Học sinh liên tiếp tự vẫn, lãnh đạo Sở GD&ĐT lảng tránh

Trong tháng 3 – 4/2013, liên tục 3 học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh, địa phương nổi tiếng hiếu học, tự t. Đáng nói là trong khi nguyên nhân của những cái chết đau lòng trên được cho là xuất phát từ cách ứng xử chưa đúng mực của giáo viên nơi các em theo học, thì lãnh đạo Sở GD& ĐT tỉnh này lại cố tình lảng tránh...

Trong tháng 3 – 4/2013, liên tục 3 học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh, địa phương nổi tiếng hiếu học, tự t. Đáng nói là trong khi nguyên nhân của những cái chết đau lòng trên được cho là xuất phát từ cách ứng xử chưa đúng mực của giáo viên nơi các em theo học, thì lãnh đạo Sở GD& ĐT tỉnh này lại cố tình lảng tránh...

Cây cầu nơi em Trang tự vẫn
Cây cầu nơi em Trang tự vẫn.

Những cái chết đau lòng

Khoảng 16h ngày 12/4, em Lê Văn V. (SN 1998, trú xóm 6, xã Thạch Châu, Lộc Hà, là học sinh lớp 9 trường THCS Mỹ Châu) đã nhảy cầu Hộ Độ (huyện Lộc Hà) tự vẫn. Nguyên nhân được một số học sinh kể lại, mấy ngày trước V. đi học, do vi phạm kỉ luật nên bị cô giáo ghi tên vào sổ đầu bài, sau đó em này tự ý lên tẩy xóa.

Một số thông tin từ nhiều học sinh cho biết, khi phát hiện thầy chủ nhiệm đã phạt V trực nhật 1 tuần, yêu cầu trực tiếp gặp giáo viên bộ môn hôm trước xin lỗi và nhờ sửa lại nội dung trong sổ, V. uất ức dẫn đến đi nhảy cầu.

Trước đó, khoảng 18h ngày 6/3, em Đinh Anh Tuấn, lớp 7D Trường THCS Cẩm Thạch (xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên) được phát hiện treo cổ chết ngay bên cửa sổ nhà mình. Gia đình đã làm đơn tố cáo rằng sáng 6/3, trong giờ ra chơi Tuấn làm đổ nước, bị cô Nhân phát hiện bắt lau sạch. Dù em đã lau rồi nhưng cùng lúc đó, cô Phó hiệu trưởng tên Huyền đi ngang qua thấy liền lấy giáo án đánh vào đầu và bắt em cởi áo ra lau.

Khi tan trường, cô Hiệu phó tiếp tục gọi em lại và tát vào mặt 3 cái. Từ những hành động và lời nói của cô này, Tuấn tìm đến cái chết. Vụ việc được 22 học sinh viết tường trình, ký tên xác nhận có việc cô Huyền bắt Tuấn cởi áo lau nhà và tát vào mặt. Còn cô Lê Thị Huyền – Phó hiệu trưởng (người bị tố cáo) cho rằng “chỉ cầm tờ rơi quảng cáo của ngân hàng quơ quơ” chứ không hề động đến người Tuấn?!.

Cũng trong tháng 3, vào 19h ngày 5/3, tại cầu Cửa Sót nối xã Thạch Đỉnh (Thạch Hà) với xã Hộ Độ (Lộc Hà), em Phạm Thị Huyền Trang (SN 1997, trú xóm 1, xã Thạch Bàn là HS lớp 11A1, trường THPT Nguyễn Trung Thiên) đã nhảy cầu tự vẫn.

Nguyên nhân được cho là do trước đó mấy ngày, Trang giữ chìa khóa phòng nhưng bị mất 19 chiếc ghế (loại ghế nhỏ ngồi chào cờ) nên thầy chủ nhiệm đã trách, bắt Trang làm kiểm điểm, bắt phụ huynh phải ký vào. Sau khi tâm sự với bạn bè về chuyện trên, Trang khóc và sau đó nhảy cầu.      

Né tránh và vô cảm?

Điều đau lòng là cả Tuấn và Trang, V. đều là những HS có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên học rất giỏi. Những cái chết xảy ra cách nhau không xa, khiến dư luận xôn xao và cần một lời giải thích từ ngành giáo dục của Hà Tĩnh.

Trao đổi với PLVN, ông Đặng Quốc Hiền - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cẩm Xuyên - cho rằng: "Để có một phương pháp xử trí những sự việc như trên là cả một vấn đề của nghiệp vụ sư phạm. Theo tôi, giáo dục học sinh mắc lỗi không nhất thiết phải phạt em đó làm cái này, cái kia. Chúng ta có thể có những phương pháp khác nhẹ nhàng hơn thấu đáo hơn, làm sao để các em hiểu và sửa chữa.

