Quy định về cấp dưỡng cho con sau ly hôn

(PLVN) - Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Luật sư Lê Ngọc Khánh (Hãng Luật TGS – Đoàn Luật sư TP Hà Nội) sẽ giải đáp những câu hỏi mà bạn đọc quan tâm về vấn đề này.

Bạn đọc Nguyễn Mai (Mỹ Đức, Hà Nội) hỏi: Tôi và chồng kết hôn năm 2014 và có một người con trai (sinh năm 2015). Năm 2016 chúng tôi đã làm thủ tục ly hôn. Theo thỏa thuận của 2 vợ chồng và quyết định của Tòa án, sau ly hôn, tôi nuôi con và chồng có trách nhiệm chu cấp 3 triệu đồng/tháng cho con đến khi 18 tuổi. Tuy nhiên, chồng cũ của tôi chỉ thực hiện được 2 năm, sau đó lấy vợ mới và từ đó đến nay không hề có chu cấp gì cho con. Vậy pháp luật có quy định mức phạt gì với việc làm này hay không?

Cấp dưỡng là gì?

Luật sư Khánh cho biết: Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Cụ thể, Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Nghĩa vụ này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác vì đây là nghĩa vụ gắn liền với quyền nhân thân của mỗi người.

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. 

“Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người không trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, trừ trường hợp các bên không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng” – Luật sư Khánh cho biết.

Về mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Mức cấp dưỡng này có thể thay đổi khi có lý do chính đáng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau: Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; Trường hợp khác theo quy định của luật.

Không cấp dưỡng… có bị xử phạt không?

Đối với trường hợp trên, Luật sư Khánh cho biết, việc người chồng trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi thì người chồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) hoặc chịu trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể, về xử phạt VPHC, khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh thi hành án dân sự thì hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo đó, khi người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, tức là không thực hiện công việc phải làm theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự của TAND thì người chồng sẽ bị xử phạt VPHC với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Về trách nhiệm hình sự, nếu việc người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con bạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt VPHC nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

Theo đó, người chồng có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trong trường hợp trên, Luật sư Khánh cho rằng, nếu chồng cũ cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án có thẩm quyền, người vợ có thể yêu cầu cơ quan thi hành buộc người chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Sau khi nhận đơn đề nghị thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự kiểm tra nội dung yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu về việc thụ lý và thực hiện việc thi hành án sau đó phải gửi thông báo về việc thi hành án cho những người liên quan.

Sau 10 ngày tự nguyện thi hành án, nếu người chồng vẫn tiếp tục không chấp nhận hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì chấp hành viên tiến hành xác minh.

Sau khi cơ quan thi hành án xác minh về điều kiện thi hành án thì chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.

Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm: Khấu trừ tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ; Khai thác tài sản của người phải thi hành án…

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Đọc thêm

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Quang Mến (Khánh Hòa) hỏi: Bố tôi là người lao động tại một công ty về ngành công nghiệp nặng, hiện nay đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu 4 năm rồi. Dạo gần đây sức khỏe của bố giảm sút nên đi khám và phát hiện bố tôi bị nhiễm độc chì do ảnh hưởng từ công việc cũ. Xin hỏi, bố tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục đăng kiểm khi bị phạt nguội?

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Bạn Hoàng Tùng (Hà Nội) hỏi: Hôm nay tôi vừa nhận được thông báo phạt nguội đối với xe ô tô của tôi, nhưng mai là ngày xe đã hết hạn đăng kiểm. Vậy xin hỏi, phải làm những thủ tục gì để ngày mai xe tôi được đăng kiểm?

Có được bỏ qua giai đoạn hòa giải trong ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Trần Thị H (Cao Bằng) hỏi: Vợ chồng tôi sống với nhau được 6 năm nhưng mâu thuẫn gia đình quá lớn, nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vấn đề về con chung và tài sản chung vợ chồng tôi chưa thỏa thuận được. Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Vậy tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không?

Có hợp lệ khi bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Ảnh minh họa. (anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư. Khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng BHXH phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào mới là hợp lệ?.

Có được yêu cầu người vay trả lãi khi hợp đồng vay không ghi lãi suất?

Ảnh minh họa: lsvn.vn
(PLVN) - Bạn Phạm Thị T (Quảng Ninh) hỏi: Mẹ tôi năm 2010 có vay của bà A 30 triệu đồng. Hợp đồng vay bằng giấy viết tay, không ghi thời gian trả và lãi suất vay. Năm 2012, mẹ tôi đã trả nợ được 15 triệu đồng. Năm 2013 mẹ tôi đi tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù là 17 năm. Tháng 10/2022, bà A đến yêu cầu chúng tôi trả 40 triệu (gồm cả gốc và lãi). Xin hỏi, chúng tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không? Nếu chúng tôi cố tình không trả thì bà A có thể khởi kiện chúng tôi ra tòa không? Khi ra tù, mẹ tôi chỉ trả gốc, không trả lãi được không?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Những điều cần biết khi mua đất tái định cư­

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
(PLVN) - Bạn Hoàng Việt (Hà Nội) hỏi: Hiện nay nhiều người dân do thấy giá đất tại các khu tái định cư (TĐC) có giá thành phù hợp nên có ý định mua để đầu tư. Tuy nhiên, đất tại các khu TĐC thường chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy khi mua đất TĐC chưa có sổ đỏ có rủi ro không? Nếu người dân vẫn muốn mua thì có cách nào để giảm bớt rủi ro?