hoạch mang tính tổng thể cho việc phát triển hệ thống không gian ngầm ở đô thị, có ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trách nhiệm của chính quyền trong quản lý đô thị sẽ ngày phải nâng cao trước áp lực phát triển.

Còn theo KTS Nguyễn Tuấn Hải (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội), xây dựng không gian ngầm đáp ứng được hai khía cạnh quan trọng trong phát triển đô thị: dịch vụ đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ngày càng cao và sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất tại đô thị. 

Mới đây, UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì xây dựng và trình tập thể UBND thành phố xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua Quy hoạch chung không gian ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

PGS,TS Nguyễn Hồng Tiến, Nguyên Cục trưởng Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), nêu quan điểm: Để có cơ sở triển khai lập quy hoạch không gian ngầm, một số nhiệm vụ cần phải thực hiện, trong đó có đánh giá tổng hợp về hiện trạng xây dựng công trình trên mặt đất và các công trình đã xây dựng dưới mặt đất trong đó các công trình trên mặt đất lưu ý đối với các công trình có tầng hầm (vị trí, địa điểm, quy mô, số tầng hầm, chiều sâu tối đa...), đối với các công trình theo tuyến (các tuyến giao thông, điện, thông tin, cấp thoát nước, hào…) dưới mặt đất cần xác định rõ vị trí, độ sâu, điểm đầu, cuối, các điểm giao cắt, cao độ và mối quan hệ chung quanh và cuối cùng lập bản đồ hiện trạng công trình ngầm.

Không gian ngầm là tài nguyên cần được nghiên cứu và khai thác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị. Để quy hoạch về không gian ngầm đô thị thành hiện thực, các cơ quan chức năng TP Hà Nội cần nỗ lực hơn, để vấn đề quan trọng này không chỉ nằm ở ý tưởng, giấy tờ, mà phải được thực hiện, góp phần cải thiện sở hạ tầng, giữ gìn cảnh quan lịch sử văn hóa, phát triển đô thị bền vững.

Theo nhiều chuyên gia, cơ quan chức năng cần lập đề án quy hoạch, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong nước và nước ngoài. Tiếp đó, cần có chính sách đào tạo kỹ thuật viên, kỹ sư cũng như chuyên gia về hạ tầng ngầm đô thị. “Đô thị và công trình ngầm không thể phát triển nếu không có có con người. Chúng ta đang quá thiếu chuyên gia có trình độ nghiên cứu, quy hoạch và xây dựng công trình ngầm”, KTS Trần Huy Ánh, nêu thực trạng.

Đọc thêm

Bình minh nơi ven trời Tây Bắc

Đường phố Lai Châu rợp cờ hoa chào đón ngày lễ lớn.
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.

Mùa tựu trường, bình về những điểm 10 môn Văn

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.

Tư pháp Hà Tĩnh: Tiên phong trong công tác đỡ đầu xây dựng Nông thôn mới

Ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh làm việc với xã Hương Bình huyện Hương Khê về công tác đỡ đầu xã xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Chung niềm tin chiến thắng dịch bệnh

Các ca sĩ biểu diễn phục vụ hơn 10 ngàn bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến số 3 và số 6 TP HCM.
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.

Cần quy hoạch, phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thuận thiên

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.

Nhiều doanh nghiệp muốn tự chủ chống dịch, tự chủ sản xuất

Một khu nhà xưởng mới được doanh nghiệp cải tạo để sản xuất 3 tại chỗ.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…

Khi nông dân lên sàn… thương mại điện tử

Người nông dân live stream bán vải tại vườn.
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…

Quảng Ninh: Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Ông Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh tại Hội nghị quán triệt, triển khai chương trình kiểm tra, giám sát, thanh tra năm 2020.
(PLVN) -  Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

“Bí quyết” giữ vững địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng

Quảng Ninh quyết giữ địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 4): Hội tụ “Thế và Lực” hướng tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế

 Như một Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tủ nhiều kỳ quan thiên nhiên hiếm có. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 2): Tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu về cải cách hành chính

Ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Quảng Ninh trên hành trình vươn tới thương hiệu đẳng cấp quốc tế (Bài 1): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững

Thành phố Hạ Long khang trang, hiện đại hôm nay (ảnh: Báo Quảng Ninh).
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?

Gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công nghệ của Nhật Bản, châu Âu không đáp ứng được tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu?
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?

Vì sao gói thầu EPC Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải gia hạn thời điểm đóng thầu?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...