Sắp bỏ quy định chụp ảnh thuê bao di động?

Trước “giờ G” bổ sung thông tin thuê bao, nhiều người dân phải dành hàng giờ xếp hàng ở các phòng giao dịch đông nghẹt của các nhà mạng viễn thông (Ảnh minh họa)
Trước “giờ G” bổ sung thông tin thuê bao, nhiều người dân phải dành hàng giờ xếp hàng ở các phòng giao dịch đông nghẹt của các nhà mạng viễn thông (Ảnh minh họa)
(PLO) - Dù được đánh giá là quy định tăng tính chính xác dữ liệu nhằm phục vụ hiệu quả quản lý  nhà nước, nhưng sau thời gian ngắn thực hiện, quy định về chụp ảnh thuê bao di động có thể sẽ bị bãi bỏ trong một nghị định mà Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng.

Việc chụp ảnh thuê bao thực sự vô nghĩa

Nhằm phục vụ công tác hậu kiểm, cung cấp bằng chứng xác thực để bảo đảm việc giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông là có thực và đúng người, đúng thời gian thực hiện, Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 (sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật viễn thông) đã quy định bổ sung trường thông tin về ảnh chụp thuê bao trong các trường thông tin thuê bao phải có).

Theo đó, thuê bao mới (sử dụng dịch vụ di động sau ngày Nghị định 49/2017/NĐ-CP có hiệu lực 24/4/2017) phải chụp ảnh người trực tiếp đến giao kết hợp đồng, ảnh chụp phải có thông tin về thời gian (ngày, giờ chụp). Thuê bao cũ (sử dụng dịch vụ trước ngày 24/4/2017), nếu có thông tin thuê bao chưa đầy đủ, chưa chính xác thì sẽ phải đến điểm cung cấp dịch vụ viễn thông để cập nhật lại thông tin và chụp ảnh tại thời điểm cập nhật như thuê bao mới, còn thuê bao cũ mà DN viễn thông có sở cứ bảo đảm thông tin thuê bao là chính xác (đúng người) và không cần thực hiện lại việc giao kết hợp đồng thì DN tự triển khai các biện pháp cần thiết để bổ sung thông tin thuê bao và bổ sung ảnh chụp.

Ngay sau khi các quy định về việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp được các DN triển khai, người dân và các cơ quan báo chí đã có phản ứng cho rằng chụp ảnh là xâm phạm đến quyền riêng tư của người dân, có thể gây lộ lọt thông tin riêng và không cần thiết do đã có chứng minh nhân dân, đối với các thuê bao đã có thông tin chính xác (như thuê bao trả sau) mà vẫn yêu cầu bổ sung chụp ảnh là không cần thiết,….

Kết quả rà soát, đánh giá đến thời điểm này của Bộ TTTT cho thấy, để đảm bảo thông tin thuê bao là chính xác thì nhất thiết phải có việc đối soát giữa thông tin thuê bao do DN viễn thông thu thập với cơ sở dữ liệu (CSDL) thông tin nhân thân đáng tin cậy của cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Tuy nhiên, hiện tại nước ta chưa có hệ thống CSDL căn cước công dân điện tử để kết nối, đối soát dẫn tới các DN viễn thông thật sự không có cơ sở để đối soát, chứng minh thông tin thuê bao là chính xác hay không. 

“Tháng 8/2018 vừa rồi, Cục Viễn thông (Bộ TTTT) cũng đã tổ chức họp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công an và được biết CSDL căn cước công dân điện tử hiện mới triển khai xong ở 13 tỉnh/thành phố với khoảng 11 triệu căn cước, do khó khăn về kinh phí nên thời gian hoàn thành còn chưa thể xác định chính xác. Vì vậy, việc chụp ảnh, bổ sung ảnh chụp thật sự không mang lại ý nghĩa trong công tác quản lý” – Bộ TTTT nhận định - “Nếu tiếp tục yêu cầu các thuê bao (đặc biệt là các thuê bao đã có thông tin đầy đủ, chính xác như các thuê bao trả sau) đi bổ sung ảnh chụp (các DN ước tính là còn khoảng 38 triệu thuê bao dạng này) sẽ lại tiếp tục gặp phản ứng, do vậy thực sự cần xem xét, bãi bỏ quy định này”. 

Tạo hành lang pháp lý, dành sự chủ động cho DN

Thấy rằng việc quy định chi tiết nhằm hướng dẫn, yêu cầu các DN thực hiện không đem lại hiệu quả cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện để các DN chủ động kinh doanh, Bộ TTTTđề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP) theo hướng: tập trung quy định rõ thông tin thuê bao là gì và trách nhiệm của DN trong việc bảo đảm thông tin thuê bao là chính xác.

