“Kéo vợ” từ góc nhìn của thanh niên người H’Mông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau khi mạng xã hội “dậy sóng” với video một thanh niên đang cố “kéo vợ” bất chấp sự phản đối của cô gái, nhiều ý kiến cùng bức xúc cho rằng đây là hủ tục cần xóa bỏ, thậm chí xa hơn nữa có những bình luận mang tính chất kỳ thị, định kiến với cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung và người H’Mông nói riêng.

Để hiểu hơn về văn hóa H’Mông cũng như rộng đường dư luận, mới đây Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã có cuộc thảo luận cùng 5 thanh niên người H’Mông. Nội dung thảo luận phần nào giúp cộng đồng hiểu rằng “kéo vợ” có phải là một hủ tục cần phải loại bỏ hay không, hay đơn thuần như những truyền thống khác khi bị tách khỏi bối cảnh và ý nghĩa ban đầu thì người thực hành không thực sự hiểu để rồi hành động không phù hợp?

“Bắt vợ” là một hành động không được khuyến khích và bị phạt vạ rất lớn

“Theo giải thích từ truyện cổ của người H’Mông ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, việc “kéo vợ” dành cho các đôi trai gái yêu nhau mà chàng trai không đủ tiền đi xin dâu nên hai người hẹn ước đến với nhau thông qua “kéo vợ”. Trong tiếng Mông, tục “kéo vợ” được gọi là “Coj nyaab” - nghĩa là đi đón, mang cô dâu về. Cách tiến hành tục lệ mỗi vùng một khác và có những cấp độ khác nhau.

Thực tế tục “kéo vợ” giúp nâng cao vị thế của người phụ nữ trong cộng đồng người H’Mông. Càng được kéo nhiều lần, người phụ nữ H’Mông càng tự hào, vì phải xinh đẹp, giỏi giang lắm mới được kéo nhiều lần. Khi sống với chồng, nếu có lúc chồng đối xử không tốt, cô gái có quyền nói với người chồng là “anh kéo tôi về chứ có phải tôi tự về với anh đâu mà anh đối xử với tôi như vậy”.

Tuy vậy, vẫn tồn tại những cấp độ khác như “bắt vợ, cướp vợ” - là tìm cách đưa cô gái về mà không có sự đồng ý của họ. Việc bắt ép, cưỡng đoạt cô gái về làm vợ mình như trong các video là một hình thức mà văn hóa H’Mông không khuyến khích.

Cả 5 thanh niên người H’Mông trong cuộc trao đổi bao gồm Tuam Khaab ở Mù Cang Chải, Giàng A Bê ở Văn Chấn, Yên Bái, Lồ Thùy Dung ở Bắc Hà, Lồ Thị Sáy ở Sa Pa, Lào Cai và Mùa Thị Mua ở Nậm Pồ, Điện Biên đều cho rằng “bắt vợ” là một thực hành không được khuyến khích và bị phạt vạ rất lớn.

Điều này cũng được nhắc tới trong cuốn sách “Những đỉnh núi du ca - Một lối tìm về cá tính H’Mông”, tác giả Nguyễn Mạnh Tiến có tổng hợp các mức độ: bắt/cướp vợ theo những quy định khác nhau, hình phạt khác nhau.

“Thường những người biết chắc người ta không tới với mình mới bắt vợ như thế” – cô gái Lồ Thị Sáy nêu quan điểm. Với người Mông, “Coj nyaab” là một giai đoạn để tiến tới hôn nhân, là cơ hội đến với nhau một cách tự do, cũng để cô gái có thời gian quan sát gia đình chàng trai và đưa ra lựa chọn cuối cùng. Nếu cô gái tố cáo đoàn “kéo vợ” có hành vi không tốt hoặc thời gian ở nhà chàng trai cô gái bị ép ngủ với cậu trai, không được đối xử tử tế - gia đình nhà trai sẽ bị phạt vạ rất lớn, theo Lồ Thị Sáy.

Cũng theo các thanh niên người H’Mông tham gia trao đổi, trong khi thực hành “kéo vợ”, bố mẹ của cô gái vẫn là người có quyền quyết định tối cao để ngăn cản việc con mình bị bắt. Việc “kéo vợ” thường có thỏa thuận trước nên bố mẹ không can thiệp. Còn khi bị “bắt vợ”, bố mẹ thường tới tận nhà chàng trai để đòi con gái về.

