Nghị sĩ Mỹ đề xuất gói hỗ trợ 52 tỷ USD đảm bảo nguồn cung chip bán dẫn

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer công bố một đề xuất trị giá 'khủng' hỗ trợ ngành bán dẫn.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer công bố một đề xuất trị giá 'khủng' hỗ trợ ngành bán dẫn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đề xuất bao gồm 49,5 tỷ USD bổ sung khẩn cấp cho hoạt động cung cấp chip. Theo Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, "khoản đầu tư lịch sử” này sẽ giúp Mỹ tiếp tục có lợi thế trong ngành sản xuất chip toàn cầu.

Ngày 18/5, Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer công bố một đề xuất đã qua sửa đổi trị giá khoảng 52 tỷ USD nhằm hỗ trợ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn ở nước này trong 5 năm tới.

Thượng nghị sĩ Schumer khẳng định đề xuất này là "khoản đầu tư lịch sử trị giá 52 tỷ USD nhằm đảm bảo Mỹ tiếp tục có lợi thế trong sản xuất chip bán dẫn". Đề xuất tài trợ khẩn cấp này sẽ được đưa vào dự luật “Đạo luật Biên giới vô tận” (Endless Frontier Act) sửa đổi dài 1.400 trang mà Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua trong tuần này. Dự luật này chủ trương chi 120 tỷ USD  cho nghiên cứu công nghệ tiên tiến và cơ bản của Mỹ, tăng khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. 

Cụ thể hơn, 39 tỷ USD được chi cho hoạt động sản xuất và khuyến khích công tác nghiên cứu & phát triển (R&D); 10,5 tỷ USD sẽ được dùng để hỗ trợ các chương trình của Trung tâm Công nghệ bán dẫn quốc gia, Chương trình Sản xuất bao bì tiên tiến quốc gia và các chương trình R&D khác.

Hơn 1,5 tỷ USD còn lại nhằm khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn thiết bị của các đối tác phương Tây thay thế cho thiết bị của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE, với mục tiêu đẩy nhanh sự phát triển của mô hình hệ thống mạng truy cập vô tuyến mở (OpenRAN).

Một điều khoản khác trong đề xuất là cấm tải ứng dụng truyền thông xã hội TikTok do Trung Quốc sở hữu xuống các thiết bị của chính phủ để "bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư và bảo mật của người Mỹ".

Những người ủng hộ đề xuất tài trợ trên nhấn mạnh rằng Mỹ từng có 37% thị phần sản xuất chất bán dẫn và vi điện tử vào năm 1990. Hiện tại, chỉ có 12% chất bán dẫn trên toàn cầu được sản xuất tại nước này.

Dự kiến đề xuất tài trợ khẩn cấp này sẽ được đưa vào Dự luật Biên giới vô tận (Endless Frontier Act) sửa đổi dài 1.400 trang mà Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua trong tuần này.

Dự luật này chủ trương chi 120 tỷ USD cho nghiên cứu công nghệ tiên tiến và cơ bản của Mỹ, tăng khả năng cạnh tranh của nước này với Trung Quốc.

Trước đó, Tổng thống Joe Biden cũng đã kêu gọi đầu tư 50 tỷ USD để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn của Mỹ.

Thiếu hụt chip đã gây tổn hại đến ngành sản xuất ô tô của Mỹ và cản trở sự phát triển của một số ngành công nghiệp khác. Tháng trước, Ford Motor cảnh báo tình trạng thiếu chip có thể làm giảm một nửa sản lượng trong quý II/2021, trong khi General Motors đã phải ngừng hoạt động sản xuất của một số nhà máy ở Bắc Mỹ. 

Trước đó, Tổng thống Joe Biden cũng đã kêu gọi đầu tư 50 tỷ USD để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn của Mỹ.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.