Trung Hoa bí sử: Vị cung nữ duy nhất được Hoàng đế Khang Hy cả đời kính nể, khi qua đời để tang, xây lăng mộ là ai?

Trung Hoa bí sử: Vị cung nữ duy nhất được Hoàng đế Khang Hy cả đời kính nể, khi qua đời để tang, xây lăng mộ là ai?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tô Ma Lạt là một trường hợp hiếm hoi trong lịch sử nhà Thanh khi không phải là người hoàng tộc nhưng lại được Hoàng đế kính xưng bằng danh hiệu Cách cách, được đặc cách an táng theo lễ nghi tại Thanh Đông lăng. Mọi thứ có được là bởi tấm lòng trung thành, sự hiểu biết hơn người nhưng cũng đầy nhân hậu bà. 

Tài sắc vẹn toàn

Tô Ma Lạt vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ở đại thảo nguyên Khoa Nhĩ Thấm. Tên thật của bà là Tô Mạt Nhi hoặc Tô Mạt Nhĩ, theo tiếng Mông Cổ nghĩa là “cái túi làm bằng lông thú”. Cuối thời vua Thuận Trị, đầu thời Khang Hy, bà đổi sang tên Mãn Thanh là Tô Ma Lạt nghĩa là “túi tiền vừa”. Vốn chỉ là cung nữ hầu hạ Thái Hoàng thái hậu nhưng cả hoàng thất nhà Thanh, bao gồm hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa... đều tôn kính gọi bà là Tô Ma Lạt cô.

Dù có xuất thân bần hàn nhưng Tô Ma Lạt Cô lại rất thông minh và xinh đẹp. Năm bà khoảng 10 tuổi, Tô Ma Lạt lọt mắt xanh của quản gia ở phủ bối lặc Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố, sau đó được chọn làm thị nữ, theo hầu Nhị Cách cách Mộc Bố Thái, người sau này trở thành Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu.

Tuy xuất thân từ con nhà nông, nhưng Tô Ma Lạt lại rất thông minh, nói thông viết thạo cả tiếng Hán và tiếng Mãn. Đặc biệt hơn, nét chữ của bà đẹp như in. Vì ưu điểm này mà Hiếu Trang Thái hậu đã lựa chọn Tô Ma Lạt làm thầy dạy chữ Mãn đầu tiên cho cháu nội Khang Hy. Bản thân Khang Hy cũng nhiều lần thừa nhận ông viết chữ đẹp như thế là nhờ công ơn dạy dỗ của Tô Ma Lạt.

Chân dung Tô Ma Lạt (Ảnh: Internet).
Chân dung Tô Ma Lạt (Ảnh: Internet).  

Không chỉ vậy, Tô Ma Lạt cũng rất khéo léo. Thời kỳ đó, bà được còn được biết đến là một chuyên gia may vá. Những bộ y phục do chính tay bà làm luôn được tán dương, khen thưởng. Cũng chính vì vậy, bà là người lên ý tưởng và thiết kế chính y phục cho nhà Thanh.

Hiếu Trang Thái Hậu luôn coi Tô Ma Lạt như ruột thịt, không để ý đến xuất thân tầm thường của bà. Suốt 60 năm, cả hai đều chưa từng rời nhau nửa bước. Đặc biệt là sau khi Hoàng Thái Cực - vị vua sáng lập nhà Thanh băng hà. Khi ấy Hiếu Trang Thái hậu chỉ mới 31 tuổi. Tô Ma Lạt vì thương Hoàng hậu khi đó còn quá trẻ nên quyết định cả đời không lấy chồng, ở lại trong cung để theo hầu chủ nhân.

Được cả triều đình tôn kính

Trong “Lịch sử chân thật của Tô Ma Lạt Cô” có ghi chép lại rằng: “Tô Ma Lạt Cô là một nhân vật hiếm thấy trong lịch sử Thanh sơ, cả đời cùng hoàng thất gắn bó như keo sơn. Thân phận của bà gần là một người Thị nữ, lại được thành viên hoàng thất coi là chí thân, tựa như người nhà. Bà ở trong cung danh phận cũng không cao, cùng hoàng thất cũng không tồn tại thân duyên quan hệ, sau khi chết lại được an táng bằng lễ Tần vị. Bà cứ thế trải qua Thái Tổ, Thái Tông, Thế tổ cùng Thánh Tổ tới 4 triều đại, là nhân chứng ở giữa chứng kiến hết thảy sự kiện lịch sử trọng đại”. 

