Xuất khẩu mặt hàng CNTT, truyền thông và điện tử của Việt Nam đạt 91 tỷ USD

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong năm 2019, xuất khẩu các mặt hàng công nghệ thông tin, truyền thông và điện tử của Việt Nam ước tính đạt 91 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trong ấn phẩm kinh tế thường niên Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO 2020) được công bố ngày 3/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trên chuỗi giá trị gia tăng từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp nhẹ và tiếp theo là sản xuất hàng điện tử. 

Tổng kim ngạch thương mại của nền kinh tế đã cao gấp đôi GDP và Việt Nam nhanh chóng nổi lên như một trung tâm quan trọng trong chuỗi giá trị ở Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử và phần cứng cho công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT).

Trong năm 2019, xuất khẩu các mặt hàng CNTT&TT và điện tử ước tính đạt 91 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Trong năm 2018 Việt Nam có 38.861 công ty CNTT&TT và hiện đang có đến 2.000 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. 

Đầu tư của các công ty đa quốc gia lớn và các nhà đầu tư nước ngoài khác giải thích cho phần lớn sự tăng trưởng nhanh chóng này, nhưng các công ty trong nước cũng đang phát triển nhanh chóng, đáng chú ý là lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ tài chính (fintech). 

Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các chính sách và quy định mới để khuyến khích xu hướng phát triển này. Sự phát triển của nền kinh tế số mang lại cơ hội mới cho những việc làm có hàm lượng tri thức cao. Doanh thu thuần của các công ty cung cấp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT&TT đã tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2015 lên 11,5 tỷ USD trong năm 2018.

Các doanh nghiệp này đóng góp 11,1% vào doanh thu thuần của ngành CNTT&TT và là một nguồn sử dụng lao động rất quan trọng. 

Số lượng việc làm trong ngành sản xuất CNTT & TT đã tăng từ 533.000 trong năm 2015 lên 718.000 vào năm 2018. 

Cũng trong giai đoạn này, việc làm trong ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT&TT đã tăng 36%, đạt con số 255.000 việc làm.

Việt Nam xếp thứ 42 trong số 129 quốc gia về Chỉ số Đổi mới sang tạo Toàn cầu 2019, kề vai với các nền kinh tế hàng đầu được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao. 

Bảng xếp hạng này phản ánh kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu CNTT&TT cao. Việt Nam có những lợi thế khác cho phép cải thiện hơn nữa về chỉ số này. 

Việt Nam có nền giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng, dân số trẻ, lao động dồi dào và tín dụng phong phú, với tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng ước tính bằng 135% GDP trong năm 2019.

Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố kìm hãm sự phát triển của hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam. 

Thứ nhất, tổng chi tiêu của cả nước cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), cả khu vực công lẫn khu vực tư, chỉ bằng 0,53% GDP trong năm 2017, thấp hơn nhiều so với mức 1,44% GDP của Malaysia và 0,78% GDP của Thái Lan một năm trước đó, cho thấy rõ ràng rằng Việt Nam cần phải đẩy mạnh chi tiêu cho R&D. 

Thứ hai, các trường đại học ở Việt Nam có thứ bậc xếp hạng thấp hơn so với các nước thu nhập trung bình cao ở Đông Nam Á cả về chất lượng và số lượng, được đo lường bằng tỷ lệ sinh viên nhập học thô. 

Mặc dù Việt Nam có ưu điểm hơn về số lượng sinh viên học đại học ở nước ngoài và hàng năm có 55.000 sinh viên trong nước ghi danh theo học các ngành CNTT&TT ở bậc đại học nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp trong tương lai này có thể vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành CNTT&TT đang phát triển nhanh chóng. 

Đảm bảo sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ngày càng nhiều hơn và chất lượng cao hơn là yếu tố rất quan trọng để Việt Nam có thể đạt được bước nhảy vọt trong đổi mới công nghệ. 

Thứ ba, trong khi khu vực tài chính tăng trưởng ổn định và các công nghệ fintech sáng tạo đang được áp dụng, khung pháp lý hiện hành không theo kịp sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ fintech. 

“Một hành lang pháp lý thuận lợi, cho phép ươm tạo, nuôi dưỡng việc áp dụng fintech sẽ giúp Việt Nam phát triển các dịch vụ tài chính theo cả chiều sâu và chiều rộng”, báo cáo của ADB khuyến nghị. 

Tin cùng chuyên mục

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.