Hoặc sau 3 ngày “kéo vợ”, chàng trai vẫn phải qua nhà bố mẹ cô gái để “xin cưới”. Hành động xin – nghĩa là vai trò quyết định có được cưới hay không vẫn nằm ở bố mẹ cô gái. Liên hệ tới video tại Hà Giang, nếu thực sự nếu bố mẹ đã ngăn cản mà chàng trai trong video vẫn nhất quyết kéo về thì đó là một hành động bắt/cướp vợ - không theo tập tục hôn nhân của người H’Mông.

Lý giải về hành động bắt/cướp vợ, theo chàng trai Tuam Khaab, việc bắt vợ hiện tại diễn ra một phần do môi trường học về văn hóa H’Mông của các thanh thiếu niên không nhiều. Các em đi học sớm, học nội trú xa nhà, tách khỏi môi trường văn hóa H’Mông. Thời gian được truyền đạt văn hóa từ người đi trước và để nhận thức về văn hóa của mình rất ít. Ở trường, các em chủ yếu học về văn hóa qua giáo viên và truyền thông. Trên truyền thông hiện nay, hình ảnh về “kéo vợ” đa phần mang tính bạo lực ảnh hưởng tới hành động của các em.

Cần có sự điều chỉnh của pháp luật nếu luật tục biến tướng tiêu cực

“Không nên chỉ vì phẫn nộ mà coi kéo vợ là hủ tục” – đó là quan điểm của PGS.TS Trần Hữu Sơn - nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - người có nhiều năm nghiên cứu và gắn bó với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số tại miền núi phía Bắc. Theo PGS.TS Trần Hữu Sơn, trong tập tục “kéo vợ” của người H’Mông mang nhiều ý nghĩa. Một là, nói lên giá trị của những con gái rất tốt về nhiều mặt. Hai là, sự ứng xử hiệu quả trước nạn thách cưới cao.

“Để hạn chế nhận thức sai lệch nên có những quy chế chung cho cả cộng đồng về luật tục này. Theo đó, nếu là biểu hiện “cướp vợ” phải được can thiệp, phải xử lý. Còn nếu là “kéo vợ”, hai bên trai gái đều đồng ý thì phải được tôn trọng. Luật tục “kéo vợ” của người H’Mông khi có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực phải có sự can thiệp của luật pháp. Những người phá vỡ, làm biến tượng luật tục đẹp này cần phải bị răn đe” - PGS.TS Trần Hữu Sơn nêu quan điểm.

Được biết, trên mạng xã hội các bạn trẻ người H’Mông cũng đã có một cuộc thảo luận về tục “kéo vợ”. Nhiều ý kiến được đưa ra, như tăng cường giáo dục trong tộc người và ngoài tộc người về tục “kéo vợ” và phần lớn có chung một ý kiến là không nên tiếp tục thực hành “kéo vợ” nếu như phong tục truyền thống tốt đẹp đó không được tôn trọng.

Như vậy, có thể thấy, việc quyết định thực hành “kéo vợ” nữa hay không nằm ở phía người H’Mông. Những quan niệm đang thay đổi, quyết định thực hành văn hóa được chia đều cho từng cá nhân trong cộng đồng. Tin rằng, người H’Mông ở mỗi địa phương và mỗi thế hệ có những cách điều chỉnh riêng phù hợp với cuộc sống và luật pháp hiện hành.

Tin cùng chuyên mục

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

Đọc thêm

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Nghệ An "giải cơn khát vàng" ở nội dung cầu mây đồng đội đôi nữ

Niềm vui chiến thắng đạt HCV đầu tiên cho Đoàn cầu mây Nghệ An
(PLVN) - Nghệ An là một trong những trung tâm thể thao huấn luyện nên những VĐV cầu mây giỏi và cũng đã có nhiều tuyển thủ cống hiến và đạt thành tích cao cho đội tuyển nước nhà. Tuy nhiên, tại mùa giải Vô địch cầu mây Quốc Gia năm nay, phải đến tận ngày cuối cùng nụ cười mới đến với ban huấn luyện và những tuyển thủ nữ xứ Nghệ sau chiến thắng trận Chung kết đồng đội đôi nữ trước Hà Nội để "giải cơn khát vàng" của đội tuyển.