Tô Ma Lạt trong hoàng gia đặc biệt đến mức Hiếu Trang Thái hậu gọi bà là cách cách - tôn xưng dành cho những cô gái có địa vị cao trong hoàng thất, Hoàng đế Thuận Trị luôn giữ lễ khi nói chuyện với Tô Ma Lạt và Khang Hy Hoàng đế lại gọi bà là “ngạch nương” (cách gọi mẹ theo tiếng Mãn), các hoàng tử công chúa của Khang Hy gọi Tô Ma Lạt là bà nội. Điều khiến người ta phải tôn kính Tô Ma Lạt hơn cả là dù được cả hoàng thất kính trọng nhưng chưa bao giờ bà tỏ ý kiêu ngạo, tham quyền.

Sinh thời, Hiếu Trang Hoàng thái hậu và Tô Ma Lạt Cô có mối quan hệ như chị em thân thiết.
Sinh thời, Hiếu Trang Hoàng thái hậu và Tô Ma Lạt Cô có mối quan hệ như chị em thân thiết. 

Khi Khang Hy lên ngôi vua, Hiếu Trang Thái hậu trở thành Thái Hoàng thái hậu và bà cũng ngỏ ý muốn nâng cấp bậc cho Tô Ma Lạt. Tuy nhiên, Tô Ma Lạt đã từ chối vì chỉ muốn làm một cung nữ bình thường hầu hạ hoàng gia. Tô Ma Lạt theo hầu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu cho đến khi chủ nhân qua đời vào năm Khang Hy thứ 26 (1687). Khi đó, Tô Ma Lạt đã hơn 70 tuổi.

Sau sự ra đi của Hiếu Trang Hoàng thái hậu, Tô Ma Lạt đau buồn đến mức bị đổ bệnh, bà không thể tự ăn uống. Vì lo lắng cho Tô Ma Lạt Cô, Khang Hy quyết định giao Thập nhị A ca Dận Đào - con trai Định phi, khi đó chỉ mới 3 tuổi cho Tô Ma Lạt nuôi nấng. Dù theo quy định của triều Thanh chỉ có những ai cấp bậc từ Tần trở lên mới được nuôi dưỡng hoàng tử. Nhờ tấm lòng của Khang Hy mà Tô Ma Lạt mới có thêm động lực để sống và cống hiến cho hoàng gia. Bà dành hết mọi tâm sức để chăm sóc Hoàng tử Dận Đào.

Nhờ sự nuôi dạy của Tô Ma Lạt mà Hoàng tử Dận Đào khỏe mạnh và phóng khoáng hơn nhiều anh em của mình. Trưởng thành, ông trở thành một trong những hoàng tử được Khang Hy trọng dụng nhất vì sự thông minh và tầm nhìn rộng. Trong khi các hoàng tử khác đều bị cuốn vào cuộc chiến tranh giành ngôi báu thì Dận Đào lại đứng ở vị trí trung lập. Chính vì vậy sau khi Ung Chính lên ngôi, Dận Đào không những không bị xa lánh mà còn được phong làm Quận vương rồi thành Thân vương.

Phần còn lại của Lăng mộ Tô Ma Lạt Cô.
Phần còn lại của Lăng mộ Tô Ma Lạt Cô.  

Ở Tô Ma Lạt có hai thói quen kỳ lạ khiến người ta tò mò nhất. Một là thích Phật pháp, tuổi già thường ăn chay. Những năm tháng cuối đời bà không tắm gội gì, riêng ngày Trừ tịch thì lại tắm rửa, lấy nước tắm ấy tự uống vào, cho là phép sám hối vậy. Thứ hai là suốt cuộc đời bà không bao giờ uống thuốc, ngay cả lúc bệnh nặng cũng không chịu dùng. Không ai hiểu lý do tại sao Tô Ma Lạt lại giữ được thói quen này suốt hàng chục năm dù bà có đặc quyền được tận hưởng sự xa hoa trong cung cấm. Chỉ biết Tô Ma Lạt vẫn luôn sống khỏe mạnh đến hơn 90 tuổi.

