Đoàn bay 919 và những cánh bay quả cảm của hàng không Việt Nam

Trung đoàn Không quân vận tải 919, tiền thân của Đoàn bay 919, thành lập vào ngày 1/5/1959 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội
Trung đoàn Không quân vận tải 919, tiền thân của Đoàn bay 919, thành lập vào ngày 1/5/1959 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội
(PLVN) - Nói đến thế hệ phi công đầu tiên của Việt Nam, không thể không nhắc đến những cái tên của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Như Cẩn, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thành Trung… Những gương mặt này đã xuất hiện ở Trung đoàn Không quân vận tải 919 ngay từ những ngày đầu thành lập. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Đoàn bay 919 luôn là những chứng nhân đi cùng các cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước…

Năm 1955, theo quy định của Hiệp định Genever, Quân đội nhân dân Việt Nam nhận bàn giao sân bay Gia Lâm, Hà Nội từ quân đội Pháp. Chỉ một ngày sau khi nhận sân bay, cán bộ điều hành bay của không quân ta tại sân bay này đã chỉ huy điều hành chiếc máy bay vận tải của Pháp từ Sài Gòn ra Hà Nội an toàn. 

Năm 1956, để tiếp quản thành công các sân bay, máy bay và tận dụng những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho quá trình chiến đấu bảo vệ tổ quốc và kiến thiết đất nước, quân đội đã cử lứa học viên đầu tiên sang học tập tại Liên Xô và Trung Quốc. Thế hệ đầu tiên này gồm 44 người gồm các cán bộ học lái máy bay, còn có các đoàn học về dẫn đường, thông tin liên lạc, thợ máy. Sau đó, đoàn tiếp tục đi Liên Xô học lái máy bay tại Trường Không quân Balashov.

Năm 1959, trong một giai đoạn sơ khởi, gian nan có, thiếu thốn có, tất cả các đoàn học ở Trung Quốc hay Liên Xô đều vượt qua những khóa học để trở về nước tham gia thành lập Trung đoàn Không quân vận tải 919. Từ đó, một thế hệ những chiến sĩ đầu tiên của lực lượng không quân hàng không Việt Nam đã hình thành.

Những ngày đầu thành lập, đoàn bay chỉ sở hữu những chiếc máy bay thể hệ cũ đơn sơ với những phi công chuyên môn hạn chế do được đào tạo gấp rút để thực hiện nhiệm vụ, nhưng những gì các anh hùng không trung làm được đã khiến cả thế giới phải trầm trồ.

Đoàn bay 919 đã trở thành những “con rồng” trên không đúng nghĩa khi hoàn thành những trọng trách quan trọng và khó khăn như đánh chìm và bắn hỏng hai tàu địch trong trận đấu Tết Mậu Thân lịch sử năm 1968; chở phái đoàn Việt Nam sang Pháp đàm phán và ký Hiệp định Paris lịch sử; cứu trợ đồng bào lũ lụt trong trận vỡ đê sông Hồng năm 1971;…

Phi cơ AN-2 chở bánh mì tiếp tế cho đồng bào bị lũ lụt năm 1971
Phi cơ AN-2 chở bánh mì tiếp tế cho đồng bào bị lũ lụt năm 1971

Cũng với những chiến công này, Đoàn bay 919 vinh dự nhận được Huân chương Chiến công hạng Nhất (năm 1967), Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm1981), Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (năm 1994), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2004), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2008), Đội bay và Tổ bay chuyên cơ (TU-134) được thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Đoàn bay 919 nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2004
Đoàn bay 919 nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2004

Đáng tự hào nhiều gương mặt phi công quả cảm của Trung đoàn 919 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân. Đó là liệt sĩ Phan Như Cẩn - phi công chiến đấu AN-2, phi công Nguyễn Văn Ba chiến đấu T-28, kỹ sư Nguyễn Tường Long chuyên trách cải tiến, trang bị vũ khí cho máy bay.

Tổ bay AN-2 do phi công Phan Như Cẩn làm đại đội trưởng chỉ huy đã phóng tên lửa đánh chìm một tàu biệt kích của địch ở biển Sầm Sơn, Thanh Hóa (năm 1966)
Tổ bay AN-2 do phi công Phan Như Cẩn làm đại đội trưởng chỉ huy đã phóng tên lửa đánh chìm một tàu biệt kích của địch ở biển Sầm Sơn, Thanh Hóa (năm 1966)
Đại tá - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Ba (trái) cùng phi công Lê Tiến Phước trên cabin máy bay T-28 số hiệu 963
Đại tá - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Ba (trái) cùng phi công Lê Tiến Phước trên cabin máy bay T-28 số hiệu 963

Năm 1993 ghi nhận khoảnh khắc lịch sử đáng nhớ khi Đoàn bay 919 trở thành đơn vị trực thuộc hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ để tiếp thu công nghệ mới từ quốc tế, những anh hùng chiến đấu năm nào tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.

Từ thời điểm này, các thế hệ phi công đầu tiên đã bắt đầu có những lứa kế thừa xứng đáng, được tạo điều kiện để tiếp thu bài bản mọi kiến thức, chủ động đẩy nhanh công tác đào tạo chuyển loại cho phi công cơ bản và huấn luyện nâng cấp chuyển loại, cân đối lực lượng giữa các đội bay, thuê thêm phi công nước ngoài để đáp ứng nhu cầu khai thác của tổng công ty.

Hiện nay, Đoàn bay 919 vẫn tiếp tục phát huy những di sản đẹp đẽ của cha anh để lại. Và cứ thỉnh thoảng đến dịp kỷ niệm, người ta lại kể cho nhau nghe những câu chuyện về biết bao mồ hôi, xương máu, sức lực và trí tuệ của nhiều thế hệ phi công, cán bộ nhân viên đã đổ xuống, như một nguồn động lực tinh thần quý giá cho thế hệ hiện tại và kế tiếp nỗ lực vươn theo.

Đúng ngày Quốc tế Lao động 1/5/1959, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Trung đoàn Không quân vận tải 919 - đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được thành lập.

Ngày 1/5 đã trở thành ngày truyền thống của Trung đoàn Không quân vận tải 919 – nay là Đoàn Bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.