Việt Nam dễ rơi vào bẫy tụt hậu kinh tế do không tôn trọng tri thức Smartphone

Ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa - Chuyên gia cao cấp, Giám đốc trung tâm Khoa học tư duy CTS – Bộ Khoa học Công Nghệ phát biểu tại Hội nghị
Ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa - Chuyên gia cao cấp, Giám đốc trung tâm Khoa học tư duy CTS – Bộ Khoa học Công Nghệ phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - Đó là nhận định của Chuyên gia cao cấp, Giám đốc trung tâm Khoa học tư duy CTS – Bộ Khoa học Công nghệ - ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa tại Hội nghị “Doanh nghiệp số 2017: Kỷ nguyên Số và Quốc gia khởi nghiệp” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam cùng một số đơn vị liên quan tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội.

Chuyên gia cao cấp, Giám đốc trung tâm Khoa học tư duy CTS – Bộ Khoa học Công Nghệ - ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa cho biết, CMCN 4.0 gần như là cơ hội vàng cho Việt Nam đuổi kịp các quốc gia phát triển song Việt Nam lại dường như vẫn đứng ngoài cuộc trong cuộc CMCN 4.0 này.

Việt Nam có nhiều yếu tố quan trọng là tiền đề cho việc làm chủ công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 này như: Tỷ lệ dân số và doanh nghiệp sử dụng internet cao (khoảng 54% dân số vào năm 2016, đứng thứ 5 ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương); tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại thông minh đạt 55%; ngành công nghệ thông tin đang có sự phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng lên đến 16%; Việt Nam cũng đứng trong top 5 nước tăng trưởng công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới…

Lợi thế là vậy, nhưng nhìn chung, DN số Việt Nam còn rời rạc, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”, thậm chí cộng đồng DN Việt Nam đang làm một số việc cực kỳ tụt hậu khi chỉ làm báo cáo tài chính bằng tay, bằng excel… Và không đâu như ở Việt Nam, wifi được miễn phí, người dân vẫn ào ào mua smartphone,  cước 3G, 4G nằm trong top rẻ nhất thế giới. Lực lượng đang sử dụng smartphone, Internet thành thạo nhất chỉ khai thác Facebook, cá độ bóng đá và kiếm rất nhiều tiền. Vậy tại sao trong những lĩnh vực khác, chúng ta không làm? Sự tăng trưởng này có vẻ như lãng phí, nhưng nếu biết tận dụng, chúng ta sẽ phát triển khủng khiếp” – ông Hòa nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hòa, công nghệ có thay đổi đến mấy nhưng nếu người lãnh đạo không chịu thay đổi, cứ chống cái mới thì không thể bắt kịp cuộc cách mạng này. Ví dụ như cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ diễn ra gần đây cho thấy tư duy chống cái mới. Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các DN Việt "không chịu lớn".

“Việt Nam rơi vào bẫy tụt hậu về kinh tế bản chất là do không tôn trọng tri thức, mà tri thức toàn cầu hiện nay là smartphone. CNTT là ánh sáng cuối đường hầm cho Việt Nam"- ông Hòa nói. 

Đồng quan điểm, PGS. TS Nguyễn Văn Nam- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cũng cho rằng, CMCN 4.0 mở đầu 1 thời kỳ mới, là cơ hội, gần như cơ hội duy nhất để quốc gia kém phát triển đuổi kịp các quốc gia phát triển.

"Lực lượng chủ lực khởi nghiệp sẽ là các DN số. Họ là DN đi đầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, lực lượng DN phải được tổ chức lại, có tiếng nói và Chính phủ có chính sách thiết thực để hỗ trợ. Nếu cứ lẽo đẽo công nghiệp hóa thì ta vĩnh viễn đi sau"- PGS. TS Nguyễn Văn Nam bày tỏ.

Theo ông Tăng Ngọc Trường An- Tổng giám đốc iBosses Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam có 2 thử thách quan trọng khi khởi nghiệp. Một là chương trình khởi nghiệp và hai là lòng tự trọng của những người làm khởi nghiệp.

"Tự trọng tức là tôn trọng luật chơi của thế giới, tôn trọng CNTT thì mới đi xa hơn. Tri thức là rất quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp. Người Việt Nam muốn khởi nghiệp hãy học cách khởi nghiệp trước” - ông Trường An nhấn mạnh.

Đưa ra lời khuyên cho các DN Việt trong thời đại số, ông Trần Nhật Tân – Phó phòng Nghiên cứu Phát triển Vibiz cho rằng, các DN Việt hãy tự đánh giá lại mình, xem mình đang đứng ở vị trí nào? Điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì? Từ đó đánh giá nhu cầu của khách hàng. Lập chiến lược đánh giá khách hàng, tăng khả năng tương tác với khách hàng và hãy làm quen với hệ thống số.

Tổng giám đốc iBosses Việt Nam - ông Trường An cũng cho hay, hiện iBosses đã có giải pháp quốc gia khởi nghiệp cho Việt Nam bằng mô hình Digital Hub (Vườn ươm Số). Đây là mô hình không gian kết nối tri thức khởi nghiệp số kiểu mới, kết nối tri thức và tương tác toàn diện trên nền tảng đám mây.

“Các ý tưởng về Digital Hub (Vườn ươm Số) là cơ hội, sân chơi kinh doanh mới cho các DN khởi nghiệp Việt Nam, nó tạo ra cộng đồng xã hội khoa học, ở đây diễn ra một cuộc sống ảo một cách toàn diện cho các nhà kinh doanh (khởi nghiệp) cũng như các nhà đầu tư. Nó giúp các nhà kinh doanh (khởi nghiệp) tìm được nhà đầu tư về tiền, công sức và trí tuệ cũng như giúp các nhà đầu tư tìm được đúng dự án kinh doanh mang lại tính khả thi đầu tư sinh lời, xã hội hóa R&D đến cộng đồng khởi nghiệp và mang giá trị đến toàn xã hội.

Khi tham gia vào Digital Hub sẽ giống như tham gia vào các trang mạng xã hội khác, DN sẽ không mất phí và tiết kiệm được chi phí trong việc tiếp cận môi trường kinh doanh cũng như vốn, trí tuệ từ các nhà đầu tư” – Ông trường An nói.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.