Hành lang pháp lý cho 4.0: Hội nhập kinh tế nhưng phải đảm bảo tự chủ quốc gia

Việt Nam cần sớm có cơ chế và công cụ để kiểm soát việc lưu trữ, sử dụng các dữ liệu người dùng từ các DN xuyên biên giới
Việt Nam cần sớm có cơ chế và công cụ để kiểm soát việc lưu trữ, sử dụng các dữ liệu người dùng từ các DN xuyên biên giới
(PLVN) - Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang mang đến cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong đó đòi hỏi phải chuẩn bị một hành lang pháp lý đủ mạnh, có tầm nhìn xa để đảm bảo CMCN 4.0 phải mang đến lợi ích đồng thời cho cả Chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam và người dân.

Với những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Blockchain, dữ liệu lớn, những mô hình kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, CMCN 4.0 đòi hỏi một tư duy quản lý hiện đại và nhạy bén hơn, nhưng những nguyên tắc căn bản của pháp lý về sự công bằng, bình đẳng trên thị trường, về quyền tự chủ quốc gia, về an ninh chính trị, an ninh tiền tệ… vẫn cần phải được đảm bảo. 

Đảm bảo an ninh dữ liệu

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XII) vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ra rất nhiều câu hỏi lớn: “Chúng ta cứ thu hút đầu tư nước ngoài vào thật nhiều, ký kết thật nhiều thì rất hoan nghênh, nhưng đầu tư vào đây thì ta sẽ quản lý thế nào? Có phụ thuộc vào người ta không? Có giữ được độc lập tự chủ không? Trong khi đó, yêu cầu là hội nhập kinh tế nhưng phải độc lập tự chủ”. Đây có thể coi là kim chỉ nam đặc biệt quan trọng cho công tác xây dựng hành lang pháp lý trong bối cảnh CMCN 4.0, khi mà làn sóng đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài và xuyên biên giới đang đổ về Việt Nam với tốc độ vũ bão.

Trên thực tế, cần thẳng thắn nhìn nhận là công tác quản lý doanh nghiệp xuyên biên giới đang gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình nhất gần đây là việc Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo tới 61 nhãn hàng lớn về việc quảng cáo nhãn hàng, sản phẩm của họ đang bị phát trên các kênh YouTube phản động, do cơ chế phân phối nội dung ngẫu nhiên còn nhiều kẽ hở của YouTube, cũng như việc YouTube chưa thực sự nghiêm túc trong việc quản lý nội dung các kênh chiếu phát trên nền tảng này. 

Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 có quy định khá rõ: “Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định”. 

Tuy nhiên, do chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, chưa xác định được chế tài nên hầu như các doanh nghiệp xuyên biên giới đều chưa hoặc không thực hiện quy định quan trọng nói trên. Việc sớm có Nghị định hướng dẫn thủ tục để các doanh nghiệp xuyên biên giới như Google, Facebook, YouTube thành lập pháp nhân và đặt cơ sở dữ liệu tại Việt Nam, cũng như ban hành quy chế xử phạt đủ mạnh với những doanh nghiệp không tuân thủ là rất cần thiết. Đơn cử như việc hạn chế kinh doanh, thậm chí tước giấy phép thành lập doanh nghiệp nếu vi phạm kéo dài, hoặc không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư và các giấy phép khác nếu doanh nghiệp xuyên biên giới không đặt trụ sở, không lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. 

Trong kỷ nguyên 4.0, dữ liệu chính là mỏ vàng của mỗi quốc gia. Thế nhưng một khối lượng khổng lồ dữ liệu của người dùng Việt Nam (nhân thân, thói quen sử dụng Internet và mạng xã hội, thói quen đi lại, mua sắm, giải trí, du lịch, ăn uống, chi tiêu, thanh toán...) lại đang nằm trong tay của các doanh nghiệp xuyên biên giới như Google, Facebook, Grab… 

Do đó, nếu Việt Nam không sớm có cơ chế và công cụ để kiểm soát “việc lưu trữ, sử dụng các dữ liệu người dùng” này từ các doanh nghiệp xuyên biên giới, chúng ta không chỉ mất đi “mỏ vàng 4.0” mà còn đối mặt với rất nhiều rủi ro và nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh dữ liệu. 

Thí điểm Sandbox để khuyến khích cái mới, nhưng chỉ nên thí điểm có chọn lọc, có kiểm soát. (Ảnh minh họa)
Thí điểm Sandbox để khuyến khích cái mới, nhưng chỉ nên thí điểm có chọn lọc, có kiểm soát. (Ảnh minh họa)

Cần một sân chơi công bằng 

Để thực sự tận dụng được Cách mạng 4.0 trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam cần phải hình thành được một lớp doanh nghiệp công nghệ nội địa đủ mạnh, không chỉ làm chủ được “sân nhà” mà còn có thể tiến ra các thị trường khu vực và quốc tế. 

Trong bối cảnh 4.0, việc một doanh nghiệp có thể tham gia cùng lúc nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, thậm chí hoạt động xuyên biên giới, xuyên lãnh thổ như Google, Facebook, YouTube, Grab… ngày càng phổ biến. Thực tế này đòi hỏi công tác xây dựng chính sách và pháp luật sớm được cải thiện để bắt kịp thực tế, vừa có thể phát triển được doanh nghiệp và ý tưởng kinh doanh mới, nhưng vẫn tránh tạo ra những kẽ hở và khoảng trống cho kẻ xấu cố tình khai thác, dẫn tới phá vỡ quy hoạch kinh tế, thất thu thuế hay nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới tình hình an ninh chính trị. 

