Hà Nội có tuyến đường giá 1,7 tỷ đồng/ 1 mét

Tuyến Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái có dự toán khoảng 1,7 tỷ đồng/1m. (Ảnh: Q.M)
Tuyến Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái có dự toán khoảng 1,7 tỷ đồng/1m. (Ảnh: Q.M)
(PLO) - Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng. Đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/mét).
Sau nhiều lần khó khăn trong khâu giải phóng được mặt bằng, dự án đường Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái (đi qua khu vực quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã phải nâng tổng mức đầu tư cao gấp nhiều lần so với dự kiến.
Đoạn tuyến này có chiều dài 570m, rộng 50m, được UBND TP phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư 383 tỷ đồng.
Sau nhiều lần thay đổi tổng mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (vào khoảng trên 1,7 tỷ đồng/mét). Đoạn giáp với đường Trần Khát Chân còn một ngôi nhà chưa xong khâu giải phóng bàn giao mặt bằng.

Theo thiết kế, mặt đường rộng 50m, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, chủ đầu tư dự án cho biết, dự kiến hết quý I, quận Hai Bà Trưng sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng và đơn vị sẽ tập trung thi công để hoàn thành trong quý II/2016. 

Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005. (Ảnh: Q.M)
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005. (Ảnh: Q.M)
Nhiều ngôi nhà trên tuyến đang được xây dựng lại sau khi bàn giao một phần mặt bằng. (Ảnh: Q.M)
Nhiều ngôi nhà trên tuyến đang được xây dựng lại sau khi bàn giao một phần mặt bằng. (Ảnh: Q.M)
Đường cắt ngang nối với tuyến phố chạy qua lưng Bến xe Lương Yên thông ra hầm chui Vân Đồn - Lê Quý Đôn - cây xăng Lương Yên, nơi có chợ dân sinh họp trước kia gây ùn tắc thường xuyên nay đang được mở rộng... (Ảnh: Q.M)
Đường cắt ngang nối với tuyến phố chạy qua lưng Bến xe Lương Yên thông ra hầm chui Vân Đồn - Lê Quý Đôn - cây xăng Lương Yên, nơi có chợ dân sinh họp trước kia gây ùn tắc thường xuyên nay đang được mở rộng... (Ảnh: Q.M)
Ngã tư này trước đây được xem là điểm đen về ùn tắc. (Ảnh: Q.M)
Ngã tư này trước đây được xem là điểm đen về ùn tắc. (Ảnh: Q.M)
Các công nhân trên công trường đang gấp rút hoàn thiệ hạng mục ngầm để bộ phận mặt đất thi công. (Ảnh: Q.M)

Các công nhân trên công trường đang gấp rút hoàn thiệ hạng mục ngầm để bộ phận mặt đất thi công. (Ảnh: Q.M)

Công đoạn lắp ráp đấu nối được đẩy nhanh tiến độ. (Ảnh: Q.M)
Công đoạn lắp ráp đấu nối được đẩy nhanh tiến độ. (Ảnh: Q.M)
Công trình không chỉ đáp ứng việc lưu thông khu vực. (Ảnh: Q.M)
Công trình không chỉ đáp ứng việc lưu thông khu vực. (Ảnh: Q.M) 
Sau 10 năm mong mỏi, đến bây giờ họ mới tận mắt chứng kiến công trình thập kỷ dần hình thành. (Ảnh: Q.M)
Sau 10 năm mong mỏi, đến bây giờ họ mới tận mắt chứng kiến công trình thập kỷ dần hình thành. (Ảnh: Q.M)
Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/một mét).
Sau nhiều lần thay đổi mức đầu tư, đến nay dự án tăng lên 1.139 tỷ đồng (trên 1,7 tỷ đồng/một mét). 
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570m, rộng 50m. (Ảnh: Q.M)
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái) dài 570m, rộng 50m. (Ảnh: Q.M) 
Một phần tuyến đường đã được đưa vào phục vụ lưu thông dịp Tết Nguyên đán 2016 vừa qua. (Ảnh: Q.M)
Một phần tuyến đường đã được đưa vào phục vụ lưu thông dịp Tết Nguyên đán 2016 vừa qua. (Ảnh: Q.M)
Dự án cũng gặp trở ngại với một số cây cổ thụ và miếu ở giữa đường. (Ảnh: Q.M)
Dự án cũng gặp trở ngại với một số cây cổ thụ và miếu ở giữa đường. (Ảnh: Q.M)
Theo thiết kế, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Điểm nối giao cắt giữa ngã ba Kim Ngưu - Trần Khát Chân - Lò Đúc. (Ảnh: Q.M)
Theo thiết kế, mỗi bên đường có 3 làn xe chạy. Điểm nối giao cắt giữa ngã ba Kim Ngưu - Trần Khát Chân - Lò Đúc. (Ảnh: Q.M)
Điểm nối với phố Lò Đúc là tâm điểm ùn tắc mỗi giờ cao điểm. Khi toàn tuyến hoàn thành, sẽ giúp việc lưu thông vào nội đô qua khu vực quận Hai Bà Trưng thuận lợi, nhanh chóng. (Ảnh: Q.M)
Điểm nối với phố Lò Đúc là tâm điểm ùn tắc mỗi giờ cao điểm. Khi toàn tuyến hoàn thành, sẽ giúp việc lưu thông vào nội đô qua khu vực quận Hai Bà Trưng thuận lợi, nhanh chóng. (Ảnh: Q.M)
Cuối năm 2015, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tuyến đường vành đai 1, Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái phải được hoàn thành và thông xe kỹ thuật vào tháng 12. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng chưa hoàn tất. 
Để bảo đảm tiến độ, các nhà thầu phải triển khai xây dựng khi được bàn giao mặt bằng đến đâu là đưa máy móc vào thi công ngay đến đó.
Khi chưa được mở rộng, các phương tiện muốn đi từ đường Lò Đúc, Trần Khát Chân đến đê Nguyễn Khoái buộc phải đi đường vòng, xa hơn 3km, dẫn đến thường xuyên ùn tắc các tuyến Lạc Trung, Minh Khai, Lò Đúc, Kim Ngưu. 
Dự án cần thu hồi hơn 41.000m2 đất, liên quan tới 673 hộ dân và tám cơ quan, tổ chức tại các phường Đống Mác, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Bạch Đằng thuộc quận Hai Bà Trưng. 
Có 591 hộ và năm cơ quan, đơn vị đã tháo dỡ bàn giao mặt bằng. 

Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, chủ đầu tư dự án cho biết, dự kiến hết quý I, quận Hai Bà Trưng sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng và đơn vị sẽ tập trung thi công để hoàn thành trong quý II/2016.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.