Huawei giành Giải thưởng Điện toán biên tốt nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G

Huawei giành Giải thưởng Điện toán biên tốt nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G
(PLVN) - Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới 5G 2020 (5G World Summit 2020) do Informal Tech tổ chức, Giải pháp 5G MEC định hướng mạng xác định của Huawei đã giành được Giải thưởng Điện toán biên tốt nhất (Best Edge Computing Technology Award).

Ngày càng có nhiều ứng dụng trong 5G có các yêu cầu khác biệt và xác định. Để đáp ứng các yêu cầu này, Huawei giới thiệu tiêu chuẩn 5GDN, mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ khác biệt và có thể dự đoán được thông qua các mạng di động riêng ảo có thể quản lý, có thể xác minh và có thể xác định.

Giải pháp 5G MEC là chìa khóa của 5GDN. Giải pháp này tận dụng phần cứng điện toán không đồng nhất hiệu suất cực cao để thiết lập các kết nối thông minh, để đáp ứng các yêu cầu khác biệt và xác định của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhờ giải pháp MEC, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có thể cung cấp nhiều loại hình kinh doanh mới ở đường biên mạng và chuyển đổi số hướng tới một thế giới mới đầy thú vị.

Để cung cấp trải nghiệm dịch vụ tối ưu và độ tin cậy đặc biệt, giải pháp Huawei MEC khai thác một loạt các công nghệ tiên tiến. Ví dụ: nền tảng Huawei 5G MEC hướng lưu lượng truy cập dựa trên thông tin, chẳng hạn như URLs, vị trí UE, số cổng đích/địa chỉ IP trong các tình huống khác nhau. Bất kỳ chính sách điều phối lưu lượng nào cũng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu dịch vụ. Giải pháp MEC sử dụng công nghệ mạng nhạy cảm với thời gian (TSN) để hạn chế độ trễ không quá 1ms. Không chỉ vậy, giải pháp này còn thay đổi các thuật toán nén theo các điều kiện băng thông trong thời gian thực để đảm bảo trải nghiệm dịch vụ hàng đầu. Giải pháp cũng sử dụng các bộ chứa mã nguồn mở với khả năng bảo mật nâng cao và áp dụng mạng lưới toàn phần C/U để mang lại tính khả dụng tới 99,999% hoặc cao hơn.

Giải thưởng cho thấy Huawei là một công ty được đánh giá cao trong ngành với những đổi mới sáng tạo trong công nghệ điện toán biên cho 5G và các hoạt động thương mại.
Giải thưởng cho thấy Huawei là một công ty được đánh giá cao trong ngành với những đổi mới sáng tạo trong công nghệ điện toán biên cho 5G và các hoạt động thương mại. 

Các năng lực tính toán không đồng nhất hiệu suất cao siêu chi tiết cải thiện hiệu quả xử lý dịch vụ một cách nhanh chóng. Giải pháp Huawei 5G MEC tương thích với các nền tảng phần cứng khác nhau, như x86 và Arm, để cung cấp hiệu suất cao và tăng cường khả năng tích hợp với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn. Bản thân mặt phẳng người dùng (user plane) có thể lập trình và sắp xếp tài nguyên theo các loại luồng lưu lượng. Nó tận dụng các khả năng tăng tốc phần cứng như GPU, NP và AI trong các tình huống dịch vụ biên khác nhau để đạt được hiệu suất dịch vụ tối đa. Ngoài ra, các chức năng mặt phẳng người dùng được tích hợp trong một thiết bị All-in-one (tất cả trong một) để cung cấp các ứng dụng chỉ cần cắm-và-chạy (plug-and-play) và giảm thời gian triển khai dịch vụ.

Giải pháp sử dụng nền tảng mã nguồn mở để tích hợp các ứng dụng một cách nhanh chóng. Nền tảng Huawei MEC hỗ trợ tích hợp với các ứng dụng của bên thứ ba mà không cần điều chỉnh mã. Ngoài ra, một bộ phần mềm trực tuyến một ngăn xếp rất hữu ích cho việc phát triển ứng dụng, và cLab mở ra các môi trường giống như sản xuất để tích hợp và xác minh rộng rãi.  Nhờ sự hỗ trợ mở rộng này, các khách hàng trong ngành có thể triển khai dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả.

Huawei và các đối tác trong ngành nghiên cứu sâu về các ứng dụng MEC và 5GDN trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ đã triển khai thành công nhiều lần trình diễn trong mỗi lĩnh vực mà họ tham gia, bao gồm sản xuất thông minh của Haier, dự án Wonderland of Mountains and Rivers ở Triển lãm Beijing Expo, cảng biển thông minh Yangshan, và hệ thống lưới điện thông minh của Công ty Lưới điện miền Nam Trung Quốc. 

Đọc thêm

Viettel cùng Singtel đồng sáng lập tuyến cáp biển mới kết nối thẳng từ Việt Nam tới Singapore

Sự kiện vừa diễn ra hôm 11/4 tại Nha Trang
(PLVN) - Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đại diện cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Singapore Telecommunications Limited (Singtel) hợp tác triển khai tuyến cáp biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS) kết nối trực tiếp Việt Nam và Singapore.

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…