Câu chuyện đầy cảm hứng của Vinfast gần đây cho thấy, doanh nghiệp Việt hoàn toàn đủ lực để “làm nên chuyện”. Nhưng để có được thật nhiều doanh nghiệp Make in Việt Nam, thì cơ chế cạnh tranh, điều kiện phát triển và hoạt động của doanh nghiệp trong nước cần có sự cải thiện trong thời gian tới, sớm chấm dứt tình trạng mà Tổng Giám đốc VCCorp Nguyễn Thế Tân hay chính cơ quan quản lý vẫn gọi là “bảo hộ ngược” cho doanh nghiệp nước ngoài. 

Trong khi các doanh nghiệp trong nước phải chịu nhiều quy định về cấp phép, đăng ký kinh doanh, thành lập pháp nhân, lưu trữ dữ liệu, thanh kiểm tra hoạt động, thuế suất… thì cơ quan quản lý đang gặp nhiều khó khăn trong việc cấp phép, quản lý, thu thuế… các doanh nghiệp xuyên biên giới do chưa có quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Việc những doanh nghiệp như Google, Facebook chưa có văn phòng chính thức tại Việt Nam cũng khiến cho việc xử phạt họ khi xảy ra sai phạm (như vụ hiển thị quảng cáo trên các kênh phản động) gần như không thể thực hiện được. 

Nếu tình trạng “bảo hộ ngược” cứ tiếp diễn, doanh nghiệp trong nước thua thiệt đủ điều trước các đối thủ vừa mạnh hơn về nguồn lực, vừa “tinh vi” hơn về kinh nghiệm và chiêu thức kinh doanh, thì nền sản xuất, chất xám trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ bị “teo tóp dần”, thậm chí là bị nước ngoài thâu tóm. Khi đó, nền kinh tế sẽ không thể phát triển một cách bền vững vì thiếu đi nội lực là các doanh nghiệp nội địa. 

Việc đảm bảo hành lang pháp lý công bằng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài càng đặc biệt quan trọng trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi đây là những ngành nghề có tác động trực tiếp đến an ninh chính trị, an ninh tiền tệ, an ninh dữ liệu quốc gia. Bài toán về “đảm bảo tự chủ kinh tế” chỉ có thể thực hiện được khi các quy định pháp luật đảm bảo được việc các doanh nghiệp nước ngoài không thâu tóm (M&A) được những lĩnh vực then chốt, xương sống của quốc gia như ngân hàng, tài chính, thanh toán, năng lượng… thông qua những công cụ kỹ thuật như quản lý mức trần sở hữu nước ngoài của những ngành này không được vượt quá 49%. 

Cần đảm bảo hành lang pháp lý công bằng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nhất là đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Cần đảm bảo hành lang pháp lý công bằng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, nhất là đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Mở nhưng cẩn trọng

CMCN 4.0 sẽ mở ra nhiều ý tưởng kinh doanh mới, nhiều mô hình kinh doanh mới. Thời gian gần đây, Sandbox - thuật ngữ chỉ việc cho phép thí điểm những mô hình công nghệ chưa có hành lang pháp lý quy định - đang được nhắc tới nhiều như là “chìa khóa” cho những nhân tố mới. 

Tuy nhiên, trên thực tế, các nước khi nhắc tới Sandbox thì đều đi kèm với phụ từ “Regulatory”, tức là thử nghiệm trong khuôn khổ và phạm vi hạn chế. Sự thận trọng này là cần thiết để vừa phát huy được hiệu quả thử nghiệm cái mới của Sandbox, nhưng đồng thời cũng giảm thiểu được những rủi ro luôn đi kèm với mô hình thử nghiệm, cũng như để tránh tình trạng Sandbox một cách tràn lan theo phong trào, thậm chí có những doanh nghiệp mượn áo khoác “Sandbox” để cố tình vượt rào pháp lý. 

Do đó, trước khi mở rộng mô hình Sandbox, chúng ta rất cần phải có một hành lang pháp lý, một bộ quy định cơ bản về Sandbox – giải đáp được những vấn đề then chốt nhất của Sandbox như: Tiêu chí được tham gia thí điểm; Lĩnh vực nào được thí điểm; Phạm vi và thời hạn tối đa; Một số chế tài nhất định khi doanh nghiệp thí điểm vi phạm… Bên cạnh đó, cần quy định rõ trách nhiệm quản lý cho các bộ, ngành, địa phương khi cho phép Sandbox, đặc biệt là khi phát sinh các hệ lụy, vấn đề ngoài dự kiến. 

Chúng ta cần tầm nhìn xa cho những rủi ro và hệ lụy có thể nảy sinh từ Sandbox, từ đó chuẩn bị sẵn sàng tâm thế và những phương án cần thiết một cách chủ động. Chính phủ ủng hộ Sandbox để khuyến khích cái mới, nhưng chỉ nên thí điểm có chọn lọc, có kiểm soát tốt để đảm bảo an ninh chính trị, an ninh tài chính và kinh tế vĩ mô. 

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.