Theo đó, Nghị định mới sẽ lược bỏ các quy định mang tính hướng dẫn quá chi tiết, tạo điều kiện cho các DN hoàn toàn chủ động triển khai. Cụ thể, dự thảo Nghị định đề xuất cách thức xác định thông tin thuê bao, bao gồm: a) Số thuê bao, đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao (cho bản thân, cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi, cho người được giám hộ, cho các cá nhân thuộc tổ chức, cho thiết bị); b) Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân (họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với người có quốc tịch Việt Nam; c) Thông tin trên giấy tờ của tổ chức (bao gồm: tên tổ chức, địa chỉ trụ sở giao dịch, thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng); d) Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng; đ) Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau); e) Ngày bắt đầu sử dụng dịch vụ của thuê bao; g) Ngày chấm dứt sử dụng dịch vụ (đối với các thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ hoặc đã chuyển quyền sử dụng). 

DN viễn thông có trách nhiệm xây dựng CSDL thông tin thuê bao tập trung để lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ của thuê bao và tối thiểu 2 năm sau khi thuê bao đã chấm dứt sử dụng dịch vụ. DN viễn thông phải kết nối CSDL thông tin thuê bao tập trung của DN với CSDL của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phục vụ việc đối soát và quản lý thông tin thuê bao theo quy định của pháp luật. DN viễn thông phải bảo đảm bí mật thông tin thuê bao theo quy định của pháp luật.

Thông tin thuê bao chỉ được sử dụng cho các mục bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quản lý nhà nước về viễn thông và phục vụ hoạt động quản lý nghiệp vụ, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của các DN viễn thông.

Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho thấy, công tác quản lý thông tin thuê bao chỉ phát huy được hiệu quả nếu có sự vào cuộc của Bộ Công an trong việc triển khai và tạo điều kiện để DN kết nối, đối soát với CSDL về căn cước công dân. Nội dung này cũng phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 36 Luật An ninh mạng về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc xây dựng cơ chế xác thực thông tin. Do vậy, Bộ TTTT đề xuất xem xét, bổ sung thêm điều khoản quy định trách nhiệm của Bộ Công an về việc “xây dựng cơ chế xác thực và hướng dẫn các DN viễn thông di động xác thực thông tin thuê bao”.

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Đọc thêm

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Giải pháp đắc lực hỗ trợ chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

VNPT ASXH - Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Triển khai tại hơn 20 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trên cả nước và dành được nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế, giải pháp Quản lý An sinh xã hội - VNPT ASXH do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nghiên cứu, phát triển đã phát huy được những hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cảnh báo một số dạng lừa đảo trực tuyến phổ biến

Toàn cảnh cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn thay đổi, đan xen mới và cũ, với nhiều hình thái mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lừa đảo đã tận dụng các tiện ích, công nghệ hiện đại, khiến người dùng khó nhận diện hơn. Đây là nhận định của ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT, Bộ TT&TT), tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT.

Facebook đột ngột sập toàn cầu tối 05/03

Hình minh họa
(PLVN) - Khoảng 22h35 ngày 05/03 (giờ Việt Nam), hàng loạt người dùng phản ánh tài khoản Facebook của họ bất ngờ bị thoát ra và không thể truy cập lại, kể cả trên ứng dụng và phiên bản web.

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế
(PLVN) - Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - Đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Globus Access - Công ty Công nghệ có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ/thiết bị cho các mạng viễn thông, đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển TV360 ở thị trường quốc tế.

Điện thoại không có ứng dụng chỉ dùng AI được giới thiệu tại MWC

Điện thoại chỉ dùng AI và không có ứng dụng của nhà mạng Deutsche Telekom.
(PLVN) - Theo Android Authority, Hội nghị Di động thế giới (MWC) diễn ra tại Tây Ban Nha năm nay đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ý tưởng và sản phẩm độc đáo trong ngành di động. Trong số đó, có một ý tưởng đáng chú ý là một chiếc điện thoại concept dựa trên trí tuệ nhân tạo mà nhà mạng Deutsche Telekom từ Đức đã giới thiệu.

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?
(PLVN) -  Theo kế hoạch, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại thông minh… Tuy nhiên, để không người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng VNPT đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu để đảm bảo không người dùng nào bị bỏ lại phía sau .

'Apple Ring' đang được phát triển

Hình ảnh teaser của Samsung Galaxy Ring được trình chiếu tại Galaxy Unpacked vào tháng 1
(PLVN) - Theo một báo cáo mới từ Hàn Quốc, Apple đang tăng tốc phát triển một chiếc nhẫn thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe của người dùng, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Galaxy Ring của Samsung.