Đến năm Khang Hy năm thứ 44 (1705), Tô Ma Lạt Cô bất ngờ đổ bệnh nặng, không thể ăn uống. Thái y đều khuyên các hoàng tử nên chuẩn bị hậu sự cho bà. Lúc này Khang Hy đang đi tuần ở phía Bắc. Khi tin Tô Ma Lạt qua đời đến tai Hoàng đế, ông đã viết thư dặn dò các hoàng tử: ”Bà nội có chuyện, nhớ giữ lại thêm 7 ngày mới được nhập liệm”. Mục đích là Khang Hy muốn được gặp mặt ngạch nương lần cuối để chào từ biệt bà.

Để báo đáp sự cống hiến của Tô Ma Lạt dành cho nhà Thanh, báo đáp ân tình dạy dỗ chăm sóc của bà, Khang Hy quyết định tự mình lo liệu việc tang sự, thậm chí là để tang cho bà. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Hoa cổ đại. Trong đám tang của Tô Ma Lạt Cô, không chỉ Vua Khang Hy bật khóc nức nở mà các hoàng tử, công chúa và phi tần cũng rơi lệ vì tiếc thương bà. Sau lễ tang, Khang Hy quyết định đặt linh cữu Tô Ma Lạt Cô ở gần linh cữu Hiếu Trang Thái Hoàng thái hậu tại điện Tạm An Phụng để chủ tớ được đoàn tụ. 

Tin cùng chuyên mục

GIấy tờ tùy thân của Tse Chi Lop khi bị cảnh sát Canada bắt giữ.

Đế chế ma túy lớn nhất châu Á bị đánh sập (Kỳ cuối): Chân dung ông trùm Tse Chi Lop

(PLVN) - Như đã nói ở kỳ trước, Tse Chi Lop là người đứng đầu một băng đảng methamphetamine (Sam Gor) buôn bán ma túy khủng với thu nhập ước tính 17 tỷ USD mỗi năm. Lối sống xa hoa của Lop được xây dựng trên đế chế ma túy mà ông ta điều hành với tính ẩn danh tương đối cho đến khi sự tồn tại của đế chế này được tiết lộ trong một bản tin vào năm 2019

Đọc thêm

Âm mưu thâm độc của gã chồng “đào mỏ” sát hại vợ rồi dàn dựng công phu để che giấu tội ác

Hung thủ Alec McNaughton tại phiên tòa.
(PLVN) - Sau khi ly hôn, ở tuổi xế chiều, bà Cathy vẫn khao khát tìm được một người đàn ông đồng cảm để cùng nhau san sẻ trong những ngày cuối đời. Trên thế giới internet bao la, bà đã gặp được một người mà bà cho là lý tưởng mà không hề hay biết đó chỉ là bộ mặt giả dối của một gã đào mỏ, một kẻ sát nhân không gớm tay.

Kiếm hiệp Kim Dung: Tìm hiểu về Cửu âm bạch cốt trảo - môn võ công bị mang tiếng oan là âm độc nhất

Chu Chỉ Nhược với Cửu âm bạch cốt trảo.
(PLVN) - Trong kiếm hiệp Kim Dung, có một môn võ công rất nổi tiếng, cả về sự lợi hại lẫn độ âm độc là Cửu âm bạch cốt trảo. Tuy nhiên, sự thật về môn võ công này lại không giống như người ta nghĩ, mà nó xuất phát từ Đạo gia. Vậy tại sao nó lại bị mang tiếng là môn võ công âm độc nhất?

Gia tộc tương tàn

Cha con nhà Spears giờ đã phải đưa nhau ra tòa.
(PLVN) - Một trong những vụ kiện tụng bi hài nhất và cũng nổi tiếng nhất trong hai thập kỷ trở lại đây ở nước Mỹ vừa có diễn biến mới. Nhưng diễn biến mới này có làm thay đổi được phán quyết của tòa có từ 13 năm nay hay không thì hiện không ai ở Mỹ dám chắc.

