Lao động dưới 18 tuổi gây tai nạn: Chủ cơ sở có phải bồi thường thiệt hại?

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại (BTTH) cả khi không có lỗi do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Bà N.T.L là chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng có thuê mướn N (17 tuổi) làm công, tiền lương theo hình thức ăn chia sản phẩm. Phương tiện chở hàng là của N bằng xe máy, kéo theo thùng tự chế ở phía sau. Mới đây, trong một lần chở hàng cho khách, N va chạm với một chiếc xe ôm chạy ngược chiều làm người ngồi phía sau chết sau một tuần điều trị. N bị khởi tố về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo Điều 260 Bộ luật Hình sự.

Trong quá trình điều tra, gia đình nạn nhân yêu cầu bồi thường thiệt hại (BTTH) một số tiền khá lớn, nhưng cha mẹ của N cũng chỉ đáp ứng được một phần. Vậy phần còn lại, bà L và người có lỗi trong vụ này có phải liên đới BTTH cho nạn nhân trong phiên tòa sắp tới?

Theo ông Bùi Đức Độ - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Kiên Giang, trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố: (1) Phải có thiệt hại xảy ra; (2) Phải có hành vi trái pháp luật; (3) Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại; (4) Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại (Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC).

Trong vụ án trên, trách nhiệm BTTH đã phát sinh, nên trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau (Điều 587 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015). N là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ N phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Lỗi là một yếu tố quan trọng nhất trong BTTH ngoài hợp đồng, nhưng bên cạnh pháp luật còn quy định BTTH cả khi không có lỗi, đó là BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 BLDS). Phương tiện giao thông vận tải cơ giới thuộc nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định tại Điều 601 BLDS. Cụ thể, theo điểm 13 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.

Về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, khoản 3 Điều 601 BLDS quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, khoản 2 Điều 160 BLDS quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.

Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ đặt ra khi có một phần lỗi (nhỏ) của người quản lý, điều khiển. Còn thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này. Ở trường hợp này, BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không được đặt ra, bởi vì lỗi vô ý gây thiệt hại của N không phải là nhỏ. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được đặt ra, trong đó có bà L, mà lỗi chủ yếu là hợp đồng lao động khi N chưa đủ 18 tuổi, chưa có giấy phép lái xe, cho sử dụng xe không đảm bảo an toàn... nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của mình.

Còn người lái xe ôm chở nạn nhân, đây là hợp đồng vận chuyển hành khách nên liên đới cùng với N và bà L phải bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng xác định người này không có lỗi thì không phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng (Điều 522, 523, 528 BLDS). 

Tin cùng chuyên mục

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Đọc thêm

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?

Tiếp tục phạm tội trong thời gian được hoãn thi hành án thì xử lý thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Trịnh Hoàng Thuý (Hà Tĩnh) hỏi: Tôi thấy tại địa phương tôi có trường hợp bị can sau khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng được cơ quan điều tra cho tại ngoại vì đang mang thai nhưng tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật, thực hiện các thủ đoạn gian dối liên quan đến mua bán đất đai rồi chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Vậy cho tôi hỏi hành vi phạm tội của bị can trong thời gian này có phải chấp hành hình phạt tù hay không và biện pháp ngăn chặn như thế nào?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Khi đã nghỉ hưu, có được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Quang Mến (Khánh Hòa) hỏi: Bố tôi là người lao động tại một công ty về ngành công nghiệp nặng, hiện nay đã nghỉ hưu, được hưởng lương hưu 4 năm rồi. Dạo gần đây sức khỏe của bố giảm sút nên đi khám và phát hiện bố tôi bị nhiễm độc chì do ảnh hưởng từ công việc cũ. Xin hỏi, bố tôi có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp nữa không? Nếu được thì hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Thủ tục đăng kiểm khi bị phạt nguội?

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Bạn Hoàng Tùng (Hà Nội) hỏi: Hôm nay tôi vừa nhận được thông báo phạt nguội đối với xe ô tô của tôi, nhưng mai là ngày xe đã hết hạn đăng kiểm. Vậy xin hỏi, phải làm những thủ tục gì để ngày mai xe tôi được đăng kiểm?