Và điều tối kỵ nhất đó là xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự, thân thể của các em. Bởi tuổi của các em còn nhỏ, rất bồng bột, suy nghĩ chưa chín chắn chỉ cần một câu nói hay một hành động không vừa lòng của thầy cô có thể dẫn đến sự việc đáng tiếc.

Còn việc xử xý lỗi của các em thì điều đó phụ thuộc vào bản chất của sự việc như thế nào, nặng hay nhẹ, tính tình của em HS đó thế nào mà người giáo viên xử lý. Theo tôi để làm được điều này cũng là cả một “nghệ thuật”, phụ thuộc phần lớn vào khả năng của người giáo viên. Trước nhất là phải hiểu được tâm lý của HS bởi lứa tuổi phổ thông rất nhạy cảm, rồi phải nhìn vấn đề từ nhiều phía…".

Ông Lê Hữu Quyền - Hiệu trưởng Trường THCS Huy Nam Yên, Hà Tĩnh (ngôi trường được nhiều phụ huynh cho là có nhiều giáo viên tận tâm với nghề, với những phương pháp dạy hiệu quả, sáng tạo) chia sẻ: Là người quản lý ngôi trường vừa được sát nhập từ 3 trường của 3 xã, đóng trên 3 địa điểm khác nhau, tôi luôn tâm đắc và đề ra một phương pháp cho tập thể giáo viên nhà trường rằng: phương pháp giáo dục tốt nhất đối với các em HS đó chính là “tình yêu thương”.

Chiều 3/4, chúng tôi đến Sở GD&ĐT Hà Tĩnh liên hệ lãnh đạo để tìm hiểu một số phương pháp giáo dục thì được thông tin là tất cả đang bận họp. Điều “lạ” là mặc dù trong phòng làm việc của Phó Giám đốc Nguyễn Xuân Trường “không có ai, cửa khóa bên ngoài” nhưng quạt vẫn quay, đèn vẫn sáng.

Ngày tiếp theo, chúng tôi tiếp tục tìm gặp ông Trần Trung Dũng - Giám đốc Sở này thì ông Dũng cho biết bận không thể làm việc; chúng tôi được cán bộ văn phòng thông tin lại rằng một vị Phó Giám đốc đang đi công tác ở Hà Nội còn một Phó Giám đốc thì không phụ trách vấn đề trên.

Những ngày tiếp theo, chúng tôi tiếp tục liên hệ với ông Dũng nhưng lạ thay vị này vẫn "điệp khúc" bận, bận rồi “im lặng”. Đến ngày 11/4, chúng tôi nỗ lực liên hệ thì được ông thông tin “đang đi công tác”, chúng tôi xin hẹn lịch gặp thì không được trả lời.

Với thái độ né tránh của lãnh đạo Sở mà nổi bật là ông Giám đốc Sở GD&ĐT, một người dân ngao ngán nói “quả là vô cảm, liệu tình trạng các em tìm đến cái chết có được chấm dứt?”.

PLVN tiếp tục thông tin về sự việc này.

Thầy Lê Hữu Quyền - Hiệu trưởng Trường THCS Huy Nam Yên, Hà Tĩnh: Trước một lỗi lầm của HS không nên quát mắng, tìm cách phạt, mà nên tìm một cách giải thích để các em hiều lỗi của mình. Nhiều em mắc lỗi nhưng sau khi được thầy cô yêu thương, chăm sóc, chỉ bảo sau đó lại trở thành những em học sinh chăm ngoan học giỏi.

Mới đây trong trường tôi cũng có những em không học, lo chơi bời, vi phạm nội quy nhà trường, có em bỏ đi vào tận Vũng Tàu. Nhưng rồi với tình yêu thương học trò giáo viên chủ nhiệm của các em đã đưa các em trở lại trường thành những em chăm học, sau đó phụ huynh đã đến cảm ơn các thầy.

Giáo dục các em là điều cần thiết nhưng nếu trong phương pháp thiếu “tình yêu thương học trò” thì khó có hiệu quả được. Có những người giáo viên sau khi về hưu, các em học trò từng được coi là “nghịch tặc” bị thầy “trị” nhưng vẫn không thể quên được thầy, quý mến thầy suốt đời, đó mới là thành công.

Hạnh phúc của người làm giáo dục chính là sau lôi lầm của HS giúp các em nhận ra lỗi lầm, sửa chữa và trưởng thành… 

Phan Quyên

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?