Hệ lụy khôn lường từ "băng nhóm “tín dụng đen”

Không chỉ những vụ vay tiền tỷ mới có án mạng mà cả những vụ “cò con” cũng có thể dẫn tới những hậu quả đau lòng... Hệ lụy của những vụ "tín dụng đen" không những làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, để lại những hậu quả xã hội nặng nề khi các đối tượng vay nợ lựa chọn cách dùng bạo lực để thanh toán lẫn nhau. Rút cục tiền vẫn không đòi được, đổi lại người chết, kẻ đi tù...

Chỉ trong vòng hơn 2 năm (từ 2010 đến giữa 2012), theo Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an), cả nước xảy ra hơn 4.300 vụ việc liên quan đến tội phạm dạng “tín dụng đen”. Từ “tín dụng đen”, nhiều vụ thanh toán đẫm máu xảy ra khiến dư luận bàng hoàng…

Trong số vụ việc liên quan đến tín dụng đen, Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (PCTP) cho biết có trên 30 vụ giết người, khoảng 220 vụ cố ý gây thương tích, gần 340 vụ cướp tài sản, còn lại là cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm và hủy hoại tài sản. Các lực lượng chức năng đã điều tra làm rõ và khởi tố trên 4.100 vụ, 8.885 bị can.

Con số đó chứng tỏ từ việc cho vay, vốn là quan hệ dân sự, dẫn đến phạm tội hình sự chỉ trong gang tấc khi mà các quan hệ dân sự không được giải quyết như mong muốn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhìn lại những vụ vỡ nợ đình đám trong thời gian qua cũng cho thấy, không chỉ những vụ vay tiền tỷ mới có án mạng mà cả những vụ “cò con” cũng có thể dẫn tới những hậu quả đau lòng. Chỉ vì vay 50 triệu đồng của anh Nguyễn Ngọc Thanh (trú tại Minh Khai, Từ Liêm) chưa trả hết, mà bố con ông Nguyễn Văn Năng và Nguyễn Anh Tuấn xảy ra cự cãi, xô xát. Ngày 10/7/2012 Thanh cùng 5 đối tượng đi xe máy nã đạn vào nhà ông Năng làm 3 người bị thương.

Hay như vụ Nguyễn Văn Sơn (ở xã Quảng Thành, TP. Thanh Hóa), do vay tiền của ông Hoàng Ngọc Hiện, cùng địa chỉ nhưng chưa có tiền trả, bị thúc ép Sơn đã rút súng bắn chết ông Hiện ngay tại cửa nhà mình rồi sau đó dùng súng tự sát.

Hậu quả của những vụ "tín dụng đen" không những làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, bị cầm cố tài sản, thậm chí trắng tay mà còn để lại những hậu quả xã hội nặng nề khi các đối tượng vay nợ lựa chọn cách dùng bạo lực để thanh toán lẫn nhau. Rút cục tiền vẫn không đòi được, đổi lại người chết, kẻ đi tù với bao hệ lụy mà người thân của họ phải gánh chịu.

Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh từ “tín dụng đen” với những hành vi rõ ràng (như giết người, lừa đảo, bắt giữ người trái pháp luật…), các cơ quan chức năng có cơ sở để xử lý còn với các hành vi của hoạt động cho vay nặng lãi thì việc xử lý không đơn giản.

"Tín dụng đen" là hoạt động kinh doanh đặc biệt với đặc trưng cơ bản là giao dịch ngầm, khi giao dịch không báo với chính quyền địa phương. Đây là hoạt động sinh lời nhanh, với thủ tục lỏng lẻo khiến nhiều người tìm đến "tín dụng đen" bất chấp những rủi ro và hậu quả đã được báo trước.

Theo Tổng cục Cảnh sát PCTP, phương thức của loại tội phạm này diễn ra tinh vi và khó kiểm soát. Nó đánh trúng tâm lý một số người dân hám lời nên cho vay với số tiền lớn mà không cần giấy tờ hay tài sản cầm cố, thế chấp. Trong khi đó, ở nhiều vụ việc, đối tượng cho vay không chỉ là người dân có tiền mà còn là những băng nhóm cho vay chuyên nghiệp, gồm nhiều đối tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ hung hãn, sẵn sàng dùng các thủ đoạn tàn ác, trái pháp luật để thu hồi các khoản tiền lãi cắt cổ và nợ gốc.

Trước thực trạng đáng báo động về "tín dụng đen" thời gian qua nhưng theo Tổng cục Cảnh sát PCTP thì do việc vay mượn tiền, tài sản là quan hệ dân sự có sự thỏa thuận của hai bên nên rất khó xử lý; chỉ đến khi không trả được nợ thì vụ việc mới được trình báo, thậm chí nhiều người bị hại không dám tố giác với cơ quan Công an vì sợ bị khép vào tội cho vay nặng lãi. Do đó, việc xử lý đã khó, thu hồi tài sản cho dân cũng rất ít, thậm chí là không thể.

Hiện nay, theo quy định của BLHS, người nào cho vay với mức lãi suất cao gấp 10 lần so với lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trở lên thì phạm tội này. Tuy nhiên, phải chứng minh được các đối tượng cho vay nặng lãi hoạt động chuyên nghiệp và lấy số lãi làm nguồn sống chính trong khi khái niệm này lại rất mù mờ, chưa có quy định cụ thể. Nếu vay với lãi suất dưới 10 lần thì không bị xử lý hình sự, thậm chí kể cả xử lý hành chính cũng không có văn bản pháp luật quy định.

Tới đây, liên ngành Công an, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp cần ngồi lại để sớm ban hành thông tư hướng dẫn đối với tội phạm nêu trên theo quy định của BLHS để làm căn cứ phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay nặng lãi.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng “tín dụng đen” trở nên phổ biến là nhận thức về pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến giao dịch vay, cho vay tiền, thế chấp tài sản của không ít người dân còn rất thấp, chỉ cần thủ tục “đơn giản” như thỏa thuận miệng, không cần giấy tờ, không cần tài sản cầm cố… cũng cho vay, là những sơ hở dễ bị lợi dụng để chiếm đoạt.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, cần tuyên truyền pháp luật cho người dân và bản thân người dân cũng cần đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi này.

Còn theo Trưởng phòng Cảnh sát hình sự - CA TP Hà Nội Đào Thanh Hải tại Hội nghị giao ban lực lượng cảnh sát hình sự khu vực phía Bắc, 10 tháng đầu năm Hà Nội xảy ra 505 vụ đòi nợ theo kiểu “khủng bố”;  chỉ trên 300m đường Láng đã có đến trên 170 hiệu cầm đồ hoạt động kiểu “tín dụng đen”.

Bình An

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.