Duy trì giá trị đầu tư bộ Bus đếm chân thấp (LPC) cũ nhờ cầu nối eSPI-LPC bản thương mại đầu tiên

Duy trì giá trị đầu tư bộ Bus đếm chân thấp (LPC) cũ nhờ cầu nối eSPI-LPC bản thương mại đầu tiên
(PLVN) - Thiết bị cho phép các nhà phát triển điện toán công nghiệp tích hợp chuẩn eSPI vào trang thiết bị hiện có, giảm thiểu chi phí phát triển và kéo dài vòng đời của sản phẩm

Khi ngành điện toán công nghiệp dần chuyển từ công nghệ Bus đếm chân thấp (Low Pin Count - LPC) sang công nghệ bus Giao diện ngoại vi nối tiếp nâng cao (enhanced Serial Peripheral Interface - eSPI), chi phí phát triển cao là vấn đề mà các nhà phát triển phải đối mặt khi cập nhật trang thiết bị hiện hữu theo chuẩn mới.

Nhằm giúp các nhà phát triển có thể triển khai chuẩn eSPI mà vẫn duy trì được các khoản đầu tư lớn vào các thiết bị LPC cũ, Microchip Technology Inc. (Nasdaq: MCHP) hôm nay đã công bố giải pháp cầu nối eSPI-to-LPC thương mại đầu tiên trong ngành. Giải pháp cầu nối ECE1200 giúp các nhà phát triển có thể triển khai chuẩn eSPI trên bảng mạch có sẵn đầu nối và thiết bị ngoại vi theo chuẩn LPC cũ, qua đó giảm đáng kể chi phí và rủi ro phát triển.

Tuổi thọ sản phẩm là tiêu chí quan trọng trong các ứng dụng thiết bị điện toán công nghiệp do chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Giải pháp cầu nối eSPI-to-LPC ECE1200 cho phép các nhà phát triển duy trì vòng đời sản phẩm dài lâu, đồng thời hỗ trợ công nghệ bus eSPI cần thiết cho các ứng dụng điện toán mới sử dụng thế hệ chipset và CPU mới. Để giảm rủi ro cho nhà phát triển, công nghệ bus eSPI đã trải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt đối với nhiều ứng dụng điện toán công nghiệp và được xác nhận bởi các công ty xử lý hàng đầu.

Ông Ian Harris, Phó Chủ tịch Bộ phận kinh doanh sản phẩm điện toán của Microchip chia sẻ: “Microchip luôn giữ vai trò tiên phong trong việc cung ứng eSPI kể từ khi chuẩn công nghệ này mới bước chân vào lĩnh vực điện toán. Chúng tôi không ngừng mang tới thị trường các sản phẩm mới để giúp ngành chuyển sang công nghệ eSPI. ECE1200 mở rộng phạm vi dẫn đầu của chúng tôi trên thị trường, đồng thời cho phép khách hàng triển khai eSPI mà không phải bỏ phí khoản đầu tư vào thiết bị LPC cũ trong nhiều năm.”

Được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về eSPI hiện nay, ECE1200 phát hiện và hỗ trợ chế độ chờ Modern Standby với mức tiêu hao điện năng thấp. Điều này giúp các nhà phát triển điện toán công nghiệp có thể vừa quản lý chi phí và hiệu suất hoạt động, vừa duy trì các tính năng mà người dùng cuối kỳ vọng từ các thiết bị hiện đại. ECE1200 có thể dễ dàng được triển khai mà không yêu cầu bất cứ phần mềm nào.

Công cụ phát triển

Để đơn giản hóa quá trình phát triển, ECE1200 đi kèm với hướng dẫn chuyển đổi BIOS, sơ đồ và hướng dẫn về cách bố trí.

Giá thành và khả năng cung cấp

ECE1200-I/LD có sẵn từ ngày hôm nay với gói VQFN 40 chân, giá 2,66 USD mỗi gói, áp dụng cho số lượng 10.000 gói.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với đại lý bán hàng của Microchip, nhà phân phối được ủy quyền trên toàn thế giới hoặc truy cập trang web của Microchip. Để mua các sản phẩm được đề cập đến trong tin này, truy cập cổng mua sắm hoặc liên hệ với nhà phân phối được uỷ quyền của Microchip.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Đọc thêm

Facebook đột ngột sập toàn cầu tối 05/03

Hình minh họa
(PLVN) - Khoảng 22h35 ngày 05/03 (giờ Việt Nam), hàng loạt người dùng phản ánh tài khoản Facebook của họ bất ngờ bị thoát ra và không thể truy cập lại, kể cả trên ứng dụng và phiên bản web.

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế
(PLVN) - Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - Đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Globus Access - Công ty Công nghệ có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ/thiết bị cho các mạng viễn thông, đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển TV360 ở thị trường quốc tế.

Điện thoại không có ứng dụng chỉ dùng AI được giới thiệu tại MWC

Điện thoại chỉ dùng AI và không có ứng dụng của nhà mạng Deutsche Telekom.
(PLVN) - Theo Android Authority, Hội nghị Di động thế giới (MWC) diễn ra tại Tây Ban Nha năm nay đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ý tưởng và sản phẩm độc đáo trong ngành di động. Trong số đó, có một ý tưởng đáng chú ý là một chiếc điện thoại concept dựa trên trí tuệ nhân tạo mà nhà mạng Deutsche Telekom từ Đức đã giới thiệu.

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?
(PLVN) -  Theo kế hoạch, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại thông minh… Tuy nhiên, để không người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng VNPT đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu để đảm bảo không người dùng nào bị bỏ lại phía sau .

'Apple Ring' đang được phát triển

Hình ảnh teaser của Samsung Galaxy Ring được trình chiếu tại Galaxy Unpacked vào tháng 1
(PLVN) - Theo một báo cáo mới từ Hàn Quốc, Apple đang tăng tốc phát triển một chiếc nhẫn thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe của người dùng, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Galaxy Ring của Samsung.

Lộ diện khuôn thiết kế iPhone 16

2 hình ảnh được cho là có liên quan đến iPhone 16
(PLVN) - Tài khoản Majin Bu, người từng cung cấp nhiều thông tin chính xác về các thiết bị Apple chưa ra mắt, đã đăng 2 hình ảnh được cho là liên quan đến iPhone 16, bao gồm khuôn nhôm dùng để sản xuất phụ kiện và ốp lưng mới.

Nhiều kết quả tích cực trong công tác hiện đại hóa, chuyển đổi số hải quan

Trong năm qua, ngành Hải quan luôn chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với mục tiêu lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, hiện đại hóa mô hình quản lý hải quan làm trọng tâm, năm 2023 vừa qua, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030; đồng thời, ban hành Đề án quản trị Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 kèm theo Quyết định số 3028/QĐ-TCHQ ngày 08/12/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.