Bảo vệ an ninh mạng - Nhu cầu chung của thế giới

Cộng đồng quốc tế đang tăng cường các biện pháp sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa đến từ không gian mạng
Cộng đồng quốc tế đang tăng cường các biện pháp sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa đến từ không gian mạng
(PLO) - Trước những thách thức nghiêm trọng do tấn công mạng, nhiều nước trên thế giới đã chủ động đầu tư, tăng cường các biện pháp để đối phó như: thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến mạng; các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực an ninh mạng; xây dựng Trung tâm An ninh mạng…

Mối nguy hiểm lớn

Với sự ra đời, phát triển của máy tính và mạng Internet đã tạo nên những đột phá trong kết nối, chia sẻ thông tin, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa. Những ưu thế vượt trội, máy tính và Internet tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhờ có Internet mà xã hội phát triển nhanh hơn, mạnh hơn; xã hội càng phát triển thì vai trò của máy tính và Internet càng thể hiện rõ hơn, con người khó có thể làm việc nếu như thiếu máy tính và Internet. Tuy nhiên, Internet cũng đang dần trở thành phương tiện hữu hiệu của tội phạm sử dụng công nghệ cao và là công cụ được sử dụng để can thiệp vào an ninh, ổn định của các quốc gia, các tổ chức. 

Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có không ít cuộc xâm nhập, tấn công trái phép được cho là có tổ chức vào cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia và tổ chức trên môi trường mạng. Xu thế này ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường. An ninh mạng hiện không còn là câu chuyện về mất an toàn đối với những thông tin riêng tư cá nhân, dữ liệu kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, mà còn tác động nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia.

Theo các chuyên gia, do các kết nối mạng không phân chia biên giới nên các rủi ro trên không gian mạng sẽ không phân biệt biên giới quốc gia, không phân biệt giới hạn giữa các tổ chức, điển hình như vụ lây lan mã độc tống tiền WannaCry hồi tháng 5/2017, gây ảnh hưởng đến khoảng 200.000 hệ thống mạng tại ít nhất 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mã độc WannaCry đã làm tê tiệt hệ thống máy tính của rất nhiều ngân hàng, bệnh viện, trường học... theo đó, người sử dụng mạng sẽ không thể truy cập dữ liệu trừ phi đồng ý trả cho tin tặc một khoản tiền ảo Bitcoin, trị giá từ 300-600 USD.

Trong một báo cáo ngày 10/10/2017, các chuyên gia Mỹ đã cảnh báo Đại hội thể thao Olympic, sự kiện thể thao lớn nhất thế giới chính là mục tiêu hấp dẫn đối với các tin tặc và các đối tượng âm mưu phá hoại, với những hậu quả được dự báo là hết sức nghiêm trọng như xâm nhập hệ thống tính tỷ số tại các địa điểm thi đấu, hoặc phát tán các thông tin nhạy cảm của các vận động viên. Các vụ tấn công mạng kiểu này có thể khiến các trận thi đấu thể thao bị hủy, kéo theo những ảnh hưởng đối với các vận động viên hoặc khán giả… 

Nhu cầu đối phó chung

Trong bối cảnh ấy, cộng đồng quốc tế và nhiều nước trên thế giới đang tăng cường các biện pháp sẵn sàng đối phó với những mối đe dọa đến từ không gian mạng. Các nước có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phát triển đã bắt đầu coi an ninh mạng là một bộ phận của tổng thể chiến lược quốc phòng chung.

Mỹ đã thành lập Bộ Chỉ huy Tác chiến mạng với nhiệm vụ bảo vệ hệ thống hạ tầng mạng của Mỹ cũng như tấn công hệ thống của các quốc gia khác (trong trường hợp có chiến tranh). Liên minh châu Âu (EU) cũng như Anh, Nga đều có các cơ quan chuyên trách về lĩnh vực an ninh mạng. Anh hiện cũng đã xây dựng Trung tâm An ninh mạng và năng lực toàn cầu để đảm bảo an ninh mạng và hỗ trợ các nước triển khai các kế hoạch toàn diện nhằm đối phó với những mối đe dọa qua Internet.

Mới đây, ngày 11/10, Chính phủ Anh đã đề xuất thêm việc đánh thuế đối với các trang mạng xã hội và các nhà cung cấp mạng Internet để hỗ trợ cho chiến dịch bảo vệ an ninh mạng của nước này nhằm giải quyết những vấn đề như các vụ bắt nạt, lạm dụng và những hành động phạm pháp khác nhằm vào trẻ em và những người sử dụng Internet.

Động thái này của chính phủ Anh diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng nước này Theresa May đã chỉ trích các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook và Google về việc không kiểm soát những thông tin có nội dung cực đoan. Thời gian qua, Thủ tướng May đã phải nhiều lần yêu cầu những trang mạng này ngăn chặn việc đăng tải tràn lan những thông tin trên, đồng thời giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi những thông tin như vậy.

