Gương mặt Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”: Nhạc sĩ Ngọc Tường: “Hát không có sức biểu cảm không thể chạm đến trái tim người nghe”

Nhạc sĩ Ngọc Tường.
Nhạc sĩ Ngọc Tường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Có đam mê, năng khiếu và chọn đúng dòng nhạc Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” là những điều cần thiết với thí sinh. Nhưng quan trọng hơn đó là biểu cảm của thí sinh khi thể hiện tác phẩm, bởi lẽ, hát không có sức biểu cảm không thể chạm đến trái tim của người nghe" - Đó là những gợi ý đầy tâm huyết của Nhạc sĩ Ngọc Tường, thành biên Ban giám khảo Liên hoan” Tiếng hát Đại ngàn”.

Tôi gặp Nhạc sĩ Ngọc Tường, Nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San Gia Lai, thành viên Ban Giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” trong một chiều mưa tại một quán cà phê nhỏ.

Sau lời đề nghị chia sẻ về những tiêu chí cần thiết đối với thí sinh tham gia Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”, Nhạc sĩ Ngọc Tường không ngần ngại nói lên quan điểm của mình.

Ông tâm sự: “Mình chỉ xin gợi ý với thí sinh và những người yêu ca hát vài yếu tố nghệ thuật cần thiết của người có ít kinh nghiệm về lĩnh vực này, chứ không trao đổi với vai trò thành biên Ban Giám khảo”:

Nhạc sĩ Ngọc Tường (mũ trắng) là thành viên Ban Giám khảo Liên hoan "Tiếng hát Đại ngàn"

Nhạc sĩ Ngọc Tường (mũ trắng) là thành viên Ban Giám khảo Liên hoan "Tiếng hát Đại ngàn"

Trước hết, thí sinh phải chọn bài hát cho phù hợp về nội dung và dòng nhạc Liên hoan quy định. Thí sinh thường phải có năng khiếu, chất giọng tự nhiên hoặc được rèn luyện qua hình thức truyền nghề hay được đào tạo tại các cơ sở âm nhạc. Thêm vào đó là quá trình tập luyện miệt mài, chỉ có khổ luyện mới thành công được.

Trong quá trình thể hiện, thí sinh cần hát đúngcao độ (giai điệu), trường độ (tiết tấu); Phải làm chủ về cường độ, tốc độ; Phát âm chuẩn (tròn vành, rõ chữ)…

Yếu tố quan trọng nữa đó là sự biểu cảm. Kỹ năng thanh nhạc tốt, âm nhạc chuẩn nhưng nếu thí sinh thiếu bình tĩnh trước khán giả, đặc biệt nếu hát không có sức biểu cảm thì không thể chạm đến trái tim người nghe.

Về phong cách biểu diễn: Do hát trên sân khấu nên thí sinh cần lưu ý, vì khán giả vừa nghe, vừa nhìn từng động tác, cử chỉ, bước chân, tuyến đi, ánh nhìn, gương mặt…Tất cả đều gắn kết với nội dung đang cần biểu đạt.

Nhạc sĩ Ngọc Tường đưa ra lời khuyên: Khi luyện tập, thí sinh có thể đứng trước gương lớn để điều chỉnh hình thức, phong cách biểu diễn. Về hình thức, phục trang, đạo cụ (nếu có)…cần phù hợp với nội dung bài hát. Về nhạc đệm cho hát phối khí nhạc đệm cho hát là phần rất quan trọng.

Bản phối khí tốt có khả năng chắp cánh cho giọng hát bay lên, càng hát thí sinh càng rung cảm, hưng phấn. Thí sinh có thể nhờ nhạc sĩ phối khí hoặc chọn bản phối phù hợp với giọng của mình thì bài thi có thể có hiệu quả tốt hơn. Ngược lại, bản phối khí ít phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giọng hát. Mỗi giọng hát có khoảng âm cao, thấp khác nhau (giọng nữ cao, nữ trung, nữ trầm; giọng nam cao, nam trung, nam trầm…), nhạc đệm cần rất đúng giọng (cung, cung thể, tông…).

Ví dụ: Giọng Sol thứ hay La thứ, giọng Đô trưởng hay Rê trưởng…). Các yếu tố kỹ thuật sân khấu như âm thanh, ánh sáng, khói, đèn led (nếu có) v.v… là những yếu tố quan trọng. Đặc biệt là âm thanh đối với từng giọng hát cần được thí sinh, nhất là người điều chỉnh âm thanh hết sức quan tâm.

Những yếu tố mà Nhạc sĩ Ngọc Tường gợi ý trên đây không chỉ cần thiết những cho thí sinh của Liên hoan “Tiếng hát Đại Ngàn” mà còn cho cả bất cứ ai yêu ca hát.

Trước khi chia tay tôi, Nhạc sĩ Ngọc Tường không quên nhắn nhủ: “Cũng chưa là tất cả, nghệ thuật không có bờ cõi. Xin chúc các bạn thí sinh yêu quý của chúng ta thành công sẽ luôn mang trong mình tình yêu âm nhạc!”.

Một số ca khúc do Nhạc sĩ Ngọc Tường sáng tác

*Tình ca Măng Đen

*Pleiku thân yêu

*Pleiku chưa xa đã nhớ

*Gọi em là Hằng Nga

*Tình yêu còn đó

Một số bài hát của Nhạc sĩ Ngọc Tường mang âm hưởng Tây Nguyên

*Xin gọi tên Ia Ly

*Tiếng hát đêm nhà rông

*Tìm về đêm hội làng

*Tiếng đàn Đinh Goong

*Mong anh về

*Tiếng hát trên buôn

Tin cùng chuyên mục

Những cuốn sách về lịch sử, sách pháp luật, truyện ngắn... đã được trao tặng các em học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mang sách đến với học sinh vùng biên giới A Lưới

(PLVN) -Chiều ngày 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở A Roàng, huyện A Lưới tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Ra mắt 2 ấn phẩm Tủ sách Huế và khai hội Ngày sách và Văn hoá đọc

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày Tủ sách Huế tại ngày hội.
(PLVN) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh tổ chức lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Giới thiệu 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024. 

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Ngày thứ 4 giải Vô địch cầu mây Quốc Gia đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Pha không chiến trong trận đồng đội 3 nam giữa Hà Nội và Vĩnh Long
(PLVN) - Giải cầu mây vô địch Quốc Gia năm 2024 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang trong ngày thứ 4 đã chứng kiến sự đa dạng trong tư duy chiến thuật của các đội tuyển ở nội dung đồng đội 3 người của cả nam và nữ, cùng với đó là kết thúc nội dung đổi tuyển 3 nữ với vị trí số 1 thuộc về tuyển nữ cầu mây Sóc Trăng.

Sóc Trăng bảo vệ thành công ngôi Vương ở nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ

Sóc Trăng trở thành vô địch nội dung đội tuyển 3 nữ
(PLVN) - Chiều 18/04 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã chứng kiến màn đăng quang ngôi vô địch nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ, các cô gái Sóc Trăng một lần nữa bước lên bục cao nhất sau khi chiến thắng đội tuyển cầu mây nữ đến từ thủ đô, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch đã có được vào mùa giải năm trước diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.