Có được bỏ qua giai đoạn hòa giải trong ly hôn để rút ngắn thời gian giải quyết?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Trần Thị H (Cao Bằng) hỏi: Vợ chồng tôi sống với nhau được 6 năm nhưng mâu thuẫn gia đình quá lớn, nên chúng tôi đã quyết định ly hôn. Vấn đề về con chung và tài sản chung vợ chồng tôi chưa thỏa thuận được. Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Vậy tôi có thể ly hôn mà không tiến hành thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian có được không?

Có hợp lệ khi bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?

Ảnh minh họa. (anninhthudo.vn)
(PLVN) -  Bạn Nguyễn Thị Thu (Hà Nội) hỏi: Tôi bị sẩy thai nhưng nằm tại cơ sở khám chữa bệnh tư. Khi nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, công ty từ chối với lý do Giấy nghỉ việc có hưởng BHXH phải do cơ sở khám chữa bệnh công lập mới được. Xin hỏi, công ty từ chối hồ sơ của tôi như vậy có đúng quy định không? Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH như thế nào mới là hợp lệ?.

Có được yêu cầu người vay trả lãi khi hợp đồng vay không ghi lãi suất?

Ảnh minh họa: lsvn.vn
(PLVN) - Bạn Phạm Thị T (Quảng Ninh) hỏi: Mẹ tôi năm 2010 có vay của bà A 30 triệu đồng. Hợp đồng vay bằng giấy viết tay, không ghi thời gian trả và lãi suất vay. Năm 2012, mẹ tôi đã trả nợ được 15 triệu đồng. Năm 2013 mẹ tôi đi tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù là 17 năm. Tháng 10/2022, bà A đến yêu cầu chúng tôi trả 40 triệu (gồm cả gốc và lãi). Xin hỏi, chúng tôi có phải trả nợ thay cho mẹ không? Nếu chúng tôi cố tình không trả thì bà A có thể khởi kiện chúng tôi ra tòa không? Khi ra tù, mẹ tôi chỉ trả gốc, không trả lãi được không?

Thủ tục đăng ký thường trú khi chưa được cấp sổ đỏ

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú cho người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: VGP)
(PLVN) - Bạn Tiến Minh (Hà Nội) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 xây tạm, hiện nay khi tôi ra chính quyền cấp xã để làm thủ tục đăng ký thường trú thì bị từ chối với lý do tôi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh là đất nhà tôi đang sử dụng lại không đủ diện tích tối thiểu để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy trong trường hợp này của tôi phải xử lý như thế nào để có thể đăng ký được nơi thường trú?

Những điều cần biết khi mua đất tái định cư­

Ảnh minh họa. (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
(PLVN) - Bạn Hoàng Việt (Hà Nội) hỏi: Hiện nay nhiều người dân do thấy giá đất tại các khu tái định cư (TĐC) có giá thành phù hợp nên có ý định mua để đầu tư. Tuy nhiên, đất tại các khu TĐC thường chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy khi mua đất TĐC chưa có sổ đỏ có rủi ro không? Nếu người dân vẫn muốn mua thì có cách nào để giảm bớt rủi ro?

Đối tượng nào phải xin cấp giấy phép môi trường?

Hiện trạng khai thác đá tại một mỏ đá. (Ảnh minh họa - Nguồn: tapchimoitruong.vn)
(PLVN) - Bạn Hồng Duy (Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp tôi khai thác đá từ mỏ đá và vận chuyển về xưởng để cưa, xẻ. Xin hỏi, hoạt động khai thác đá ở mỏ đá hay hoạt động sản xuất đá có phải xin giấy phép môi trường? Nếu có thì điều kiện, thủ tục xin giấy phép được quy định như thế nào?

Rút bảo hiểm xã hội một lần ở địa phương khác có được không?

Người lao động làm thủ tục tại cơ quan bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa - Nguồn: vietnamnet.vn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Thành (Vĩnh Phúc) hỏi: Trước đây tôi có làm việc tại một công ty ở Vĩnh Phúc và có quyết định thôi việc từ tháng 11/2021. Xin hỏi, tôi có thể làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được không? Hiện tại hộ khẩu của tôi ở tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng tôi đang ở với con cháu tại Hà Nội. Vậy tôi có thể rút BHXH tại TP Hà Nội được không?