Tình tiết định tội trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi?

Xin cho biết quy định về tình tiết định tội trong các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi?

Điều 3 Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nêu cụ thể một số tình tiết định tội:

1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.

2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;

đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).

4. Trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng cử chỉ, hành động, lời nói, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh nhằm kích thích tình dục người dưới 16 tuổi; phô bày bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, khỏa thân, thoát y hoặc thực hiện các động tác mô phỏng hoạt động tình dục (bao gồm giao cấu, thủ dâm và các hành vi tình dục khác) dưới mọi hình thức.

5. Trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người dưới 16 tuổi trực tiếp chứng kiến người khác trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.

6. Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm quy định tại khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Hình sự:

a) Trực tiếp trình diễn khiêu dâm trước mặt người dưới 16 tuổi hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi trực tiếp trình diễn khiêu dâm;

b) Chiếu trực tiếp cảnh trình diễn khiêu dâm có sự tham gia của người dưới 16 tuổi;

c) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi tự chụp, quay lại cảnh trình diễn khiêu dâm của mình sau đó phát tán;

d) Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc người dưới 16 tuổi khỏa thân và truyền tải trực tiếp âm thanh, hình ảnh qua internet (livestream);

đ) Trình chiếu các ấn phẩm đồi trụy có sử dụng người dưới 16 tuổi hoặc hình ảnh mô phỏng người dưới 16 tuổi (hoạt hình, nhân vật được tạo ra bằng công nghệ số);

e) Mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết này;

g) Các hình thức biểu hiện khác của trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm.

7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:

a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);

b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).

8. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

9. Trái với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.

10. Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).

11. Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...).

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Đọc thêm

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Quang Mến (Khánh Hòa) hỏi: Bố tôi là người lao động tại một công ty về ngành công nghiệp nặng, hiện nay đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu 4 năm rồi. Dạo gần đây sức khỏe của bố giảm sút nên đi khám và phát hiện bố tôi bị nhiễm độc chì do ảnh hưởng từ công việc cũ. Xin hỏi, bố tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục đăng kiểm khi bị phạt nguội?

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Bạn Hoàng Tùng (Hà Nội) hỏi: Hôm nay tôi vừa nhận được thông báo phạt nguội đối với xe ô tô của tôi, nhưng mai là ngày xe đã hết hạn đăng kiểm. Vậy xin hỏi, phải làm những thủ tục gì để ngày mai xe tôi được đăng kiểm?

Có được bỏ qua giai đoạn hòa giải trong ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Trần Thị H (Cao Bằng) hỏi: Vợ chồng tôi sống với nhau được 6 năm nhưng mâu thuẫn gia đình quá lớn, nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vấn đề về con chung và tài sản chung vợ chồng tôi chưa thỏa thuận được. Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Vậy tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không?

Có hợp lệ khi bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Ảnh minh họa. (anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư. Khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng BHXH phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào mới là hợp lệ?.

Có được yêu cầu người vay trả lãi khi hợp đồng vay không ghi lãi suất?

Ảnh minh họa: lsvn.vn
(PLVN) - Bạn Phạm Thị T (Quảng Ninh) hỏi: Mẹ tôi năm 2010 có vay của bà A 30 triệu đồng. Hợp đồng vay bằng giấy viết tay, không ghi thời gian trả và lãi suất vay. Năm 2012, mẹ tôi đã trả nợ được 15 triệu đồng. Năm 2013 mẹ tôi đi tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù là 17 năm. Tháng 10/2022, bà A đến yêu cầu chúng tôi trả 40 triệu (gồm cả gốc và lãi). Xin hỏi, chúng tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không? Nếu chúng tôi cố tình không trả thì bà A có thể khởi kiện chúng tôi ra tòa không? Khi ra tù, mẹ tôi chỉ trả gốc, không trả lãi được không?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Những điều cần biết khi mua đất tái định cư­

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
(PLVN) - Bạn Hoàng Việt (Hà Nội) hỏi: Hiện nay nhiều người dân do thấy giá đất tại các khu tái định cư (TĐC) có giá thành phù hợp nên có ý định mua để đầu tư. Tuy nhiên, đất tại các khu TĐC thường chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy khi mua đất TĐC chưa có sổ đỏ có rủi ro không? Nếu người dân vẫn muốn mua thì có cách nào để giảm bớt rủi ro?