Đức cũng khẳng định nước này đang nhìn nhận một cách nghiêm túc về các mối đe dọa can thiệp chính sách quốc nội của đất nước, bao gồm cả thông qua không gian mạng, sẽ tăng cường các biện pháp đối phó cũng như luôn sẵn sàng cho những tình huống khẩn cấp hay các vấn đề tương tự. Cơ quan tình báo nước ngoài Đức (BND) có kế hoạch đầu tư khoảng 130 triệu USD trong vòng 5 năm tới để thành lập “một đội trinh sát kỹ thuật” với khoảng 100 nhân viên.

Pháp đã triển khai kế hoạch đối phó với các cuộc chiến tranh mạng trị giá 2 tỷ USD, và đây là ưu tiên chiến lược của ngân sách quân sự Pháp trong 5 năm tới. Theo đó, Bộ Quốc phòng Pháp tuyển dụng các chuyên gia công nghệ thông tin và lập trình để tăng cường khả năng bảo vệ, huấn luyện nhân viên hiện có, và sử dụng công nghệ mạng để hỗ trợ tốt hơn cho quân đội Pháp.

Tại châu Á, nhiều nước như Nhật Bản, Ấn Độ cũng đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho các công nghệ hàng đầu của mình trước các hoạt động tình báo công nghiệp. Riêng đối với Hàn Quốc, để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông 2018 tại Pyeongchang, chính phủ nước này đã cam kết đảm bảo an toàn cho sự kiện trọng đại này. Hàn Quốc hiện là nước đứng đầu chủ trì việc thành lập “Liên minh hỗ trợ an ninh mạng” (CAMP) với 34 quốc gia mới nổi như Nepal, Brazil, Uzbekistan, Moldova… nhằm tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh thông tin quốc tế. 

Tin cùng chuyên mục

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

Đọc thêm

VNPT, VTC và Cục Công nghiệp an ninh ký kết hợp tác chuyển đổi số trong cảnh báo sự cố phòng cháy, chữa cháy

Lãnh đạo 3 bên chụp ảnh lưu niệm tại buổi Lễ ký kết. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác chiến lược và toàn diện số 46/TTHT-BCA-VNPT giữa Bộ Công an và Tập đoàn VNPT ngày 27/4/2023, tại Hà Nội mới diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chuyển đổi số lĩnh vực truyền tin cảnh báo sự cố trong công tác phòng cháy, chữa cháy giữa Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) và Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (Tập đoàn VNPT) và Công ty cổ phần Viễn thông VTC.

Làm sao để tội phạm mạng không 'leo thang'?

Nhiều cuộc tấn công mã hóa tống tiền đã xảy ra. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, thời gian gần đây, đã có một số hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam bị sự cố tấn công ransomware (mã hóa tống tiền), gây gián đoạn hoạt động và thiệt hại về vật chất, hình ảnh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cũng như hoạt động bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.

Ra mắt Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang

Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành thực hiện nhấn nút khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh An Giang. (Ảnh: PV)
(PLVN) - VNPT An Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang mới tổ chức Lễ khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh An Giang (Checkin An Giang) phục vụ nhu cầu tìm hiểu về du lịch An Giang của người dân và du khách.

Việt Nam có nền tảng AI định danh và xác thực đầu tiên vượt 1 tỷ lượt yêu cầu

Nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC tối ưu cho ngân hàng, tổ chức tài chính (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mới đây, nền tảng AI định danh và xác thực điện tử VNPT eKYC ghi nhận số lượt xử lý yêu cầu từ người dùng vượt ngưỡng 1 tỷ, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Qua đó, VNPT eKYC trở thành nền tảng định danh và xác thực đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô này.

Hải Dương sẽ kiến tạo mô hình công dân số trong ngày Chuyển đổi số tỉnh

Ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 sẽ diễn ra nhiều sự kiện kiến tạo mô hình công dân số.
(PLVN) - Vào sáng ngày 26/3 tới đây, tại Trung tâm Văn hoá Xứ Đông (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra ngày Chuyển đổi số tỉnh Hải Dương năm 2024 với nhiều sự kiện để kiến tạo mô hình công dân số như: ra mắt ứng dụng dành cho người dân Smart – Hải Dương, triển lãm, trưng bày các giải pháp, sản phẩm về chuyển đổi số…

Nhiều nội dung thiết thực tại Hội nghị điện toán đám mây bền vững do Viettel IDC tổ chức

Đại diện Viettel IDC chia sẻ tại Hội nghị
(PLVN) - Với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”, ngày 18/3/2024, tại Hà Nội Viettel IDC đã cũng các Tập đoàn Công nghệ tổ chức Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit), Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.