Gia tộc quyền lực Rothschild (Kỳ 5): Mối quan hệ giúp tay buôn tiền cắc có bước đột phá vĩ đại

Mối quan hệ giữa Mayer và Hoàng tử William đã đem lại cho gia tộc Rothschild những bước tiến vượt bậc.
(PLVN) - Như đã nói ở kỳ trước, nhờ vào mối quan hệ với Hoàng tử William mà Mayer Amschel Rothschild từ một tay buôn tiền cắc đã có thể bước chân vào giới hoàng tộc. Bằng sự nhạy bén, biết nắm bắt thời cơ và khôn khéo hơn người, Mayer đã có được những phi vụ làm ăn đem lại sự thịnh vượng cho gia tộc.

Triều đại nhà Nguyên bị diệt vong dưới tay một thái giám ngoại quốc

Hình tượng thái giám ngoại quốc Phác Bất Hoa trong phim cổ trang Trung Quốc.
(PLVN) - Nhờ mối cơ duyên với vị Hoàng hậu nhà Nguyên mà Phác Bất Hoa từ một thái giám ngoại quốc vô danh trở thành kẻ nắm trong tay quyền lực khiến nhiều người ghen tị. Với tham vọng quyền lực và âm mưu muốn tạo ra một cuộc chính biến Phác Bất Hoa đã làm loạn triều chính khiến thiên hạ đại loạn, nhà Nguyên diệt vong.

Cuộc đời thăng trầm của anh hùng Bellerophon

Bellerophon tiêu diệt Chimera.
(PLVN) - Bellerophon một anh hùng vĩ đại trong thần thoại Hy Lạp với chiến công lớn nhất là giết chết quái thú Chimera. Anh cũng được biết đến khi bắt thành công con ngựa thần có cánh Pegasus. Tuy nhiên, Bellerophon đã bị thần Zeus trừng phạt vì nghĩ rằng chiến công của mình có thể cho phép mình sánh ngang các bậc thần thánh. 

Giai thoại về những nữ chiến binh Amazon khét tiếng khiến người châu Âu khiếp đảm

Các nữ chiến binh Dahomey Amazons phô diễn các kỹ năng của họ. (Ảnh chụp vào khoảng năm 1890).
(PLVN) - Tưởng chừng chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng hay các bộ phim thần thoại, nhưng bộ tộc nữ chiến binh từng reo rắc nỗi khiếp đảm cho mọi kẻ thù mà họ từng đối diện - tộc Amazons, thực sự từng tồn tại. Hậu duệ của họ hiện đang sinh sống trong một ngôi làng nhỏ ở nước Cộng hòa Benin, khu vực Tây Phi.

Gia tộc quyền lực Rothschild- Kỳ 2: Thuyết âm mưu về mối quan hệ giữa gia tộc Rothschild và Illuminati

Đại bản doanh của Tập đoàn “The City of London”.
(PLVN) - Như đã nói ở kỳ trước về những bí ẩn của gia tộc quyền lực Rothschild, theo một số đồn đoán, Illuminati là một tổ chức có quyền lực, đang kiểm soát toàn bộ mọi sự kiện, vận động và phát triển của thế giới với Hội đồng 13. Trong đó, có 1 gia tộc đứng trên tất cả mọi gia tộc khác, đó là Rothschild. Gia tộc này có quyền lực thống trị mạnh mẽ và có mối quan hệ mật thiết với tổ chức Illuminati.

Gia tộc bí ẩn Rothschild - Kỳ 1: Khởi nguồn của một gia tộc quyền lực

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Gia tộc Rothschild là một gia tộc Do Thái có nguồn gốc từ thành phố Frankfurt, nước Đức. Họ đã tạo nên một đế chế tài chính - ngân hàng tại châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỷ 18. Đế chế này thậm chí còn vượt qua những gia tộc làm ngành ngân hàng mạnh nhất mọi thời đại như Baring hay Berenberg. 

Điệp viên Nga duy nhất có thể ra vào nơi sản xuất bom nguyên tử của Mỹ “như chốn không người”

Ông Koval tại lễ truy tặng danh hiệu.
(PLVN) - George A. Koval được cho là điệp viên độc nhất vô nhị trong lịch sử gián điệp bom nguyên tử bởi ông là sĩ quan tình báo duy nhất của Liên Xô xâm nhập được vào các cơ sở hạt nhân bí mật chuyên sản xuất plutonium, làm giàu uranium và polonium được dùng để tạo bom nguyên tử của Mỹ.