Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả viễn thông công ích

VNPT đã đề xuất với Bộ TTTT nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả viễn thông công ích. Ảnh: Trần Việt
VNPT đã đề xuất với Bộ TTTT nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả viễn thông công ích. Ảnh: Trần Việt
(PLO) - Nhiều giải pháp đã được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đề xuất nhằm tăng hiệu quả của hoạt động viễn thông công ích, đảm bảo mục tiêu hoạt động có ý nghĩa quan trọng này.

VNPT đóng góp gần 30% tổng nguồn thu viễn thông công ích

Dù gặp không ít thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong và sau tái cấu trúc song Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội.

Vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện nghiêm túc nhất nghĩa vụ đóng góp vào quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Trong tổng số hơn 2.000 tỷ đồng Quỹ Viễn thông công ích thu được trong giai đoạn 2015 – 2016, VNPT đóng góp khoảng 28%, tương ứng khoảng 900 tỷ đồng.

Ngoài việc đóng góp, Tập đoàn cũng nghiêm túc thực hiện triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông công tích tới người dân. Ngay sau khi có thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ, VNPT đã nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn triển khai, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị.

Đồng thời, Tập đoàn cũng tổ chức triển khai chỉ đạo qua cầu truyền hình tới các bộ phận chủ chốt, đặc biệt là đội ngũ bán hàng để truyền thông, giới thiệu chương trình tới các đối tượng thuộc diện thụ hưởng, chủ động hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục khi khách hàng có nhu cầu.

Kiến nghị đưa dịch vụ di động vệ tinh vào danh mục viễn thông công ích

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai cho thấy, một số chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên người dân chưa được hưởng nhiều lợi ích từ các chính sách của Nhà nước. Chính vì vậy, Tập đoàn đã đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh sửa đổi về mức hỗ trợ thực tế các dịch vụ. Ví dụ, xem xét tăng mức hỗ trợ cho thuê bao điện thoại cố định, di động hiện đang áp dụng ở mức 20.000 – 25.000 đồng/tháng lên mức tương ứng với cước thuê bao trả sau dành cho di động (khoảng 50.000 đồng).

Bên cạnh đó, xem xét, sửa đổi quy định về các gói cước internet băng rộng dành cho từng đối tượng thụ hưởng theo hướng không chỉ định gói cước mà chủ định mức số tiền hỗ trợ để đơn vị thụ hưởng tự cân nhắc lựa chọn theo nhu cầu sử dụng thực tế.

Đặc biệt, VNPT còn kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, bổ sung thêm dịch vụ di động vệ tinh vào danh mục dịch vụ được hỗ trợ. Trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ di động vệ tinh VinaPhone-S tại các tỉnh thành trên toàn quốc, rất nhiều bà con ngư dân có nhu cầu về dịch vụ bởi đây là dịch vụ thương mại duy nhất cho phép ngư dân liên lạc được khi cách bờ biển 30 km trở lên.

Tuy nhiên, do kết nối qua sóng vệ tinh nên phải sử dụng thiết bị đầu cuối đặc thù là điện thoại vệ tinh, mà giá thành loại điện thoại này hiện khỏang 8 – 10 triệu đồng/máy là khá cao so với nhiều ngư dân, nhất là các đối tượng trong diện thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích. 

“Vì thế, VNPT đề xuất mức hỗ trợ là 50% giá mua máy điện thoại và 50% giá cước dịch vụ”  - đại diện VNPT cho biết – “Việc hỗ trợ dịch vụ sẽ không chỉ giúp bà con giữ liên lạc khi ra khơi mà còn góp phần cùng các chính sách khác của nhà nước khuyến khích ngư dân tăng cường bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước”.

Với đặc trưng của dịch vụ di động vệ tinh VinaPhone-S là phải sử dụng thiết bị đầu cuối chuyên dụng, giá thành đầu tư ban đầu cao, nên để các cơ quan biên phòng, kiểm lâm, kiểm ngư... có thể sớm dử dụng dịch vụ, VNPT VinaPhone đã ban hành các chinhs ách giá bàn thiết bị kèm theo gói cước với mức rất ưu đãi.

Cho tới nay, dịch vụ di động vệ tinh VinaPhone-S đã sẵn sàng cung cấp tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. 

Tin cùng chuyên mục

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Đọc thêm

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.

Giải pháp đắc lực hỗ trợ chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

VNPT ASXH - Giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Triển khai tại hơn 20 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trên cả nước và dành được nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế, giải pháp Quản lý An sinh xã hội - VNPT ASXH do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nghiên cứu, phát triển đã phát huy được những hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển đổi số ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cảnh báo một số dạng lừa đảo trực tuyến phổ biến

Toàn cảnh cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT. (Ảnh: Văn Sơn)
(PLVN) - Các hình thức lừa đảo trực tuyến luôn thay đổi, đan xen mới và cũ, với nhiều hình thái mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lừa đảo đã tận dụng các tiện ích, công nghệ hiện đại, khiến người dùng khó nhận diện hơn. Đây là nhận định của ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT, Bộ TT&TT), tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT.

Facebook đột ngột sập toàn cầu tối 05/03

Hình minh họa
(PLVN) - Khoảng 22h35 ngày 05/03 (giờ Việt Nam), hàng loạt người dùng phản ánh tài khoản Facebook của họ bất ngờ bị thoát ra và không thể truy cập lại, kể cả trên ứng dụng và phiên bản web.

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế

Viettel Telecom bắt tay với Globus Access phát triển TV360 tại thị trường quốc tế
(PLVN) - Vừa qua, tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) - Đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Globus Access - Công ty Công nghệ có kinh nghiệm cung cấp dịch vụ/thiết bị cho các mạng viễn thông, đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển TV360 ở thị trường quốc tế.

Điện thoại không có ứng dụng chỉ dùng AI được giới thiệu tại MWC

Điện thoại chỉ dùng AI và không có ứng dụng của nhà mạng Deutsche Telekom.
(PLVN) - Theo Android Authority, Hội nghị Di động thế giới (MWC) diễn ra tại Tây Ban Nha năm nay đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều ý tưởng và sản phẩm độc đáo trong ngành di động. Trong số đó, có một ý tưởng đáng chú ý là một chiếc điện thoại concept dựa trên trí tuệ nhân tạo mà nhà mạng Deutsche Telekom từ Đức đã giới thiệu.

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?

Khách hàng VinaPhone được hỗ trợ chuyển đổi tối ưu như thế nào khi tắt sóng 2G?
(PLVN) -  Theo kế hoạch, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại thông minh… Tuy nhiên, để không người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng nhà mạng VNPT đã chuẩn bị lộ trình tắt sóng các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu để đảm bảo không người dùng nào bị bỏ lại phía sau .

'Apple Ring' đang được phát triển

Hình ảnh teaser của Samsung Galaxy Ring được trình chiếu tại Galaxy Unpacked vào tháng 1
(PLVN) - Theo một báo cáo mới từ Hàn Quốc, Apple đang tăng tốc phát triển một chiếc nhẫn thông minh có khả năng theo dõi sức khỏe của người dùng, nhằm cạnh tranh trực tiếp với Galaxy Ring của Samsung.